Monday, March 22, 2010

Municipal bonds


Nhân đọc bài góp ý của luật sư Nguyễn Hoàng Anh cho dự thảo nghị định về phát hành trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương tôi mới biết chính phủ đang thu thập ý kiến đóng góp cho dự thảo này. Tôi nghĩ vấn đề này lẽ ra nên đưa ra quốc hội và đưa thành luật, bởi chính phủ là người sẽ phát hành bonds mà lại cũng chính là người đề ra luật (nghị định) thì hóa ra vừa đá bóng vừa thổi còi. Dẫu sao có (luật) vẫn hơn không và nhất là đưa dự thảo ra công khai để mọi người góp ý cũng là một tiến bộ. Tôi chưa đọc bản dự thảo đó nên chưa có ý kiến gì, nhưng tạm có 1 ý kiến về ý kiến của luật sư Anh.

Thông thường các chính quyền địa phương phát hành bonds (municipal bonds hay còn gọi tắt là munis) họ phải tự chịu trách nhiệm thanh toán các loại bonds này. Chính quyền trung ương thường đứng ngoài và không cam kết bảo lãnh hay giúp đỡ các muni nếu có khó khăn. Điều này có lý do là các quốc gia không muốn có off-balance sheet liabilities (ít nhất về mặt danh nghĩa). Ngoài ra nếu chính quyền trung ương bảo lãnh các muni bonds thì vô hình chung họ là người phát hành bonds và các loại muni bonds đó sẽ có credit rating tương đương với government bonds. Điều này có thể khuyến khích các chính quyền địa phương phát hành bonds tràn lan vì chi phí rẻ và đằng nào cũng được central government trợ giúp, một dạng moral hazard. Central government có thể sẽ trợ giúp budget cho local government chứ không trợ giúp nghĩa vụ trả nợ cho mumi bonds.

Luật sư Nguyễn Hoàng Anh nói đúng, "ngân sách địa phương" không phải là một legal entity có nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên khi phát hành muni bonds không phải "ngân sách địa phương" phát hành mà phải là một legal entity cụ thể, vd sở Tài chính hay một dự án đầu tư phát triển nào đó. Do đó nghĩa vụ trả nợ là của các legal entity này. Trong trường hợp cashflow của các entity này không đủ để trả nợ thì phải lấy từ local budget (theo dự thảo). Như vậy nhà đầu tư sẽ đánh giá rủi ro của muni bonds dựa vào dự báo cashflow của các legal entity phát hành và lịch sử tình trạng budget của địa phương đó. Có lẽ về điểm này dự thảo cần sửa lại để tránh tình trạng mơ hồ như luật sư Anh đã chỉ ra.

Update: Công ty Cổ phần BOT Cầu Phú mỹ (PMC) đang xin được phát hành trái phiếu quốc tế ($700m) cho một số dự án giao thông. Goldman Sachs sẽ là underwriter nếu dự án này được duyệt. Tuy không thuộc phạm vi muni bonds (vì PMC là công ty tư nhân), nhưng PMC có ý định xin chính phủ bảo lãnh số bonds sẽ phát hành này. Một thông tin nữa là PMC cho biết "lãi suất" sẽ chỉ bằng 1/2-1/3 so với vay thương mại trong nước. Không rõ mặt bằng lãi suất USD trong nước hiện tại là bao nhiêu, nhưng trái phiếu chính phủ VN đang phải chịu yield khoảng 7%, không có lý do gì PMC sẽ đạt được yield thấp hơn mức đó. Nếu vậy không lẽ doanh nghiệp đang phải vay USD từ các ngân hàng trong nước với lãi suất 14-21%?


4 comments:

  1. Theo báo cáo của SBV (16/3) thì lãi suất cho vay medium-long term của khối SB là từ 6-7% còn của khối CB từ 6.5-8%. Trong khi CP vừa phải đi vay NN khoảng 7% cho 10 năm. Theo em vấn đề nằm ở chổ maturity. Vay NN thì được dài còn trong nước chắc khó lắm.

    ReplyDelete
  2. Hiện nay LS huy động USD của các ngân hàng là 4.5%/năm và có xu hướng tăng lên.Cho vy với mức trên sao có lời.Họ phải tính thêm phí đó!

    ReplyDelete
  3. @All: Cám ơn các bác đã cho ý kiến. Thực ra tôi không tin lắm vào các thông tin của PMC công bố. Tôi nghĩ họ đang cố làm quá sức của mình. Một công ty tư nhân của VN, không biết vốn liếng (tự có) bao nhiêu, khó có thể vay được $700m cả ở nước ngoài lẫn trong nước. Chính phủ bảo lãnh thì thực chất là chính phủ đi vay, nhưng balance sheet của chính phủ không ghi khoản nợ này, coi như một dạng off balance sheet borrowing. Có lẽ các nguồn ODA cho xây dựng hạ tầng đang cạn dần.

    ReplyDelete
  4. Trước PMC đã có Tập đoàn Tân tạo (ITA) được CP chấp thuận bảo lãnh phát hành bond quốc tế từ 1.6-1.8bil maturity 15 năm, do Standard Chartered làm underwriter để đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Kiên Lương.
    Các bác có thể tham khảo ở đây: http://itaexpress.com.vn/

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.