Monday, March 15, 2010

Oil price IV


James Hamilton vừa đưa ra một lời cảnh báo về khả năng giá dầu sẽ tăng vọt như trong 6 tháng đầu năm 2008 dựa vào một nghiên cứu gần đây của giới academic. Một trong những nghiên cứu này cho biết price elasticity của oil demand đã giảm mạnh trong thập kỷ vừa qua. So sánh 2 giai đoạn giá dầu tăng gấp bốn lần (73-84 và 98-08) nghiên cứu này chỉ ra oil demand chỉ giảm 3% trong khối OECD cho giai đoạn sau so với 19% trong giai đoạn đầu. Đây là một kết quả khá bất ngờ với tôi vì tôi vẫn nghĩ trong 15-20 năm gần đây demand của TQ và các nước EM tăng mạnh và khá inelastic chứ các nước OECD đã có rất nhiều green policy để giảm sự phụ thuộc vào xăng dầu.

Nhưng hóa ra các green policy đó, với technology hiện tại, đã khai thác hầu hết những khả năng substitution từ dầu sang các loại nhiên liệu khác. Do đó khi giá dầu tăng cao các nước OECD rất khó có thể giảm demand thêm nữa, trừ oil demand for transportation. Do đó Hamilton kết luận rằng dự báo oil demand của các tổ chức quốc tế (OPEC, IEA) và DOE của Mỹ đều bị underestimated, nghĩa là giá dầu có thể sẽ "skyrocket" một lần nữa khi demand tăng mạnh trở lại cùng với phục hồi kinh tế.

Hamilton đề suất phát triển các loại xe hơi dùng LPG/LNG thay cho xăng, cộng với công nghệ hybrid, có lẽ đây sẽ là cách Mỹ và các nước OECD giảm oil demand for transportation (từ trước tới giờ rất inelastic). Tuy nhiên TQ và các EM có lẽ chuyển sang dùng than và các công nghệ "coal-to-liquid" (dù rất hại môi trường) như một vài commenters trên blog của Hamilton đề suất. Điều này có nghĩa là giá than sẽ tăng nhanh cùng với giá dầu và VN có thể phải seriously tính đến khả năng khai thác ở bể than sông Hồng dù nhiều người nghi ngại.

Không rõ price elasticity of oil demand của VN thế nào (không biết có ai nghiên cứu chưa, tôi phỏng đoán khá inelestic), một điều chắc chắn là với độ mở của nền kinh tế lạm phát sẽ rất khó kiểm soát. Hiện tại VN đã là net oil importer, và than cũng chỉ vài năm nữa sẽ theo chân dầu, ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới sẽ ngày càng nặng vào current account. Nếu vậy những đợt điều chỉnh tỷ giá vừa rồi và tăng giá than, điện, xăng dầu (tuy highly inflationary) có lẽ là những biện phát đón đầu cần thiết, chỉ chưa biết đã đủ hay chưa. Những dự án public transport (metro, train, bus) cũng cần phải được đẩy nhanh để người dân có thể giảm transportation demand khi giá xăng dầu tăng cao.

Thêm một biện pháp nữa, SSC và NHNN có lẽ cần nghiên cứu cho phép các NH và brokers thí điểm các loại energy derivatives tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt rủi ro về giá năng lượng. Nhưng nên có qui định chặt chẽ tránh như trường hợp JP vừa rồi.

Update (20/04/10): Bài báo này của Thanh Niên cho biết WB dự báo VN sẽ trở thành net energy importer vào năm 2030. Tôi khá ngạc nhiên vì theo thông tin tôi biết hiện VN đã là net oil importer, net electricity importer. Than cũng chỉ còn xuất được vài năm nữa nên khó có thể nói đến tận 2030 VN mới phải nhập năng lượng. Dù sao đây cũng là một nguồn thông tin.


3 comments:

  1. Tất cả các resources để substitute cho xăng dầu đều phải cần có thời gian điều chỉnh. Dĩ nhiên khi giá xăng dầu lên như năm ngóai thì nhiều nuớc công nghiệp và ngay cả nuớc đang phát triển như TQ thì cũng lo chuyển hóa năng lượng khác như solar, biogas... Nhưng mà cái gì thì cũng phải cần có thời gian cả. Trong short-run thì thế hệ chúng ta phải chịu sống chung với xăng dầu. In the long run, hy vọng rằng con cháu chúng ta sẽ chạy xe bằng... hơi nuớc hay green energy, bác Giang nhỉ

    ReplyDelete
  2. PG Bank hình như đang thí điểm derivatives đấy a G ơi.

    ReplyDelete
  3. @Evil Economist: "In the long run... we're all dead" :-) Giới "kinh tế gia" vẫn đi lừa thiên hạ được nhờ vào cái "short run" đấy thôi. Nhưng chí ít cái "short run" của tôi và bác chắc vẫn dài hơn cái "long term vision" của các "chính trị gia".

    @Son Dao: Cám ơn em cho biết thông tin. Không rõ PG Bank đang thử nghiệm loại derivatives gì? Counterparty là ai?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.