Thursday, March 18, 2010

Money multiplier


Năm ngoái money multiplier (mm) của Mỹ đã giảm xuống dưới 1 nhưng tôi không để ý. Đến bây giờ mặc dù khủng hoảng đã qua và kinh tế đang phục hồi mm vẫn tiếp tục giảm (từ 0.95 tháng 1/09 xuống 0.79 tháng 2/10). Chưa bàn về lý do mm vẫn giảm, tôi chợt thắc mắc tại sao mm lại có thể nhỏ hơn 1? Điều này có nghĩa là $1 được Fed tạo ra chỉ còn $0.79 lưu hành trong nền kinh tế? Vậy $0.21 biến đi đâu?

Mở lại macro textbook xem thì định nghĩa của mm là mm=(1+c)/(r+c), trong đó c là cash/deposit
còn r là reserves/deposits. Vậy mm chỉ có thể nhỏ hơn 1 trong trường hợp reserves>deposits. Trước đây điều này chưa bao giờ xảy ra, đơn giản vì banks chỉ giữ một khoản reserves tối thiểu cho nhu cầu liquidity nên r thường nhỏ hơn 1. Một số textbook đinh nghĩa sai r là required reserve ratio (luôn nhỏ hơn 1, do đó mm luôn lớn hơn 1), có lẽ vì lý do lịch sử. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng này cho thấy r hoàn toàn có thể lớn hơn 1, do đó việc điều chỉnh required reserve ratio như là một công cụ chính sách tiền tệ sẽ có lúc không hiệu quả.

Thêm vào đó vì Fed và nhiều central banks khác đã bắt đầu trả lãi suất trên bank reserves, các banks sẽ điều chỉnh reserves phù hợp với lãi suất này chứ không minimize reserves như trước đây. Do đó khái niệm money multiplier sẽ không giống như trước, cụ thể sẽ có lúc nhỏ hơn 1 như hiện tại. Hệ quả là so sánh mm hiện tại với mm trong quá khứ sẽ không có ý nghĩa nữa, một điểm cần lưu ý khi phân tích chính sách tiền tệ và money supply.


7 comments:

  1. Hị hị em ứ hiểu. r là actual reserve-deposit ratio. Reserve là phần trích lại của deposit, có thể lớn hơn required reserve, nhưng lớn thế nào hơn 1 được. Hay bác nhầm với money velocity, cho em cái link xem.

    ReplyDelete
  2. Nhầm, lick ở trên rồi

    ReplyDelete
  3. Nhầm, link ở trên rồi

    ReplyDelete
  4. @Anonymous: Link ở trên vẫn hoạt động, nếu bạn muốn xem số liệu trực tiếp từ nguồn có thể vào website của St.Louis Fed và search M1 multiplier.

    Cách hiểu reserve của bạn (và của nhiều textbooks) chỉ đúng khi balance sheets của banks được funded hoàn toàn bằng deposits. Trên thực tế banks còn nhiều nguồn funding khác. Các investment banks có funding hoàn toàn khác với deposit.

    Nên hiểu reserves là credit của các banks trên accounts tại Fed.

    ReplyDelete
  5. Công thức mà các textbook đưa ra (dùng required reserve ration) nên được gọi là công thức mm tối đa

    ReplyDelete
  6. @Bảo Nhật: Good idea. Có điều textbook cũng phải dạy khác đi một chút, không phải khi central banks thay đổi base money thì money supply sẽ thay đổi tương ứng, ie. M=mm*B mà M trong trường hợp này là maximum money supply mà nền kinh tế có thể có với B và mm cho trước.

    ReplyDelete
  7. r: là required reserve ratio và luôn nhỏ hơn 1 là đúng chứ bác ! Nhưng chỉ có điều khi tính mm, cuối cùng ta thu được mm = (cash+deposit)/(cash+reserve).
    mm nhỏ hơn 1 chứng tỏ reserve lớn hơn deposit, cái này có thể lý giải bằng multiplier effect được không bác? với multiplier effect thì reserve có thể là amount of excess reserves available for lending, vậy có thể là lớn hơn deposit ?!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.