Thursday, January 28, 2010

Bad professions


Theo tác giả này, 6 nghề sau đây bị cho là toàn những kẻ bất tài (nếu không nói là lừa đảo):

- Chuyên gia chứng khoán
- Chuyên gia (nếm) thử rượu
- Phê bình nghệ thuật
- Điều tra tội phạm (criminal profilers)
- Dự báo thời tiết
- Bình luận viên thể thao


10 comments:

  1. Em nghĩ nên thêm vào 2 nghề nữa là: bán bảo hiểm và bán ô tô cũ

    ReplyDelete
  2. Hehehe, tôi nghĩ tay này "Bình luận viên thể thao" và tay này "Chuyên gia chứng khoán" là ông trùm của các ông trùm đó. Hehehehehehe!

    ReplyDelete
  3. 7) Economics Blogger :D

    ReplyDelete
  4. I love your idea, Mr. Anonymous (8:14PM) =))
    Sorry just kidding Mr. Giang Le. :)

    ReplyDelete
  5. Kể ra cũng hay, nhưng không thấy bác Lê Giang bình luận. Vậy tôi xin bình luận vậy:
    (1) Nghề chuyên gia chứng khoán và dự báo thời tiết (hoặc các nghề tương tự) liên quan đến 1 hoạt động đặc thù của con người đó dự báo về tương lai. Bạn hay thử nghĩ xem chuyện gì sẽ xẩy ra nếu bạn biết chính xác được tương lai sẽ xảy ra chuyện gì?

    Chuyện tương lại hình như là chuyện của Chúa? Còn các chuyên gia dự báo này có phải là tiên tri không?

    2)Nghề nêm thử rượu, phê bình nghệ thuật, bình luận thể thao (hoặc các nghề tương tự) liên quan đến cảm xúc "nghệ thuật" của con người đó. Không phải là khoa học chính xác. Vậy, bạn nghe những người này nói và tin thì có mà bán nhà bạn ạ.

    (3) Nghề điều tra tội phạm: Thì họ cứ điều tra, có kết quả hay không thì bạn vẫn phải trả tiền nếu bạn thuê họ.

    Vậy, toàn bộ các nghề trên chỉ làm bạn mất tiền mà thôi.

    (NDT)

    ReplyDelete
  6. @All: Xin lỗi các bạn hôm trước tôi không viết rõ, lúc đọc qua bài này thấy hay nên muốn lưu lại và giới thiệu với mọi người.

    Thực ra trong bài tôi link đến có phân tích rất cụ thể và dẫn chứng nhiều nghiên cứu nghiêm túc về "trình độ" của các chuyên gia trong 6 nghề nói trên. Kết luận của tác giả là "chuyên môn" của các chuyên gia trong các lĩnh vực đó không statistically significant. Lấy ví dụ nghề phân tích chứng khoán chắc nhiều người biết câu chuyện so sánh một portfolio do các chuyên gia chứng khoán chọn với một portfolio do một con khỉ chọn, kết quả là portfolio thứ hai outperform :-)

    Tất nhiên như bạn Anonymous (Jan 28 1:08AM) nói còn nhiều nghề có thể thêm vào list này theo cảm nhận của mỗi người, kể cả "economic bloggers" như bạn Anonymous (Jan 28 8:14PM) chỉ ra, nếu đây có thể coi là một nghề :-)

    Bình luận của bạn NDT rất hay, tôi chỉ xin làm rõ một điểm nhỏ về vấn đề "dự báo". Thông thường người ta hay nghĩ dự báo là đưa ra một outcome của một sự kiện trong tương lai, ví dụ giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm hoặc thời tiết ngày mai có mưa hay nắng.

    Tuy nhiên trong khoa học "dự báo" thường có nghĩa là đưa ra một distribution của các outcome có thể xảy ra. Theo khía cạnh này, ông thày bói trong ca dao VN khi phán "Số cô chẳng giầu thì nghèo..." cũng là một "nhà khoa học" vì ông ta đưa ra một distribution của tương lai tài chính của khách hàng, có điều cái distribution này có parameters (standard deviation) quá rộng nên không còn interesting nữa. Cũng tương tự như vậy một chuyên gia chứng khoán có thể dự báo giá cổ phiếu sẽ tăng 90% hoặc giảm 90% trong tuần tới, không có ý nghĩa thực tế gì nhưng vẫn là một kết luận "khoa học".

