Wednesday, April 7, 2010

Gold lending II


Thêm một số random thoughts về vấn đề huy động/cho vay vàng của các NHTM.

- Carry trade: NHNN có thể lo ngại khả năng nhiều nhà đầu tư/đầu cơ sẽ lợi dụng chênh lệch giữa lãi suất VNĐ và lãi suất vàng để thực hiện carry trade: vay vàng, đổi ra VNĐ, deposit với lãi suất cao hơn để kiếm lời. Rủi ro carry unwind xảy ra khi giá vàng tăng đột biến.

- High value transactions: Thường vàng chỉ được sử dụng cho các giao dịch mua bán các tài sản có giá trị lớn (nhà đất, xe cộ), nói chung là durable goods. Như vậy hạn chế gold liquidity sẽ giảm bớt giao dịch những mặt hàng này, nhiều khả năng giảm bớt tốc độ tăng giá durable goods. Tuy nhiên trong ngắn hạn rất có thể một phần VNĐ liquidity sẽ bị rút sang cho những giao dịch này, thành ra cũng có tác dụng giảm inflation cho các non-durable goods.

- Capital: Vàng nhiều khi được coi là "vốn" có thể dùng để đầu tư. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp vàng được xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ/hàng hóa/dịch vụ từ bên ngoài, việc cho phép huy động/cho vay vàng sẽ không khác gì cho phép huy động/cho vay "đồng hồ Thụy sĩ". Đó chẳng qua là một hình thức gia tăng liquidity cho nền kinh tế, nghĩa là nới lỏng tiền tệ mà NHNN hoàn toàn có thể làm được thông qua VNĐ chứ không nhất thiết phải là vàng hay đồng hồ Thụy sĩ. Do đó nếu muốn huy động vốn trong dân (trong trường hợp này là vàng) thì NHNN phải cho phép tự do xuất nhập khẩu vàng. Còn không NHNN có thể cấm huy động/cho vay vàng và thay gold liquidity bằng VNĐ liquidity (NHNN lợi hơn vì còn thu được seigniorage và nắm được monetary policy như đã nói trong entry trước).

- Transition: Giả sử hiện tại có x% giao dịch trong nền kinh tế thông qua vàng (x là một con số đủ lớn), nếu cấm huy động/cho vay vàng, NHNN phải bù một lượng VNĐ liquidity tương ứng nếu không muốn làm gián đoạn những giao dịch này và gây ra liquidity shock. Do vậy nếu NHNN chuẩn bị cấm giao dịch qua vàng thì có thể dự báo một đợt nới lỏng tiền tệ, vd bơm VNĐ liquidity thông qua OMO.

- Substitution: Nếu nhu cầu vay/cho vay vàng vẫn còn, cấm các NHTM sẽ đẩy hoạt động này ra các tiệm vàng và/hoặc các hoạt động chợ đen khác. NHTM cũng sẽ tìm cách lách luật, vd huy động/cho vay bằng VNĐ nhưng được bảo đảm bằng vàng hoặc bảo đảm lãi suất thực luôn dương. Trong trường hợp này quản lý và giám sát rủi ro sẽ phức tạp hơn, ngược với mục tiêu ban đầu của NHNN.


3 comments:

  1. Cám ơn bác vì những random thoughts này.

    Cho cháu hỏi những vấn đề này được bàn đến trong những cuốn sách nào, nếu cháu muốn tìm hiểu?

    ReplyDelete
  2. Em vẫn "nghi hoặc" cái so sánh giữa gold và Swiss watch. Có cái gì đó khác nhau chứ nhỉ?

    ReplyDelete
  3. @Anonymous (1:37 AM): Random thoughts (suy nghĩ lẩn thẩn) chắc chẳng có sách nào viết :-), cháu cứ đọc economic textbooks là được.

    @Anonymous (2:34 AM): Nếu thay "đồng hồ Thụy sĩ" bằng "bạc" (silver) thì em có thấy ổn không? Cái metaphor "đồng hồ Thụy sĩ" là của Willem Buiter mà anh đã trích dẫn trước đây, ám chỉ vàng không có "intrinsic value" mà chỉ được mọi người tin vào khả năng giữ giá trị của nó, giống như đồng hồ Thụy sĩ vậy.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.