Friday, March 26, 2010

Absolute poverty


Theo chuẩn của WB, một người có thu nhập dưới $1/ngày thuộc diện "nghèo tuyệt đối". Quả thật số lượng người nghèo ở VN có thu nhập dưới 19000 VNĐ/ngày chắc không nhiều. Vậy mà ở Bắc Triều tiên hiện tại, thu nhập bình quân của một lao động phổ thông khoảng 2500 won, tương đương với $1 trong ... 1 tháng. Những người này phải trả khoảng 1 tuần tiền lương để có thể mua được ... 1 quả trứng. Đấy là những gì vị "lãnh tụ kinh yêu" Kim Jong Il đem lại cho thần dân của mình sau lần đổi tiền ngu xuẩn vừa rồi.

Cũng như VN thời 80s, Bắc Triều tiên đổi tiền với mục đích chống lạm phát phi mã. Bắc Triều tiên cho rằng nguyên nhân của lạm phát là lòng tham của bọn con phe ngoài chợ đen, hàng ngày hàng giờ đẩy giá lên để kiếm lời. Do vậy giải pháp chống lạm phát là tiêu diệt chợ đen bằng cách tước đoạt gần như tất cả số cash đang lưu hành trong dân chúng. Nếu không giết được toàn bộ thị trường này, chí ít lượng liquidity giảm xuống cũng sẽ kéo giá giảm xuống (a standard monetarism view).

Cũng như VN thời 80s, cuộc đổi tiền này của Bắc Triều tiên không những không ngăn được lạm phát mà còn đẩy giá cả lên cao hơn nữa. Lý do là supply trên thị trường chợ đen collapse vì producers/traders thiếu liquidity. Những cán bộ Bắc Triều tiên nuôi heo trên tầng 5 nhà tập thể giống GS Văn Như Cương ngày xưa ở HN không còn cash để mua cám cho heo, buộc phải đóng cửa "sản xuất" dù công an phường có thông cảm đi nữa, supply collapse là điều tất yếu.

Cũng như VN thời 80s, nguyên nhân sâu xa của lạm phát ở Bắc Triều tiên là chính phủ in tiền chi tiêu vì ngân sách thâm hụt quá nặng. Tất nhiên số cash đó không chóng thì chầy cũng sẽ chạy ra thị trường chợ đen và giúp cho liquidity trên thị trường này phục hồi dần. Chợ đen rồi sẽ nhộn nhịp trở lại nhưng với mức giá gấp hàng chục lần trước đây. Rồi chính phủ lại đổi tiền một lần nữa...

Viết đến đây chợt nghĩ VN mình còn may mắn chán, và bỗng nhớ đến một anh chàng thất nghiệp người Úc trên một chuyến bay sang VN du lịch tuyên bố rằng hắn ta vẫn còn may mắn chán...


3 comments:

  1. Tìm hiểu thêm về lạm phát

    Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát chủ yếu do Chính phủ đã in tiền ra chi tiêu để bù đắp vào phần thiếu hụt của Ngân sách, và/hoặc do Chính phủ in tiền cho các tổ chức kinh tế khác vay để đầu tư sản xuất, xây dựng cơ bản,… nhưng Chính phủ không có được vật đối chứng để đảm bảo giá trị giá trị đồng tiền. Xã hội bán hàng hóa cho Chính phủ và thu được tiền nhưng xã hội lại không có hàng hóa khác để mua, do Chính phủ không có được vật đối chứng tương ứng để đảm bảo giá trị những đồng tiền đó, vì vậy đã tạo áp lực gây ra sự mất cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế, gây ra lạm phát.
    Cho đến nay, lạm phát vẫn là vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu của Việt Nam, của Zimbabwe, của Bắc Triều Tiên, lạm phát vẫn là vấn đề lớn mà thế giới này vẫn chưa giải quyết được. Nếu bác có quan tâm về lạm phát, bác có thể tham khảo thêm tai địa chỉ:
    http://nguyencaodung.wordpress.com/2010/02/04/ch%C6%B0%C6%A1ng-1-nguyen-nhan-gay-ra-l%E1%BA%A1m-phat/
    một giải pháp mới cho vấn đề lạm phát.
    một giải pháp hay và giải quyết triệt để bài toán lạm phát, giúp thoát khỏi vòng xoáy cung tiền- lạm phát- suy thoái.

    ReplyDelete
  2. "Bắc Triều tiên cho rằng nguyên nhân của lạm phát là lòng tham của bọn con phe ngoài chợ đen, hàng ngày hàng giờ đẩy giá lên để kiếm lời" ---> bác Giang nói câu này cứ như là đang "nói xéo" việc nhận thức về lạm phát của một số người ở VN vậy. Và cháu có cảm tưởng dạo gần đây truyền thông đang giúp chính phủ làm lệch lạc đi cái nhìn của người dân về lạm phát theo hướng đổ lỗi cho thương nhân. Báo chí và chính phủ dạo này thường hay nói về "bình ổn giá" cũng như các biện pháp hành chính ràng buộc việc pricing của các doanh nghiệp (tiêu biểu là vụ giá sữa và dự thảo thông tư mới nhằm thay thế thông tư 104). Bằng cách này, các doanh nghiệp (thay vì chính sách tiền tệ) trở thành đối tượng giơ đầu chịu báng của dư luận. Tất nhiên không phải bất kỳ biện pháp kiểm soát giá nào cũng là xấu. Trong trường hợp Monopoly hay collusion thì kiểm soát giá co thể được justified. Nhưng lấy ví dụ trường hợp giá sữa: không có monopoly và không có bằng chứng collusion thì khó có thể nào áp đặt price control được. Việc can thiệp sâu và pricing của doanh nghiệp chỉ với lý do: "giá cao bất hợp lý" (trong khi không biết "lý" ở đây là gì) cháu nghĩ đang ngày càng làm cho môi trường kinh doanh ở VN ngày càng thiếu tự do và có thể gây ra shortage. Mặt tích cực duy nhất cháu có thể nghĩ ra được về chính sách kiểm soát giá có lẽ là ở việc tác động lên expected inflation. Có thể chính phủ VN nghĩ rằng price control cỏ thể làm giảm expected inflation, dẫn đến giảm actual inflation chăng? Dù sao cháu vẫn nghĩ credibility của SBV bắt nguồn từ chính sách tiền tệ là yếu tố quyết định đối với expected inflation.

    ReplyDelete
  3. Nhớ lúc Bắc Hàn tuyên bố đổi tiền sao giống VN thời Tố Hữu thế.Cái Ngu lại được áp dụng ngô nghê!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.