Wednesday, March 24, 2010

Insurable interest II


Tôi còn nhớ một bài về catastrophe bonds (cat bonds) trong đó ý tưởng quan trọng nhất với tôi là khi một loại rủi ro được phân tán ra càng nhiều thì điều đó càng có lợi cho xã hội mà trực tiếp là người mua bảo hiểm. Tôi nghĩ nguyên lý đó không có gì khó hiểu và luôn luôn đúng. Tuy nhiên hôm nay đọc một bài của Richard Portes, giáo sư kinh tế tại London Business School và đồng thời là chủ tịch CEPR, thấy ông viết: "If the insurer doesn’t want to take on the risk, it shouldn’t be selling insurance."

Tất nhiên chủ tịch CEPR phải là một người cực kỳ giỏi và uyên bác, nhưng tôi không thể đồng ý với ông về điểm này. Dường như Richard Portes không biết đến một thị trường tái bảo hiểm vô cùng lớn, cat bonds là một bộ phận trong đó. Dường như ông cho rằng mọi cá thể trên trái đất này đều có cùng risk aversion như nhau. Dường như ông không biết AIG suýt nữa sụp không phải vì công ty này đã take quá nhiều risk hơn nó muốn mà vì nó đã không "tái bảo hiểm" như đa số các CDS writers khác.

Tôi thuộc về phe không ủng hộ cấm naked CDS.


Update: Ngoài lề một chút: Ý tưởng về một quĩ hỗ trợ cho ngư dân bị xâm hại của anh Lê Minh Phiếu rất hay. Tất nhiên số tiền quĩ này thu được sẽ phải được đem đi đầu tư một cách an toàn và hiệu quả nhất để đảo bảo có khả năng hỗ trợ trong tương lai. Nhưng theo tôi quĩ có thể trích một phần tiền đem đi "tái bảo hiểm" với các công ty (tái) bảo hiểm tên tuổi trên thế giới. Một hình thức vừa để giảm bớt rủi ro cashflow trong tương lai (nếu "nước lạ" trở nên quá hiếu chiến), một phần đánh động cho giới insurance quốc tế, và qua đó là báo chí dư luận quốc tế, về loại hình rủi ro "lạ" này. Rất có thể giới bảo hiểm quốc tế sẽ xếp loại hình rủi ro này cùng nhóm với rủi ro cướp biển Somali.

Update (15/09/10): Comment của bạn Trung:

Hi bác Giang,
Có thể nói gần đúng (gần đúng thôi bác ạ) là khi tái đi 30% thì Baoviet sẽ giảm được 30% vì: thứ nhất, khi tái BH đi thì Baoviet vẫn phải chịu rủi ro tái bảo hiểm, nghĩa là khi công ty nhận tái ở nước ngoài phá sản, nếu tổn thất xảy ra thì Baoviet vẫn phải trả 100% số tiền bồi thường cho khách hàng và không thu đòi được tái 30% từ công ty tái bảo hiểm đã bị phá sản; thứ hai là trong tái bảo hiểm có rất nhiều loại hợp đồng TBH, ví dụ hợp đồng tbh số thành TUOTA SHARE( Công ty nhượng tái và công ty nhận tái chia nhau một tỷ lệ cố định về phí và chịu trách nhiệm theo đúng tỷ lệ đấy đói với các tổn thất xảy ra ví dụ tỷ lệ Baoviet 70%/reinsurers 30% như trên), hoặc hợp đồng TBH vượt mức bồi thường EXCESS OF LOSS: với hợp đồng tái bảo hiểm này thì Baoviet giữ lại tất cả các tổn thất dưới một mức cụ thể xác định trước (attachment point), tổn thất vượt quá mức đó thì reinsurers sẽ chịu. Như vậy nếu Baoviet chỉ dùng hợp đồng QUOTA SHARE thì đúng là Baoviet sẽ giảm được 30% rủi ro như bác nói. Nhưng trên thực tế Baoviet và tất cả các công ty bảo hiểm khác đều dùng kết hợp 2 hợp đồng TBH trên thì câu nói khi Baoviet nhượng đi 30% phí thì giảm được 30% rủi ro chỉ là gần đúng.

Access rent: đúng như bác nói, sở dĩ Baoviet cũng như các công ty bảo hiểm khác nhận bảo hiểm các rủi ro có giá trị lớn vượt quá khả năng tài chính của mình và chuyển bớt rủi ro qua tái bảo hiểm vì một số lợi chính sau:
- Nâng cao thị phần, block thị trường (access rent) tạo hình ảnh trên thị trường.
- Có dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, tạo mối quan hệ với thị trường quốc tế, và đổi lại các công ty tái bảo hiểm nước ngoài sẽ hỗ trợ Baoviet phát triển sản phẩm, quản lý rủi ro ...
...

