Sau khi phát hành $1b trái phiếu quốc tế vừa rồi, Thứ trưởng BTC Trần Xuân Hà cho biết nợ quốc gia VN hiện trên 30% GDP, vẫn trong ngưỡng "an toàn" 50%. Khoan chưa bình luận về ngưỡng an toàn mà ông Hà đưa ra, theo số liệu của The Economist mà tôi đã link trong entry này public debts của VN đã vượt 50%. Tại sao lại có sự khác biệt này? Có lẽ vì BTC không thống kê những khoản vay như thế này vào public debts, trong khi giới tài chính quốc tế chỉ nhìn xem ai là người đứng giữa trong bức ảnh chụp buổi thỏa thuận tín dụng đó.
Công bằng mà nói, không chỉ VN mới thực hiện chiêu này để dấu bớt public debts. Latvia, với sự trợ giúp của Deutsche Bank, cũng chuyển bớt một phần public debts qua balance sheets của các dự án BOT tư nhân, tuy nhiên có khéo hơn cách làm của VN (ít nhất thị trưởng thành phố Riga cũng không chụp hình với executives của Deutsche Bank). Hình thức vay qua các dự án BOT được chính phủ bảo lãnh (Riga bảo lãnh gián tiếp qua CDS) có vẻ đang được triển khai ở VN (vd PMC và Tân tạo như một bạn cho biết trong entry này).
Update (10/5): Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH Hà Văn Hiền thì tỷ lệ dự nợ của Chính phủ đang tăng: năm 2007 là 33.8% GDP, năm 2008 là 36.2%, năm 2009 là 41.9%, dự kiến 2010 là 44.6%. Tôi không rõ tỷ lệ này là real debt/GDP hay nominal debt/GDP, theo thông lệ quốc tế thì là nominal. Nếu vậy tốc độ tăng public debt thực ra phải cộng thêm tốc độ tăng của nominal GDP, khoảng 12-15% trong những năm đó.
Xin thầy Giang giải thích cho em vì sao con số 50% được cho là "an toàn"? Tổ chức nào đưa ra ngưỡng an toàn đó.
ReplyDeletehttp://boxitvn.wordpress.com/2010/03/23/giai-cuu-quoc-gia-vo-no/
ReplyDeleteCháu cũng có cùng thắc mắc, bởi trong link trên, bác Nguyễn Quang A đưa ra con số là 40% GDP
Theo cá nhân mình được biết thì bây giờ không có một tiêu chuẩn cụ thể về tỷ lệ debt/GDP ví dụ như với Nhật Bản tỷ lệ này lên tới gần 200%. Tuy nhiên theo như một vài chuyên gia, nếu như nghĩa vụ trả nợ (lãi vay và tiền gốc) trong một năm mà vượt quá 10% GDP thì có vấn đề nghiêm trọng. Không biết con số này của VN hiện giờ theo các năm là thế nào?
ReplyDeleteÔng Trần Xuân Hà công bố nợ quốc gia, chứ không phải public debt.
ReplyDeleteBác chuẩn bị "mổ xẻ" chi tiết vụ Goldman Sachs đi nhé. Có người đang đợi bác.
ReplyDeletePorsche said :
ReplyDeleteAnh GIang LE có nhận xét gì về mức lãi xuất thấp của Nhật trong khi nợ của nhật đã là 200% GDP ?
@Hollander: Bạn phải hỏi thứ trưởng Trần Xuân Hà chứ :-). Thường chẳng có tổ chức nào đưa ra một mức an toàn cho nợ quốc gia cả, mỗi nhà đầu tư có một cái nhìn khác nhau, tuy nhiên đa số bị ảnh hưởng bởi đánh giá của các credit rating agencies.
ReplyDelete@Việt: Số liệu của VN từ các nguồn khác nhau luôn luôn "vênh" nhau, có lẽ vì bị chỉnh sửa nhiều quá.
@Anonymous (Apr 15, 7:44AM): Tôi cũng không rõ hiện tại VN trả nợ (lãi + gốc) hàng năm là bao nhiêu, có lẽ chưa đến 10% GDP.
@Anonymous (Apr 15 8:32AM): Trong context của ông Trần Xuân Hà thì "nợ quốc gia" = public debt. Tôi có thể hiểu sai nhưng nếu "nợ quốc gia" = national debts thì con số phải cao hơn nhiều (so với 30% GDP mà ông Hà nói vì riêng public debt đã là 50% GDP).
@Anonymous (Apr 16 8:27AM): Vụ này báo chí đã nói rõ cả, tôi chỉ đang thắc mắc tại sao SEC không đưa ra criminal charge mà chỉ là civilian. Tôi sẽ viết kỹ hơn nếu có thông tin gì mới.
@Porsche: Nhật bị deflation nên nominal interest rate thấp. Số 200% GDP là gross debts, tôi chưa check nhưng chắc số public net debt nhỏ hơn nhiều, chưa kể nếu tính national debt thì Nhật là net creditors.