Một thầy giáo của tôi, Gordon deBreuwer, có lần nhận định rằng một hệ thống tỷ giá thả nổi sẽ giúp người dân và doanh nghiệp làm quen với rủi ro tỷ giá, do đó họ sẽ học được cách phòng ngừa loại rủi ro này. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 97-98 ở châu Á, rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản vì rủi ro tỷ giá, một phần vì họ chủ quan tin rằng chính phủ sẽ giữ tỷ giá cố định, một phần vì họ chưa từng phải đối mặt với rủi ro này nên chưa biết cách phòng chống thế nào.
Free exchange vừa có một bài về quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Fed và chỉ ra rằng dường như các chuyên gia của Fed đang rediscover Hyman Minsky, một nhà kinh tế có một lý thuyết về khủng hoảng và chu kỳ kinh tế khác hoàn toàn với kinh tế học chính thống. Theo Minsky các chu kỳ kinh tế và khủng hoảng tài chính là một phần tất yếu của kinh tế thị trường và được thúc đẩy chủ yếu bởi các yếu tố tâm lý (herd behaviour, emotion...). Cho nên chính các biện pháp của Fed nhằm promote stability sẽ càng làm tăng thêm sự chủ quan và giảm bớt khả năng phòng chống rủi ro của nền kinh tế.
Trong vụ các sàn vàng bị đóng cửa vừa rồi, lý do quan trọng nhất được NHNN đưa ra là hoạt động mua bán vàng trên tài khoản tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế. Quả thật sự kiện 11/11 cho thấy cả các nhà đầu tư/đầu cơ, các sàn vàng và các cơ quan quản lý chưa biết cách đối phó với loại rủi ro mới này. Do vậy để đảm bảo stability, lệnh cấm được đưa ra, không chỉ với các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước mà cả các tổ chức tài chính lớn đã được phép trade trên các sàn vàng nước ngoài. Không kể tính chất legality của các quyết định cấm này, theo quan điểm của Minsky và deBreuwer, không tập cho doanh nghiệp và người dân làm quen với rủi ro sẽ có hại về lâu dài. Có lẽ các policy makers của VN nên đọc bài này trên Vietnamnet.
Hoa`n toa`n cam ti'nh va` khong he co' con so de back-up, em van nghi rang san va`ng o VN du rat unstable nhung anh huong len nen kinh te + tien te van con kha' thap. Tai sao TT lai phai manh tay den nhu vay nhi ? Anh Giang moi chi de cap den su kien nay theo khia canh luat phap nhung chua thay dua binh luan tu goc do kinh te :D, neu co' thoi gian anh co' the binh luan duoc ko a ?
ReplyDeleteQuang
@Quang: Anh cũng như em, không có số liệu gì cả, thậm chí volume cũng không biết thì làm sao phân tích kinh tế được? Đóng cửa các sàn vàng trong nước còn có thể hiểu được, nhưng cấm các ngân hàng mua bán ở các sàn vàng ngoài nước thì hẳn phải có lý do gì đó đặc biệt liên quan đến BoP (vì có lẽ các ngân hàng được phép trade có balance sheet tốt).
ReplyDeleteXét ở góc độ doanh nghiệp hoặc cộng đồng doanh nghiệp thì bác nói đúng. Nhưng xét ở phương diện tác động vĩ mô thì tình hình không hẳn như vậy.Hơn nữa, giá trị gia tăng là một trong những điều căn bản trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, mà hoạt động này không mang lại giá trị gia tăng cho xã hội.
ReplyDelete@Anonymous: Tại sao bác nghĩ hoạt động này không đem lại giá trị gia tăng? Một người đi mua xổ số hay mua vé cá ngựa ở trường đua Phú thọ có đem lại giá trị gia tăng cho xã hội hay không? Ngay cả khi một hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng thì có nên cấm nó hay không?
ReplyDelete