Đối với trường hợp của PVI, trình độ "access rent" họ có được không phải do năng lực cạnh tranh như Baoviet và Baominh mà do cơ chế hiện tại của VN vô hình đã support PVI tạo ra cái "access rent" này. Sở dĩ họ phải tái đi đến 70% trong khi các local insurer khác chỉ tái đi khoảng 30-35% là vì PVI có rất nhiều các dịch vụ trong ngành "in-house businesses" của Petrovietnam mà các cty BH khác ko touch được ví dụ như Dung Quat Refinery, khí điện đạm cà Mau, mảng bảo hiểm tài sản trong ngành của PVI rất khổng lồ, giá trị hàng tỷ USD và PVI phải tái đi hầu hết và giữ lại một phần rất nhỏ. Theo ý kiến cá nhân em, thì chắc chắn nếu cho đấu thầu rộng rãi các dịch vụ trong ngành của PVI thì họ sẽ mất rất nhiều dịch vụ và cái access rent sẽ giảm xuống

Ngoài ra cũng cần lưu ý, tỷ lệ phí phải tái đi cũng ko phản ánh đúng mức độ access rent: ví dụ như đối với bảo hiểm motor và personal accident, đa số các công ty BH ở VN (cty ở thị trường nước ngoài như Sing or Malay thì họ có tái vì trách nhiệm đơn TPL motor là unlimitted) đều không tái đi mà giữ lại hầu như toàn bộ do mức trách nhiệm của các đơn BH này thấp, doanh thu phí BH của motor và personal accident chiếm khoảng 30-40% trong tổng số phí BH của toàn thị trường BH Vietnam.
Ko biết em hiểu ý của bác về cái "access rent" có đúng không?
Em Trung

8 comments:

  1. Theo em, công ty bảo hiểm gốc khi thực hiện tái bảo hiểm nghĩa là chỉ 'chia sẻ' rủi ro với công ty tái bảo hiểm, chứ không 'phủi sạch' mọi rủi ro. Hiểu như vậy có đúng không ạh?

    ReplyDelete
  2. @Hoài Thương: Về nguyên tắc là như vậy. Tuy nhiên không loại trừ trường hợp các originators bán hết rủi ro cho các công ty/cá nhân có risk averse cao hơn. Ngoài ra còn phải kể đến imperfect market nữa, vd trước đây Bảo Việt được độc quyền bán một số loại hình bảo hiểm, bởi vậy BV có thể lấy phí rất cao, sau đó "tái bảo hiểm" toàn bộ số rủi ro của khách hàng cho một công ty bảo hiểm khác không được quyền tham gia vào thị trường VN.

    ReplyDelete
  3. @Hoài Thương & bác Giang: Theo luật thì công ty BH không được tái bảo hiểm 100% risk đã nhận bảo hiểm mà phải giữ lại một phần nhất định (retention).

    ReplyDelete
  4. @Anonymous: Cám ơn bạn. Bạn có biết retention rate của VN là bao nhiêu không?

    ReplyDelete
  5. @bác Giang: em chưa xem số liệu thống kê cho cả thị trường, nhưng theo số liệu 2009 em được biết thì tỷ lệ tái đi tính trên phí BH gốc của Baoviet là khoảng 30% (nghĩa là cứ 100 đồng phí gốc thì Baoviet phải nhượng tái đi khoảng 30 đồng, có thể nhượng tái cho công ty ở nước ngoài hoặc trong nước, nhưng đa số là nước ngoài), tỷ lệ nhượng tái của Baominh, PJICO cũng khoảng 30-35%, của PVI khoảng 70%... đây là 4 ông lớn nhất của Vietnam nonlife market, như vậy trung bình thì tỷ lệ nhượng tái khoảng 40-45%, retention rate khoảng 55-60%. Em chưa có số liệu của cả thị trường tái đi nước ngoài bao nhiêu, khi nào có e sẽ revert bác sau nhé.

    ReplyDelete
  6. @Anonymous (Sep 10): Cám ơn bạn. Bạn có biết 30 đồng tái bảo hiểm đó của BV có đồng nghĩa BV giảm được 30% liability khi rủi ro xảy ra không? Tôi đoán là BV phải có lợi ích (dù nhỏ) thì mới nhận bảo hiểm thêm 30% rồi đi tái bảo hiểm. Lợi ích đó theo tôi là market-access rent, nghĩa là BV chỉ có được vì những công ty bảo hiểm khác không xâm nhập vào thị trường mà BV đã ôm. Có lẽ điều này càng đúng với PJICO và PVI, khách hàng của họ chắc chắn sẽ không mua bảo hiểm từ một công ty khác dù phí có thể cạnh tranh hơn. Nếu lập luận của tôi đúng, có thể coi tỷ lệ retention của một công ty bảo hiểm như mức độ của access rent mà họ có được. Tái bảo hiểm càng cao chứng tỏ có access rent càng cao (PVI).

    ReplyDelete
  7. @Trung: cám ơn bạn đã trả lời cặn kẽ, nhưng chẳng hiểu sao phần trả lời của bạn không hiện lên ở đây, có thể Blogspot không cho comment quá dài. Bởi vậy tôi copy lại vào cuối entry này như một update cho các bạn khác tham khảo.

    ReplyDelete
  8. Dạ đúng bác ạ, em try mấy lần mà post xong nó lại disappear, hihi.

    Em Trung

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.