    Nhiệm vụ của một nhà khoa học khi làm dự báo là xác định các parameters (mean, standard deviation...) cho distribution của các outcomes có khả năng xảy ra gần với thực tế nhất. Như vậy dự báo chính xác outcome chưa chắc đã là "đúng" mà có thể chỉ là "ăn may", ví dụ ông thầy bói nói trên chắc chắn sẽ dự báo chính xác nhưng không "đúng". Ngoài ra dự báo một distribution quá hẹp, ví dụ nói như đinh đóng cột ngày mai giá cổ phiếu X sẽ tăng Y%, cũng không "đúng" bất kể nó có chính xác hay không.

    Như vậy nếu bản chất của một quá trình (process), ví dụ đường đi của cơn bão hay sự thay đổi của VNIndex trong năm 2010, có distribution rất rộng (standard deviation lớn) thì một dự báo khoa học có đúng cũng sẽ không chính xác. Nhưng các nhà khoa học chỉ quan tâm đến "chân lý" chứ không care ngày mai bạn sẽ ướt như chuột lột vì không mang theo áo mưa hay bạn sẽ lỗ sạch vì chứng khoán rớt điểm.

    Tất nhiên các bạn sẽ hỏi vậy xã hội cần các "nhà khoa học" làm gì? Có phải các nhà khoa học bỏ công sức ra khám phá những cái distribution dù đúng nhưng chẳng có ích gì chỉ là một hình thức "tự sướng" như anh Nguyễn Trung Hà phát biểu?

    Đến đây cần phân biệt scientist và professional. Nhóm thứ 2 là những người áp dụng kết quả khoa học của nhóm đầu để đưa ra những thông tin/dịch vụ có ích cho xã hội. Tất nhiên đầu vào kém thì đầu ra cũng kém, nhưng không có nghĩa đầu vào tốt thì đầu ra cũng tốt. Trong nhiều trường hợp, dự báo theo cách hiểu thông thường không chính xác vì các professionals kém chứ không phải scientific methods đằng sau họ sai. Đáng tiếc là đến thời điểm này nhiều người bắt đầu nghi ngờ những lý thuyết kinh tế/tài chính đứng đằng sau phân tích của các chuyên gia chứng khoán (vd efficient market hypothesis). Cho nên với các nghề khác thì tôi không biết nhưng riêng với các dự báo kinh tế tài chính thì các bạn phải rất thận trọng, kể cả dự báo/phân tích của các econbloggers :-)

    ReplyDelete
  7. Cám ơn bác Lê Giang đã có bài phân tích rất hay về dự báo và có nhắc đến các 1 số thuật ngữ của toán xác xuất thống kê mà ngày trước mình có học. Bài của bác tôi còn đang đọc. Không biết tr6en thế giới còn có phương pháp dự báo nào nữa không bác Giang nhỉ?

    Tôi có đọc cái link của bác về ông Nguyễn Trung Hà và tôi thấy lão này có "vấn đề" về tư duy.

    Mặc dù lão nghiên cứu toán học mà lão lại nói toán học không có ứng dụng nhiều và khuyên chính phủ bỏ qua ngành khoa học này để phát triển kinh tế cho nhanh.

    Tôi xin nói là việc phát triển kinh tế là do nhà nước lãnh đạo & chỉ đạo thực hiện, trong đó có ngành khoa học toán học cơ bản và ứng dụng (bác Hà không phải là nhà hoạch định chính sách) .

