Tuần trước, TT Obama công bố một kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng Mỹ với tên lóng là "Volcker rule", theo tên của Paul Volcker, cựu chủ tịch Fed và là người đã cố vấn cho Obama đưa ra kế hoạch cải tổ này. Về cơ bản đây là một dạng phục hồi lại luật Glass-Steagall ra đời năm 1933 và bị bãi bỏ một phần năm 1999. Một số bloggers cho rằng đây chỉ là một "political stunt" của Obama sau khi đảng Dân chủ mất ghế Senate Massachusetts vào tay Cộng hòa. Ngoài ra nó cũng giúp giảm bớt sức ép của dư luận và báo chí vào kế hoạch cải tổ healthcare mà Obama đang vật lộn để QH thông qua. Do đó, mặc dù được nhiều nhà kinh tế hoan nghênh, nhiều người nghi ngờ khả năng Volcker rule sẽ được thông qua.
Ngay cả khi Volcker rule trở thành luật, việc phân biệt giữa proprietary trading với các hoạt động hedging của bản thân một ngân hàng cũng rất khó khăn. Đưa ra một định nghĩa chính xác và đủ đơn giản để có thể giám sát là một điều không tưởng, chắc chắn sẽ có nhiều kiện tụng. Giả sử điều này thành hiện thực, việc ep buộc các ngân hàng từ bỏ hoạt động đầu cơ (speculation) có thể giảm rủi ro cho từng ngân hàng riêng rẽ nhưng chưa chắc đã giảm rủi ro cho toàn hệ thống. Vấn đề quan trọng là giảm tỷ lệ leverage trong hệ thống ngân hàng vẫn còn phải chờ Basel III, Volcker rule không đả động đến khía cạnh này. Thậm chí những vấn đề đơn giản hơn như qui định "mark to market" hay sử dụng định nghĩa capital như thế nào cũng không thấy nói đến trong đề suất này.
Volcker rule có đề cập đến hạn chế bank size, một biện pháp chống lại TBTF. Như tôi đã có lần đề cập về vai trò của các investment banks, nếu hệ thống ngân hàng bao gồm rất nhiều ngân hàng nhỏ thay vì một vài ngân hàng lớn, các ngân hàng này sẽ có nhu cầu vay/cho vay qua thị trường wholesale. Điều này sẽ kích thích sự phát triển của các investment banks/hedge funds, nghĩa là sẽ dồn rủi ro vào những công ty không/ít bị quản lý. Một counter-argument cho phương án này là kinh nghiệm cho thấy LTCM hay AIG đều không phải commercial banks nhưng có ảnh hưởng rất lớn vào độ ổn định của hệ thống ngân hàng. Nếu các ngân hàng nhỏ phải tham gia vào wholesale market, liệu họ có an toàn khi một vài player lớn trong market này phá sản như Bear Stearns hay Lehman Brothers vừa rồi?
Tóm lại còn khá nhiều câu hỏi (thuần túy về mặt chuyên môn) với Volcker rule. Không biết Obama team có trả lời các câu hỏi này không hay đề suất này sẽ rơi vào quên lãng hoặc bị biến đổi thành một vài qui định có tính hình thức để phục vụ cho nhu cầu "political marketing" như Simon Johnson nói.
Update (04/02): Felix Salmon chỉ ra 2 lỗ hổng quan trọng của Volcker rule. Thứ nhất là các commercial banks có thể sẽ quay lại investment bank status để tránh bị quản thúc bởi Volcker rule. Trong điều kiện bình thường các IB vẫn get funding from wholesale market, chỉ đến khi khủng hoảng xảy ra họ mới convert thành CB để được Fed trợ giúp. Như vậy phải quản lý cả IB, điều mà Volcker rule không đề cập đến. Thứ hai là cấm các banks không được own hedge funds, private equity funds nếu họ có tiền trong đó. Điều này quá dễ để các banks đối phó vì trên thực tế các funds đó hiện tại cũng manage tiền cho clients là chính, tỷ lệ own capital rất nhỏ.
Update (05/03): Hans-Werner Sinn cho rằng Volcker rule không phù hợp với hệ thống ngân hàng châu Âu.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.