Đang điên đầu với bao nhiêu chuyện nhưng không thể không buộc miệng f*** khi đọc tin VCB có lộ trình tăng nợ xấu từ 2.47% lên 3.5%, độc nhất vô nhị trên thế giới. Nói thẳng ra VCB đã giấu nợ xấu bằng hàng tỷ qui định/quyết định/phân loại mù mờ và "chẳng giống ai" để rồi bây giờ phải từ từ thú nhận những khoản nợ xấu đó bằng cái lộ trình kỳ quái kia. Có điều trước đây VCB là 100% state-owned, còn bây giờ đã "cổ phần hóa", nghĩa là những cổ đông đến sau phải chia sẻ số nợ xấu có từ bao năm trước với nhà nước. An outright accounting fraud.
Update (28/4): Tôi không hề phản đối việc các ngân hàng chuyển sang cách tính nợ xấu chính xác hơn theo chuẩn quốc tế, cũng như không chê bai VCB (thực tế tôi cũng tin VCB là một trong những ngân hàng tốt nhất của VN). Điều làm tôi bức xúc là cái "lộ trình tăng nợ xấu" và cách thức trích lập dự phòng khi tỷ lệ nợ xấu "tăng lên". Tôi cho rằng đây là "accounting fraud" vì thực tế không phải nợ xấu tăng lên mà là sự thay đổi của accounting practice dẫn đến những khoản nợ trước kia không phải là xấu bây giờ bị classify thành xấu.
Ai cũng biết tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng quá thấp nếu đánh giá một cách khách quan và theo chuẩn mực quốc tế (cách đây 10 năm các tổ chức quốc tế cho rằng NPL của các SOCB của VN xấp xỉ 10%). Bởi vậy để đảm bảo an toàn, đúng ra VCB và các ngân hàng khác phải trích lập dự phòng, nói cách khác là trừ bớt lợi nhuận, từ trước chứ không phải đến khi chính thức công nhận nợ xấu mới trích lập dự phòng. Điều này đặc biệt quan trọng vì VCB (và các SOCB khác) khi cổ phần hóa phải minh bạch cho các nhà đầu tư biết tỷ lệ nợ xấu thực sự của mình và các quĩ dự phòng hiện hữu để họ tính toán owner equity một cách chính xác. Vì VCB công bố tỷ lệ nợ xấu thấp hơn thực tế các nhà đầu tư có thể đã chào giá cao hơn giá trị thực của VCB. Còn không sau khi thay đổi cách xác định nợ xấu, phần trích lập dự phòng do sự tăng lên ảo này phải được trừ vào phần equity của nhà nước.
Có bạn có thể phản bác VCB không chủ đích như vậy mà vì NHNN thay đổi qui định về NPL và cách thức trích lập dự phòng. Đúng ra ở bên trên tôi phải để VCB trong ngoặc kép với chú thích rằng VCB ở đây phải hiểu là các SOCB và các cơ quan bên trên nó (NHNN, BTC, chính phủ). Cái accounting fraud mà tôi nói đến là của "VCB" chứ không hoàn toàn của VCB. Hay đây là một biện pháp "xã hội hóa" các khoản nợ xấu mà "VCB" đã tích tụ từ khi VN "đổi mới"?
Xin anh Giangle cho chửi ké một câu "mk". May mà mình không chui vào rọ, vì thấy cái gì hoàn hảo quá cũng đáng ngại.
ReplyDeleteVCB là một trong các ngân hàng đầu tiên chuẩn bị thực hiện phân loại nợ theo định tính (SBV hiện chưa bắt buộc mà chỉ khuyến khích các NHTM thực hiện cách phân loại này) bằng hệ thống credit ratings nội bộ (theo chuẩn quốc tế), điều này lẽ ra phải đáng biểu dương mới phải. Theo quan sát của tôi, những năm qua, VCB là một ngân hàng rất minh bạch. Năm 2008, NPL của VCB là 4.6% trong khi các NHTMNN khác chỉ 1-2% - một con số rất khó tin. Thầy Giang có vẻ hơi "chụp mũ" VCb rồi.
ReplyDeleteĐúng là nghe có vẻ không hay ho nhưng lại hợp logic bác à. Về cơ bản việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo QĐ493/2005NHNN. Theo đó việc phân loại nợ sẽ theo điều 6 hoặc điều 7. Tinh thần của điều 6 là phân loại nợ dựa theo việc trả nợ đúng hạn ví dụ quá hạn dưới 90 ngày là nhóm 2, từ 90 đến 180 là nhóm 3... Nếu theo điều 7 thì NH phải tự xây dựng hệ thống phân loại nợ và trích lập dự phòng riêng tương tự như điều 6. Việc này phải được NHNN chấp thuận.