    Nếu bác cho rằng khoa học toán học cơ bản đã không còn gì để phát triển nữa thì mời bác sang làm toán học ứng dựng đi bác. Nếu toán học tự thân nó không thể làm kinh tế phát triển thì mời bác kết hợp với các ngành khoa học khác để có phát minh mới cho nhân loại cũng được mà. ví dụ khoa học về hàng không vũ trụ, hạt nhân nguyên tử, vật liệu mới hay khoa học về dự báo này vậy. Thiếu gì bài toán cho bác giải, mà chắc gì bác đã giải được ví dụ ngày mai "đề" về số mấy? Hay là bác lại đi chứng minh bài toán này vô nghiệm???

    Bác được nhà nước Việt Nam và Liên Xô (MGU) đào tạo về toán mà bác không theo và có phát kiến gì mới thật là lãng phí đó. Còn để phát triển kinh tế thì VIệt NAM còn nhiều người khác có tố chất hơn bác nhiều.

    Sau này, bác Hà chuyển qua làm một nhà kinh doanh lấy profit làm mục tiêu. Tôi chả thấy bác đóng góp tiền cho các nhà khoa học (Toán Cơ) một thời mà bác sát cánh cả. Họ đã nghiên cứu thì làm gì có tiền mà sống. Vậy bác cũng giống như mấy bà bán rau ngoài chợ mà thôi: Mua rẻ và bán đắt kiếm chênh lệch bỏ túi riêng.

    Bác Hà nên nói thế này thì đúng này: làm Toán học chẳng giúp gì (ví dụ như làm ra tiền) cho gia đình (còn nghèo) của bác cả nên bác không học và nghiên cứu Toán-Cơ nữa, bác chuyển sang nghiên cứu thị trường thôi, làm kinh doanh kiếm tiền là ứng dụng trí tuệ nhiều nhất thôi.

    Hi hi... ông bà ta có câu : "có trí làm quan, có gan làm giầu" mà, đâu phải là có "trí thông minh mới làm giàu được đâu".

    (NDT)

    ReplyDelete
  8. Không hiểu NDT có chơi chữ không mà lại viết "có trí làm quan, có gan làm giàu" nhỉ. Cái "chí" làm quan đâu phải là cái "trí". Mà ngay cả cái "chí" cũng đâu chỉ đơn thuần là ý chí đâu, có khi còn là cái "Chí" của bạn Nam Cao không biết chừng. Còn làm giàu thì các bác bàn tán loạn ở trên rồi, e xin kiếu.

    Bác Giang dạo này chuyển qua "tư biện" gớm nhỉ.

    ReplyDelete
  9. Bác Nguyễn Trung Hà có nói hơi quá, nhưng cũng có nhiều điều đáng để ngẫm nghĩ.

    Toán học là ngành không thể thiếu cho sự phát triển. Nhưng thực tế, chúng ta cần trăm chuyên gia (professional) thì chỉ cần vài nhà khoa học. Và một nền công nghiệp phát triển thì cần những chuyên gia giỏi và những người này thường có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp. Do đó người dân phương tây thường chọn học ở các professional school. Thế nên các nước phát triển rất hay cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc ở các nước đang phát triển sang học về khoa học cơ bản.

    Do vậy chúng ta mất đi rất nhiều nhân tài cho các nước phương tây. Không những vì các du học sinh không muốn quay về nước, mà họ có về thì cũng không có nhiều cơ hội để phát triển cũng như đóng góp cho quê hương.

    NTS

    ReplyDelete
  10. Nếu các bác để ý thì các đại gia tỷ phú USD Việt Nam hiện nay nhiều người xuất thân là sinh viên các trường đại học danh tiếng của Liên Xô cũ mà không phải là trường kinh doanh Harvard thế mời hài.

    Dám cá với các bác là tài sản và quyền lực xã hội của các "soái" này hơn hẵn mấy bác nắm giữa giải Nobel đấy.

    Các bác nghiên cứu khoa học cơ bản chắc chắn là vì niềm đam mê vì cái gì gì đó chứ nhất định không phải là vì tiền. Thành quả của các bác đem lại là tri thức cho toàn nhân loại chứ không phải là chút tiền còm trong túi. Mãi mãi về sau các tri thức này đều dùng được.

    (NDT)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.