Tuesday, March 2, 2010

Magic show


Tôi đã nghe nói nhiều về CES, một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas. Hôm nay nghe một podcast của NPR mới biết đến một cuộc triển lãm khác cũng hoành tráng không kém: Magic show - Men's Apparel Group In California. Đây là một cuộc triển lãm hàng dệt may (cho đàn ông) lớn nhất thế giới. Nó quan trọng đến mức có sự hiện diện của Ron Kirk, bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ (US Trade Representative) trong khi các "cường quốc dệt may" đều ra sức quảng cáo và đánh bóng tên tuổi của mình ở đây. Không rõ VN xếp hạng thứ mấy trong danh sách các nước xuất khẩu hàng dệt may nhưng không thấy 2 phóng viên của NPR nhắc đến. Tôi vào website của Magic show thử tìm cũng không thấy mấy tên tuổi quen thuộc trong làng dệt may VN. Không lẽ các công ty dệt may VN không biết/không quan tâm đến sự kiện này?

Một thông tin thú vị trong podcast của NPR là từ thời Clinton Mỹ có chính sách miễn thuế đối với hàng dệt may của các nước Trung Đông xuất vào Mỹ nếu những mặt hàng này sử dụng nguyên liệu của Israel. Một cách dùng economic integration để ngăn ngừa conflict.


5 comments:

  1. Haha, biện pháp này hay thật !
    Thật thú vị .
    Có lẽ Mĩ nên miễn thuế đối với lốp cao su nhân tạo sản xuất tại TQ nếu sử dụng nguyên liệu là dầu mỏ do VN sản xuất ở Trường sa. :D

    ReplyDelete
  2. @ALAM: Good idea! Không biết các bác Việt kiều Mỹ có đủ sức lobby idea này vào QH Mỹ hay không. Tụi Israel/Do thái là trùm lobby ở Washington.

    ReplyDelete
  3. Em nghĩ cái này cho vui thôi anh Giang ạ.
    Thứ nhất, giảm thuế cho sản phẩm may mặc kô làm ảnh hưởng đến việc làm của người Mĩ vì người Mĩ kô làm cái này. Khác với lốp cao su !
    Thứ hai, các bạn TQ luôn là những người có tầm nhìn chiến lược đáng nể. Các bạn ý sẵn sàng hy sinh các lợi ích kinh tế, nhân lực ngắn hạn cho các mục tiêu dài hạn về chính trị quốc phòng. Dăm ba % thuế này thì xá gì ...
    Thứ ba, các bác Việt kiều ở Mĩ cũng mới chỉ làm đến hạ viện, thượng viện còn xa vời lém. Em trộm nghĩ từ đó suy ra thì tiềm lực còn xa mới lobby được .
    Nhưng dù sao em vẫn rất thích cách đặt vấn đề như thế này, dùng các biện pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề về chính trị . Vì dù sao, mọi mâu thuẫn về chính trị đều có nguồn gốc kinh tế. (Lenin dạy thế mà :D )

    ReplyDelete
  4. @ALAM: Lenin hay Marx dạy thế? Suy cho cùng mọi vấn đề xã hội đều có liên quan mật thiết đến nhau: từ lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa... Nhưng anh không thích cách nói "chính trị quyết định kinh tế" hay "kinh tế thống soái chính trị". Nên đặt những mối quan hệ đó trong một general equilibrium system như các nhà kinh tế đã làm :-), có điều phải bớt toán đi thì mới phù hợp với thực tế.

    ReplyDelete
  5. Hình như bạn Marx có dạy rằng kinh tế là hạ tầng kiến trúc sẽ quyết định cách thức tổ chức và hoạt động của chính trị, xã hội là thượng tầng kiến trúc.
    Câu trong comment trên là do lúc đó đang nhắc tới chiến tranh-chính trị-kinh tế làm em nhớ đến câu nói của bạn Lenin "Chiến tranh là nấc thang tiếp theo của các hoạt động chính trị". Từ đó suy ra các hoạt động chính trị là nấc thang tiếp theo để giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế. Suy luận như thế có trục trặc chỗ nào kô nhỉ ?

    Em đồng ý là các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa có liên quan đến nhau. Em cũng luôn cố gắng nhìn về đề trong một tổng thể cân bằng.
    Nhưng em vẫn thấy cần thiết phải nhận rõ cái gì là cái nền tảng, cái gì là cái quan trọng nhất và là yếu tố then chốt của hệ thống.
    Xã hội vận động giống như một người đi xe đạp vậy. Hai chân anh đạp pedan cho xe đi giống như kinh tế, hai tay anh cầm lái điều khiển xe giữ cân bằng giống như chính trị văn hóa. Cái gì quan trọng hơn trong việc làm chiếc xe giữ được cân bằng và có thể đi, chân hay tay ?
    Ngày xưa đi học bọn em thường tổ chức đua xe đạp thả 2 tay thường xuyên.
    Hay tại học tập dưới mái trường XHCN nhiều quá nên nó thế nhỉ ?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.