Thời gian vừa qua có một số cuộc thảo luận về independence của NHNN VN, nhận định chung là NHNN về lâu dài nên đi theo trào lưu chung của các ngân hàng trung ương thế giới độc lập với chính phủ. Nhưng trước mắt vì capacity của NHNN có hạn và thị trường tài chính VN chưa phát triển nên NHNN vẫn cần tiếp tục trực thuộc chính phủ. Tuy nhiên giới chuyên gia vẫn mong muốn NHNN có một lộ trình tăng dần tính độc lập của mình.
Vậy nhưng phát biểu trong một cuộc hội thảo gần đây, TS Nguyễn Thị Kim Thanh, viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng của NHNN, có vẻ muốn đi ngược lại xu hướng independence cho chính cơ quan của mình. Cụ thể TS Thanh kêu gọi Bộ Tài chính phải phối hợp với NHNN khi hai cơ quan này đưa ra chính sách tài khóa và tiền tệ. Việc phối hợp này nhằm tránh sự mất cân đối vốn khả dụng (?) trong hệ thống NHTM và tạo điềm kiện cho NHNN tích trữ trái/tín phiếu chính phủ để phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ của mình.
Đi xa hơn nữa, bà Nguyễn Thi Hiền, một cán bộ của Viện chiến lược ngân hàng, cho rằng BTC và NHNN còn phải phối hợp với nhau về lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ để tránh trường hợp lãi suất của BTC đưa ra quá cao hoặc quá thấp (như đã xảy ra trong những lần phát hành trái phiếu vừa rồi). Một lãnh đạo của Hiệp hội thị trường trái phiếu VN cũng có nhận xét tương tự và cho rằng cần phải có sự phối hợp tốt hơn giữa BTC và NHNN trong việc phát hành và ấn định lãi suất cho trái phiếu chính phủ. Đáng ngạc nhiên là dường như không có một tiếng nói phản biện nào trong hội thảo này mà có vẻ các chuyên gia tham gia hội thảo đều đồng tình về nhu cầu phối hợp giữa BTC và NHNN.
Ở đây tôi không muốn đi sâu vào phân tích những sai lầm trong nhận định của các chuyên gia nói trên mà chỉ muốn nhấn mạnh vào sự không tương thích giữa independence và coordination lãi suất. Đành rằng NHNN chưa thể độc lập ra các quyết định lãi suất, trên thực tế NHNN không thực thi chính sách tiền tệ thông qua lãi suất mà trực tiếp can thiệp vào cung tiền (M0), mọi quyết đinhk liên quan đến lãi suất của NHNN đều phải/nên xét đến điều kiện/môi trường kinh tế vĩ mô chứ nhất khoát không thể chạy theo chính sách tài khóa của chính phủ. Ngược lại BTC khi phát hành trái phiếu cần phải đạt được lãi suất thấp nhất có thể chứ không được/nên chấp nhận lãi suất không tối ưu chỉ vì phải phối hợp với NHNN. Lãi suất tối ưu ở đây cần hiểu là lãi suất bằng hoặc thấp hơn social marginal product of capital của đồng vốn BTC sẽ sử dụng. Ví dụ nếu BTC định phát hành 1 tỷ đồng để đào một con kênh thì IRR của dự án đó phải cao hơn lãi suất của trái phiếu thì mới đáng đê vay tiền làm dự án.
Rõ ràng về mặt kinh tế hai cơ quan này không có lý do gì phải phối hợp với nhau để đưa ra một lãi suất chung. NHNN cần đưa ra quyết định dựa trên phân tích kinh tế vĩ mô còn BTC đưa ra quyết định dựa trên hiệu quả (IRR) của đồng vốn đi vay. Sự phối hợp nếu xảy ra chỉ là một hình thức áp đặt của chính phủ vào hoạt động của NHNN, hay nói cách khác là monetary policy phải được đưa ra để accommodate fiscal policy, một recipe nhanh nhất dẫn đến inflation và mất independence cho NHNN. Ngoài ra việc accommodate fiscal policy của NHNN sẽ tạo ra soft budget constraint cho BTC, dẫn đến việc chi tiêu không hiệu quả và gia tăng nợ chính phủ, một cách đánh thuế vào các thế hệ trong tương lai.
