Thursday, April 15, 2010

CIC


Đọc bài này của tác giả An Lộc (nếu không đọc được bạn vào đây) tôi mới biết đến Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN. Không rõ trung tâm này ra đời khi nào, nhưng khác với tác giả An Lộc, tôi ủng hộ hoạt động này và chẳng thấy nó có tính chất "mật vụ" gì cả. Việc thu thập và cung cấp credit history của doanh nghiệp và cá nhân khá phổ biến ở các nước, đây là một dạng dịch vụ nhằm giảm bớt tình trạng bất đối xứng thông tin giữa người đi vay và ngân hàng, nói chung là một dịch vụ có ích cho xã hội.

Tôi không rõ qui trình thu thập thông tin và xếp loại tín dụng cho các doanh nghiệp của CIC thế nào, có thực sự "hà khắc" như tác giả An Lộc viết hay không. Có điều theo kinh nghiệm của các tổ chức cung cấp credit history ở các nước, doanh nghiệp có quyền khiếu nại về kết luận của các tổ chức này. Vẫn biết việc khiếu kiện một cơ quan hành chính ở VN là rất khó khăn, nếu thực sự bị xếp vào "nhóm 3" tương đương với án tử hình cho doanh nghiệp như tác giả An Lộc viết thì họ vẫn nên đi kiện. Một cách khác là doanh nghiệp xin CIC một bản copy credit history của mình và chỉ ra cho ngân hàng mà mình định vay "lỗi lầm trong quá khứ" chỉ là chậm trả vài trăm nghìn trong số nợ hàng tỷ. Nếu ngân hàng cho vay vẫn chưa thuyết phục thì nộp thêm thế chấp hoặc tìm một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. Không được nữa thì chấp nhận trả lãi suất cao lên và/hoặc giảm số tiền vay xuống. Tóm lại tình trạng "án tử hình" do CIC phán quyết như tác giả An Lộc chỉ ra chắc sẽ không tồn tại lâu.

Về lâu dài NHNN nên "spin-off" CIC thành một đơn vị độc lập và có thể "xã hội hóa" nó. Đồng thời NHNN nên khuyến khích các tổ chức tư nhân khác tham gia vào hoạt động này, có thể là một liên doanh do các ngân hàng góp vốn để cung cấp thông tin cho chính mình. Tôi rất lạc quan về CIC, không như tác giả An Lộc.

Update: Một bạn gửi private email cho tôi biết Chính phủ đã ra Nghị định 10/2010/NĐ-CP cho phép hoạt động cung cấp thông tin tín dụng tư nhân bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay (15/4/2010). Vietcombank đã đứng đầu một nhóm 11 ngân hàng lập công ty dịch vụ PCB chuẩn bị cho thị trường này. Theo Tạp chí Ngân hàng số 35 (1/3/2010) một liên doanh giữa Mozaik và TransUnion của Mỹ cũng đã chuẩn bị vào cuộc. Như vậy bên cạnh CIC đã có ít nhất 2 công ty cung cấp credit history/rating, một điều đáng mừng cho sự phát triển của thị trường tài chính VN. Hi vọng những lo lắng của tác giả An Lộc sẽ được giải tỏa.


2 comments:

  1. Thông tin rất thú vị! Đây là một bước đi hoàn toàn hợp lý của NHNN. CIC hoàn toàn có thể hoạt động độc lập vì nhu cầu của credit từ các lending institution là rất lớn trong nền kinh tế.
    Ở Singapore có một cty tương tự, DP Group http://www.dpgroup.com.sg/, hoạt động khá hiệu quả. Không những chỉ cung cấp credit, mà còn xếp hạng các doanh nghiệp, tổ chức event để khuyến khích các cty hình thành một credit history tốt.

    ReplyDelete
  2. Tác giả An Lộc viết có phần hơi thành kiến với CIC nhưng những thông tin trong đó là rất đáng đọc.
    Trước khi NHTM cho một doanh nghiệp vay sẽ phải tham khảo CIC. Nếu doanh nghiệp đó đang có nợ xấu thì nhất quyết không được cho vay – đó là quy tắc bất di bất dịch: Một doanh nghiệp đang có nợ xấu ở một ngân hàng nào đó trong hệ thống thì sẽ ko được vay thêm ở bất kì ngân hàng nào cả.
    NHTM sẽ phải mua một account của CIC (giá khá rẻ - chỉ vài trăm nghìn VND một tháng. Khi cần biết thông tin về khách hàng nào thì sẽ vào account đó để tra cứu thông tin về khách hàng đó, cũng không khác gì lấy data của IMF. Bản report đó có tên là Báo cáo chi tiết về khách hàng vay pháp nhân.
    Đầu tiên là mục thông tin chung của khách hàng gồm Tên, Mã số thuế, Địa chỉ, CEO, …
    Tiếp đến là biểu đồ thể hiện dư nợ tín dụng trong 1 năm vừa qua. Sau đó là danh sách TCTD đang quan hệ, Tình trạng dư nợ tín dụng hiện tại và Lịch sử nợ xấu 5 năm gần nhất. Nợ những ai, có nợ xấu hay không, bao nhiêu, từ khi nào, … sẽ được thể hiện ở đây.
    CIC còn cung cấp cả danh sách những TCTD đã tra cứu thông tin về DN đó trong 1 năm gần nhất. NHTM đang muốn cho vay có thể dựa vào đó để điều tra thêm về khách hàng. Cụ thể là có thể liên hệ trực tiếp đến các TCTD đó xem họ nghiên cứu thông tin từ CIC về nghiên cứu rồi có cho vay không, cho vay bao nhiêu, tình hình dư nợ thế nào, … (vì thông tin trên CIC cũng có những độ trễ nhất định, có thể một TCTD nào đó vừa cho DN đó vay một tuần trước thì CIC có thể chưa kịp cập nhật).
    Tuy nhiên, cháu nhìn kỹ bản report này mà không thấy chỗ nào kết tội là nhóm 1, nhóm 2 hay nhóm 3 ?!
    Phải chăng là họ kết tội ở một report khác :-)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.