Monday, February 1, 2010

January


Tôi sẽ cố gắng tóm tắt một số diễn biến kinh tế tài chính quốc tế quan trọng hàng tháng trong một entry vào cuối mỗi tháng. Hi vọng kế hoạch này sẽ không chết yểu như những series trước đây :-)

Như mọi năm thời điểm đầu năm là lúc nhiều người đưa ra các nhận định và dự báo cho năm tới, năm nay còn có nhiều nhận định cho thập kỷ tới (the teens decade :-)). Một số dự báo có thể xem ở đây, đây, đây, và đây. Nhìn chung các nhận định đều lạc quan hơn đầu năm 2009, rủi ro lớn nhất là exist strategy của các nước có timing sai. Hoặc quá sớm sẽ đẩy kinh tế thế giới quay lại recession như thời 1937, hoặc quá muộn sẽ gây ra lạm phát hoặc tệ hơn nữa là một vài bubble mới.

Năm mới cũng mở màn cho một làn sóng bank regulations mới với 2 announcements của Obama: đánh thuế những ngân hàng đã nhận tiền TARP ($127b) và Volcker rule. WEF diễn ra cuối tháng 1 ở Davos cũng bàn luận nhiều về bank regulations với những cuộc thảo luận trực diện giữa regulators với bankers. Điểm nóng của các thảo luận liên quan đến bank regulations vẫn là vấn đề TBTF với Simon Johnson và Paul Krugman lớn tiếng chống lại các megabanks hiện hữu.

Chính trường và thị trường Mỹ cũng đã khá nóng về vụ Bernanke's reappointment. Xung quanh bài phát biểu của chủ tịch Fed tại cuộc họp thường niên AEA hồi đầu năm cũng đã có rất nhiều tranh luận. Hiển nhiên John Taylor không hài lòng với chính sách tiền tệ của Fed trong năm 2008/2009 và hiện tại. Trong khi đó có những estimations bằng chính Taylor's rule khẳng định "No rate hikes likely in 2010". Các central banks lớn đều đã giữ nguyên lãi suất trong tháng 1, nhưng RBA sẽ là ngoại lệ nếu các quan chức ở đây không nghỉ lễ quá dài (RBA không họp trong tháng 1 và likely hike trong tuần này). Điều bất ngờ lớn nhất trong monetary policy của tháng 1 là việc một thành viên của FOMC (Thomas Hoenig) bỏ phiếu chống lại cụm từ "extended period" trong FOMC statement. PBoC đã bắt đầu thắt chặt tiền tệ với quyết định tăng dự trữ bắt buộc và có lẽ đang yêu cầu các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay, một dạng credit ceiling như của NHNN VN.

Trong khi ít người bất ngờ với tăng trưởng GDP Q4 của TQ (10.5%), phần lớn giới economists đã bị bất ngờ với tốc độ 5.7% của Mỹ (trừ GS dự báo 5.8%). Con số 0.3% của UK cũng gây bất ngờ nhưng là downside, năm 2009 UK có tốc độ tăng trưởng tệ nhất trong 88 năm vừa rồi (-4.8%). Đấy là real growth, nếu xét nominal growth nhiều nước cũng lập kỷ lục lần đầu tiên có negative nominal growth. Đáng ngại nhất là Japan khi mà nominal growth trong 10 năm lại đây là 0.2% trong khi (nominal) financing cost của chính phủ là 0.6%, nghĩa là dù Japan không tiếp tục vay thêm gánh nặng public debt sẽ tiếp tục phình to theo % GDP. Các nhà kinh tế nhiều khi quá chú trọng đến real value mà quên mất nominal value cũng có ảnh hưởng rất lớn.

Trong tháng 1, giới policy makers của châu Âu tranh cãi với nhau liệu có bailout Greece hay không trong khi credit spread của nước này tăng lên hàng ngày. Đến thời điểm này có lẽ Greece sẽ được cứu giúp, câu hỏi hiện tại không còn là if mà là how. Vấn đề nhức đầu sau vụ này sẽ là liệu các nước khác trong PIIGS có theo chân Greece hay không. Nếu vụ PIIGS không giải quyết êm thấm, có thể đây sẽ là khởi đầu của một cuộc khủng hoảng mới. Bond investors có vẻ như đang fly to safety một lần nữa trong khi Pub Indicator cũng quay đầu. Hầu như tất cả các equity markets quan trọng đều giảm điểm trong tháng 1, tất nhiên châu Âu rớt nặng nhất.

Chắc chắn các sự kiện trên chưa đầy đủ, các bạn có ý kiến gì cứ góp ý vào phần comment.

Update (3/2): Ops, RBA kept rate unchanged at 3.75.

Update (3/2): Một sự kiện khá quan trọng nữa, tuy không phải kinh tế, trong tháng 1 là vụ động đất ở Haiti làm hơn 100000 người chết. Cộng đồng quốc tế đã rất nỗ lực giúp đỡ nhưng dường như infrastructure (physical and social) của nước này quá kém nên không hiệu quả cho lắm. Giới kinh tế và bloggers cũng đưa ra nhiều giải pháp trợ giúp cho Haiti như xóa nợ (và không xóa nợ), Marshall plan, trợ giúp chuyên gia, xây dựng lại từ đầu (một dạng creative destruction). Ý tưởng cuối cùng dẫn đến nhu cầu một tổ chức quốc tế phụ trách việc relocation người dân ở các nước bị thiên tai và biến đổi khí hậu. Một điểm nữa liên quan đến Haiti là liệu Viettel có còn tiếp tục dự án đầu tư vào Haiti nữa hay không? Có lẽ không vì nếu có Viettel đã phải nỗ lực/ồn ào hơn trong việc cứu trợ/quyên góp cứu trợ cho Haiti.

Update (9/2): Viettel quyết định vẫn tiếp tục đầu tư vào Haiti.

Update (17/5): Haiti đã chính thức chuyển giao quyền điều hành kinh tế và tái thiết cho một ủy ban quốc tế đứng đầu là Bill Clinton. Có lẽ đây là quốc gia đầu tiên giao quyền administration cho một tổ chức quốc tế.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.