Một thông tin khác từ hội thảo cho biết NHNN thường xuyên phải cung cấp tạm ứng cho ngân sách và những khoản "tạm ứng" này không được hoàn trả đúng theo qui định của luật NHNN. Hiển nhiên đây là hậu quả của tính dependence của NHNN vào chính phủ, một independence central bank sẽ không chấp nhận điều này, thậm chí có thể kiện chính phủ vì đã phạm luật. Nếu NHNN vẫn còn tư tưởng phải phối hợp lãi suất với BTC, sẽ chẳng bao giờ cơ quan này giành được sự độc lập cần thiết. Và chịu thiệt cuối cùng vẫn là người dân, cả hiện tại lẫn tương lai.
Thế là người dân VN đã chịu thiệt trong vài chục năm qua rồi.Vì lẽ đó mà tâm lý tích trữ Vàng và USD là điều tất yếu!
ReplyDeleteCháu cám ơn bác, vì bài viết hay quá. Hôm nọ cháu có hỏi về cách bác tổng hợp thông tin đấy ạ. Bây giờ cháu chỉ có mỗi cách là đọc và cố gắng hiểu các bài đọc thôi. Bài này cháu cũng chưa hiệu ngọn ngành, nhưng cứ cố gắng vậy.
ReplyDeleteĐọc được bài này của chú thích quá!
ReplyDeleteTrước đấy cháu vừa đọc xong bài báo "Tài khóa & tiền tệ chưa đồng bộ" và cố gắng tìm main point mà mờ cả mắt!
Bài phân tích này chỉ đi sâu vào một khía cạnh một chiều! Nếu nhìn vào bức tranh tổng quát toàn cầu, nhìn sự phát triển trên thế giới thì có thể thấy sự tách NHNN khỏi BTC chính là nguyên nhân gây thầm hụt ngân sách mạnh nhất! Bác Giang Lê thử tìm xem có nước nào có NHNN độc lập mà không thâm hụt ngân sách lớn nào? Những người dân sống trong những đất nước đó nhìn thì có vẻ tốt nhưng thực chất là sống trên một đống nợ!
ReplyDelete@HuyThanh: Tôi có thể lấy ngay ví dụ của Úc là nơi tôi đang sống. RBA của Úc có lẽ là một trong các central bank độc lập nhất thế giới và Úc là nước có thặng dư ngân sách khá cao trong 2 thập kỷ lại đây (trừ giai đoạn khủng hoảng vừa qua).
ReplyDeleteBác nói đúng là nợ quốc gia có thể giấu đi những yếu kém kinh tế mà người dân không dễ dàng nhìn thấy. Nhưng tính độc lập của central bank không phải là nguyên nhân gây ra nợ quốc gia, ít nhất theo quan điểm của đa số các nhà kinh tế.
Không cần nhìn đâu xa, cứ quay lại thời siêu lạm phát 80/90 ở VN là thấy ngay hậu quả của việc NHNN không độc lập với chính phủ.
chào anh Giang Lê, em là người làm tại NHNN và đã từng tham gia vào nỗ lực đưa NHNN phát triển theo hướng trở thành NHTW độc lập (dưới thời bác Thúy). Bài này của anh rất có ý nghĩa, cám ơn anh!
ReplyDeleteVậy là hôm nọ anh về VN và có tham gia vào cuộc hội thảo này ạ? tiếc là không được diện kiến anh.
@Anonymous (Feb 1): Tôi không được dự buổi hội thảo đó, chỉ biết thông tin về các thảo luận qua một bài báo của SGTT mà tôi có link.
ReplyDeleteTôi tin là bạn và nhiều chuyên viên của NHNN (mà tôi biết) rất có trình độ và hiểu phải làm gì. Hi vọng không lâu nữa sẽ có những chuyển biến về cơ cấu/cơ chế của NHNN để các bạn có thể thực hiện những mong ước của mình.