Khi còn là sinh viên có lần tôi dự một buổi seminar của một giáo sư đến từ Iceland và được nghe câu chuyện sau, không biết thực hư thế nào: Hồi thế kỷ 13-14 người Na-uy phát hiện ra 2 hòn đảo lớn trên Đại Tây Dương. Lúc đó để tránh bị hải quân Đan mạch thôn tín, người Na-uy đặt tên cho 2 hòn đảo đấy là Iceland và Greenland hàm ý hòn đảo đầu rất băng giá còn hòn đảo thứ hai rất xanh tốt. Thực tế đấy là chiêu vu hồi của Na-uy, Iceland là nơi có khí hậu rất tốt còn Greenland là một hòn đảo đầy băng giá. Và người Đan mạch đã bị mắc lừa :-)
Quay lại buổi seminar, vị giáo sư người Iceland đó đã kể rất nhiều về thành công của Iceland trong việc phát triển kinh tế thông qua thu hút FDI và xuất khẩu dịch vụ banking ra bên ngoài. Lúc đó một giáo sư trường tôi đặt một câu hỏi, thực ra là một nghi ngờ về mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu dịch vụ banking trong khi không có nền tảng kinh tế và thương mại lớn. Tôi chỉ nhớ đại ý là ông so sánh Singapore với Iceland, trong khi Singapore có tỷ lệ financial service/GDP thấp hơn nhiều so với Iceland, Singapore có GDP lớn hơn gần 20 lần và là một trạm trung chuyển hàng hóa khổng lồ của thế giới. Do đó chính phủ Singapore có khả năng absorb các cú shock của hệ thống banking nước này tốt hơn nhiều so với Iceland. Tôi chẳng nhớ vị giáo sư người Iceland đã trả lời câu hỏi này thế nào, nhưng những gì xảy ra với Iceland trong 2 năm vừa qua cho thấy những nghi ngờ nói trên hoàn toàn có cơ sở.
Tháng 10/2008 khi chi nhánh IceSave ở Anh và Hà lan của ngân hàng Iceland Landbanki sụp đổ, chính phủ Anh và Hà lan không còn lựa chọn nào khác là phải cứu các chi nhánh này để không làm khủng hoảng lan ra hệ thống banking của mình. Lúc đó Iceland đã gần như phá sản và phó mặc hoàn toàn các nỗ lực cứu chữa IceSave cho nước ngoài mặc dù Iceland có nghĩa vụ phải bảo đảm tiền gửi của các chi nhánh này theo qui định bảo hiểm tiền gửi của mình. Mỗi account của IceSave được bảo hiểm tối đa hơn €20K nhưng Quĩ bảo hiểm tiền gửi của Iceland không thể thực hiện được điều này. Chính phủ Iceland buộc phải nhờ Quĩ bảo hiểm tiền gửi của Anh và Hà lan chi trả với lời hứa sẽ coi khoản tiền chi trả này (£4.5b và €1.7b) là nợ quốc gia. Tuy nhiên những điều khoản ký kết giữa Iceland với Anh và Hà lan sau khi được QH Iceland thông qua đã bị Tổng thống Iceland phủ quyết, nhưng như đã nói ở trên Anh và Hà lan đã phải chi tiền để ngăn cuộc khủng hoàng lan ra từ IceSave.
Theo Hiến pháp Iceland, nếu Tổng thống phủ quyết một dự luật thì phải thực hiện trưng cầu dân ý (referendum). Tuần trước 93% dân Iceland đã ủng hộ quyết định của Tổng thống trong cuộc trưng cầu dân ý, nghĩa là sẽ quịt nợ Anh và Hà lan dù trước đó vài ngày 2 nước này đã reschedule các khoản nợ để giảm gánh nặng hoàn trả cho Iceland. [Tỷ lệ bỏ phiếu cao như vậy chỉ có ở những nước XHCN trước kia hay Bắc Triều tiên hiện tại]. Lập luận của những người chống lại việc trả nợ là người dân Iceland không thể chịu trách nhiệm về những sai lầm của một vài bankers, nhất là trách nhiệm đó là một gánh nặng vô cùng lớn (15% GDP). Những người dân Anh và Hà lan hám lợi (lãi suất cao) gửi tiền vào IceSave cũng phải chịu một phần trách nhiệm, chính phủ Anh và Hà lan cũng vậy vì đã không giám sát chặt hoạt động của IceSave.
Anh và Hà lan tuyên bố sẽ phong tỏa kinh tế đối với Iceland nếu nước này không thực hiện các cam kết quốc tết của mình. Chưa kể khả năng gia nhập EMU ngày càng xa vời, việc bị cắt rời khỏi thị trường châu Âu rất có thể sẽ đẩy nền kinh tế này vào một great depression. Những thành tựu kinh tế mà vị giáo sư người Iceland rao giảng với chúng tôi cách đây vài năm sẽ biến mất, chỉ vì lỗi của một vài bankers. Iceland sẽ trở thành một hòn đảo đầy băng giá như cái tên của nó?
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.