Tuesday, January 12, 2010

Inventory


Anh Bùi Trinh và Nguyễn Văn Huân vừa đưa ra số liệu về inventory của VN trong năm 2009. Cụ thể inventory của VN dường như tăng liên tục trong 9-10 tháng đầu năm 2009 rồi bất ngờ giảm cực nhanh trong vài tháng cuối năm. Thông thường khi kinh tế suy thoái các công ty sẽ giảm dần inventory và xa thải bớt nhân viên để tiết kiệm chi phí. Đến khi inventory giảm xuống đến cực tiểu sẽ xảy ra inventory restocking và thường trùng với sự kết thúc của chu kỳ suy thoái kinh tế. Chu kỳ inventory của VN hoàn toàn ngược lại.

Tuy nhiên hiện tượng này phù hợp với nhận định của tôi về chính sách kích cầu không giống ai của VN thực ra là kích cung. Trong nửa đầu 2009 khi demand sụt giảm và chính phủ hỗ trợ lãi suất để giúp các doanh nghiệp giữ vững tốc độ sản xuất, inventory tăng là điều tất yếu vì doanh nghiệp không bán được hàng. Khi kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi các doanh nghiệp lấy inventory ra bán mà không vội tăng sản xuất, do vậy inventory giảm mạnh trong giai đoạn sau của 2009. Sự sụt giảm inventory trong giai đoạn này công với sự phục hồi private demand tạo ra sức ép lạm phát trong những tháng cuối năm. Nếu thực sự đây là những gì đã xảy ra, có thể expect các doanh nghiệp sẽ restocking trong vài tháng tới, dẫn tới tăng trưởng mạnh và sức ép lạm phát tiếp tục tăng cao.

Cho dù nói VN gặp may khi kinh tế thế giới phục hồi nhanh trong nửa sau 2009, đánh giá một cách khách quan thì chính sách kích cầu không giống ai của chính phủ VN đã thành công, trái với những critiques trước đây của tôi. Tuy nhiên tôi vẫn cần check các số liệu thống kê cẩn thận trước khi chúc mừng các policy makers VN (anh Bùi Trinh cho xin bộ số liệu của anh nhé :-)).


[Ngoài lề: Tôi thích cách dịch inventory thành "tích lũy tài sản lưu động", hay hơn "hàng tồn kho" vì bản thân chữ inventory không negative như chữ "hàng tồn kho" trong tiếng Việt.]


5 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. Anh Giang,

    Suy luan cua em hoi khac voi suy luan cua bac 1 chut.
    Viec inventory tang len trong suy thoai theo bac phan tich dung la do tac dong cua chinh sach ho tro lai suat ma bac neu. Tuy nhien, cac doanh nghiep Vietnam minh di vay tien khong dai gi bo vao san xuat de roi chat 1 dong inventory dau. Vi ho vay ho tro lai suat thi ho buoc phai khai bao la inventory tang len lam cho cac so lieu thong ke la inventory tang len nhanh chong. Thuc chat la tien duoc dua vao CK va BDS kha nhieu gay ra may con sot vua roi. Ngay khi viec ho tro lai suat bi siet lai thi tien lap tuc duoc rut ra, ngan hang nha nuoc hut tien ra de chong lam phat thi di nhien la nhung inventory ao kia phai go down dramatically.

    Don gian vay thoi.

    ReplyDelete
  3. @Nhat Nam: Anh không rõ phương pháp thống kê GDP của TCTK như thế nào nhưng nhiều khả năng họ dùng production side (cộng gộp value added của các doanh nghiệp) hoặc income side, chứ không thống kê trực tiếp consumption side. Để phân tích ra thành các thành phần C,G,I,NX họ phải dựa vào survey một random sample doanh nghiệp nhỏ và các thống kê macro khác, cho nên khả năng bị ảnh hưởng bới báo cáo sai là có nhưng không lớn. Có chăng là khả năng statistical error bị cộng gộp vào inventory. Thế nên anh mới chỉ đưa ra giả thuyết chứ chưa confirm chừng nào chưa được xem số liệu và phương pháp cụ thể của TCTK.

    ReplyDelete
  4. Anh ơi, tiện thể cho e hỏi là tại sao số liệu GDP của Việt Nam theo tổng cục thống kê lại thường thấp hơn mấy nguồn khác như IMF, World Bank, etc. Và theo anh cái nào chính xác hơn?

    ReplyDelete
  5. @Anonymous: Thống kê là một ngành khoa học gần đúng, kết quả phụ thuộc vào cách thức thu thập và xử lý số liệu. Có thể TCTK và IMF/WB có cùng một nguồn raw data nhưng có cách xử lý (aggregate) khác nhau nên kết quả cuối cùng khác nhau. Anh không biết cụ thể cách thức xử lý số liệu của các cơ quan này nên không dám nói ai chính xác hơn ai, dù tâm lý chung vẫn là số của IMF/WB chính xác hơn.

    Cách đây vài năm anh Vũ Quang Việt có một bài phân tích sự khác biệt giữ số liệu của TCTK vs IMF/WB và kết luận số của IMF/WB có một số điểm không consistent. Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa là TCTK chính xác hơn, có thể họ có nhiều raw data hơn nên khi aggregate họ consistent hơn.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.