ReplyDeleteVì điều 6 mang tính căn bản nên nếu NH áp dụng điều 7 thì phải khắt khe và phức tạp hơn, ví dụ như đưa thêm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính khi đánh giá rủi ro, nợ chưa đến hạn nhưng nếu có dấu hiệu DN làm ăn kém có thể đánh xuống nhóm 2 và trích lập dự phòng. Tất nhiên là NHNN chỉ chấp thuận NH nào áp dụng hệ thống phân loại chặt chẽ hơn quyết định của NHNN. Do đó sau khi áp dụng điều 7 thì tỷ lệ nợ xấu tăng lên là điều đương nhiên, nếu không NHNN đã không chấp nhận. Trước đây BIDV là NH đầu tiên áp dụng điều 7 và cũng phải tăng trích lập dự phòng lên khá nhiều.
Việc quản lý rủi ro trong hệ thống NH Việt Nam còn chưa phát triển, như chưa áp dụng VaR chẳng hạn. Tuy nhiên thì tinh thần của NHNN và toàn hệ thống là sẽ phải nâng cấp hơn nữa. Tất nhiên là các NH lớn sẽ phải đi đầu thôi.
Nhìn theo khía cạnh tích cực cái này cũng không đến nỗi tệ, vì đằng nào cũng phải làm như vậy mà. Làm ăn phải chịu rủi ro mà, nhất là khi việc không cung cấp thông tin minh bạch và công khai có lúc dường như được bật đèn xanh mà.
ReplyDeleteThưa Anh Giang, những vấn đề anh nói hoàn toàn đúng và sự bức xúc là điều dễ nhận thấy. Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phụ thuộc vào cách thức phân loại nợ và việc phân loại nợ của VN còn khác xa với chuẩn mực quốc tế do vậy việc thay đổi cách phân loại nợ cũng là điều hợp lý và rõ ràng nó ngày càng tiến tới chuẩn mực. Chỉ có điều không biết ở NN như thế nào nhưng ở VN để ban hành quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng thì NHNN phải xin ý kiến tham khảo của Bộ tài chính. Tại sao vậy? đơn giản vì trích dự phòng là tăng chi phí đồng thời giảm lợi nhuận-> tất yếu giảm thuế. Chính vì vậy BTC sẽ không thể vui vẻ chấp nhận và đây thực tế là một sự giằng co về quan điểm ngắn hạn và dài hạn trong quản trị Ngân hàng. Đứng ở giữa VCB hay các NHTM khác đều không thể làm khác khi quy định không cho phép (tất nhiên ở đây loại trừ các NHTM cố tình phân loại sai để tăng lợi nhuận).
ReplyDeleteXin chia sẻ cùng anh vài suy nghĩ
Chú Giang cũng nên thông cảm cho mấy bác post trên kia: "Ăn cây nào, rào cây ấy"
ReplyDeleteTôi đồng ý với bạn Kim. Thực tế tại các NH Vietnam không phải cứ muốn trích lập dự phòng là được, mà phải theo quy định. Nếu thời gian trước đây VCB chưa làm theo Điều 7 của QĐ493, thì họ chỉ có thể trích lập dự phòng căn cứ theo việc phân loại nợ bằng định lượng (theo Điều 6) mà thôi! Cái gì cũng phải theo lộ trình, không thể lấy practice của nước ngoài, ngay cả các best practice để áp dụng vô thị trường VN nói chung, và thị trường tài chính nói riêng được. Thời hạn mà SBV y/c các NHTM chuyển sang phân loại theo điều 7, thoe tôi nhớ, là đã qua từ lâu, song hình như mới chỉ có vài NH lớn làm được chuyện này. VCB, nói sao nhỉ, có thể là "the lesser of ... many evils here".
ReplyDelete@All: Như tôi nói ở trên, tôi không phản đối việc thay đổi (theo lộ trình) việc phân loại nợ xấu. Nhưng các bạn thử đặt mình vào vị trí một người vừa mua cổ phiếu IPO của một công ty (prospectus rất tốt) sau đó công ty này tuyên bố một số lớn assets của họ sẽ không thu hồi được. Việc bây giờ (sau IPO) họ mới công bố vì qui định của nhà nước thay đổi. Trong trường hợp đó bạn có thấy bất công hay không? Tôi lên án "VCB" vì điểm này, họ thừa biết nợ xấu sẽ tăng lên và khi áp dụng Điều 7 nhưng họ rũ bỏ hoàn toàn trách nhiệm. Người chịu thiệt là những nhà đầu tư sau IPO, người hưởng lợi là "VCB".
ReplyDelete