Trong khi thế giới đang đau đầu về vấn đề too-big-to-fail của các ngân hàng thì VN đang cố gắng buộc các ngân hàng nhỏ phải phình to ra, ít nhất đạt ngưỡng 3000 tỷ VNĐ vốn điều lệ. Tôi không rõ nguồn gốc và lý do của chính sách này thế nào, xin không bàn đến. Tuy nhiên tôi tìm được một số số liệu sau về hệ thống ngân hàng của Mỹ (từ database của FDIC) liệt kê ra đây để các bạn so sánh (số liệu của Mỹ chỉ bao gồm commercial banks được FDIC bảo hiểm, nghĩa là đã loại trừ rất nhiều saving institutions nhỏ khác (credit unions) và các banks nhỏ không được FDIC bảo hiểm).
- Tổng số ngân hàng: VN: 39 - Mỹ: 6839
- GDP/bank (xấp xỉ): VN: $2.5b - Mỹ: $1.8b
- Population/bank: VN 2.2m - Mỹ: 45K
- Bank equity: VN (tối thiểu VNĐ3000 tỷ): $150m - Mỹ (2500 ngân hàng nhỏ nhất): $6.5m
Tóm lại nếu so với Mỹ các ngân hàng thương mại của VN không hề nhỏ và tổng số ngân hàng không hề nhiều.
Update (21/4): Mặc dù Mỹ có số lượng bank rất lớn như vậy, bank concentration lại rất cao (xem đồ thị bên dưới), đặc biệt sau những năm 90. Tôi nghĩ đây là điều policy makers của VN cần lưu ý hơn là lo banks quá nhỏ.
(Nguồn: Martin Wolf)
chú ơi, cháu cũng đang quan tâm vấn đề này. Ở Mỹ, gov có giới hạn chức năng của ngân hàng nhỏ so với ngân hàng lớn hông chú
ReplyDelete@Tiểu Du: Mỹ không phân biệt ngân hàng theo độ lớn (vd theo equity hay asset) mà theo hình thức giấy phép: national chartered hay state chartered. State chartered không được mở chi nhánh ở state khác, và có thể có những hạn chế khác mà chú không biết. Luật Mỹ cũng phân biệt bank và bank holding company, commercial bank và investment bank, tuy nhiên đều không qui định theo size.
ReplyDeleteDear Bác Giang, tôi có một vài thắc mắc muốn Bác vui lòng chỉ giáo:
ReplyDelete1. Saving institutions ở Mỹ có hơi giống các dạng "quỹ tiết kiệm" ở VN không?
2. Bank và bank holding company có phải khác nhau ở chỗ bank holding company sẽ có nhiều thành viên ngoài bank không?
3. Việc bank concentration như vậy thì có dẫn đến tình trạng "cá lớn nuốt cá bé" không? Ở Mỹ các Ngân hàng nhỏ "sống" bằng gì?
@Hoang Thien Long: Xin lỗi bác tôi chậm trả lời.
ReplyDelete1. Tôi không rõ "quĩ tiết kiệm" của VN có hình thức như thế nào. Còn các saving institutions của Mỹ và nhiều nước thường là các hiệp hội nhỏ, chỉ nhận deposit của các thành viên và cho các thành viên vay. Rất nhiều saving institution không hoạt động vì lợi nhuận mà vì mục đích tương hỗ cho các thành viên. Điểm này có lẽ giống với các dây hụi ở VN (?), tất nhiên an toàn hơn hụi vì được hoạt động công khai và được pháp luật bảo trợ. Tôi đã từng nghĩ VN nên hợp pháp hóa hoạt động chơi hụi và đưa các dây hụi vào quản lý như một tổ chức tài chính.
2. Bank holdings là một công ty mẹ của một/một vài banks. Đây là đặc thù của Mỹ vì qui định về phá sản bank và bank holdings trong luật Mỹ khác nhau và khác với các công ty kinh doanh thông thường.
3. Local banks ở Mỹ (thường chỉ có một vài chi nhánh trong bang) có sức cạnh tranh rất lớn so với các national banks trong lĩnh vực dịch vụ cho cộng đồng dân/business sở tại. Vì thị trường wholesale tài chính của Mỹ rất hiệu quả nên các bank nhỏ không hề thua thiệt về nguồn fundings, trong khi họ có local knowledge/relationships tốt nên họ vẫn sống khỏe.
Hình như bank holding companies được phát hành commercial paper để vay mượn trên money market rồi cho các banks của mình vay còn bản thân các banks thì không được phát hành CP.
ReplyDeleteBác Giang cho hỏi là tại sao năm 2008 để đối phó với khủng hoảng, Goldman Sachs và Morgan Stanley lại chuyển sang hình thức bank holding companies?
Phải chăng khi làm BHC thì họ có thể vay được từ Fed dễ dàng hơn nhưng đồng thời cũng bị regulated chặt chẽ hơn?
GS và MS chuyển sang bank holdings để được vay tiền từ discount window của Fed. Đúng là commercial banks bị quản lý chặt hơn investment banks.
DeleteNhưng cháu thấy năm 2008 Fed (lần đầu tiên) mở cửa discount window cho cả các investment bank mà. Ban đầu đây được coi là một biện pháp nhằm cứu Bear Stern (tuy hơi muộn), sau khi Bear Stern sụp đổ và được JPM mua lại thì discount window này vẫn được tiếp tục. Vậy discount window cho investment banks này khác gì so với discount window cho các commercial banks thông thường mà GS và MS phải chuyển sang BHC?
DeleteLúc đó Fed cho IB vay qua PDCF, một facility tạm thời chứ không phải discount window truyền thống. Sau khi Lehman phá sản các big IB còn lại gần như đứng trên bờ diệt vong và buộc phải convert sang bank holding để Fed có thể can thiệp trực tiếp.
Delete