Châu Âu cuối cùng đã rút một khẩu đại bác ra sau khi giấu bazooka trong túi không dọa được market. Tổng cộng gói cứu trợ 3 năm sẽ là EUR110b, gần gấp 3 số cam kết trước đây và đủ để Hi lạp chi tiêu mà không cần phát hành thêm bonds trong 3 năm tới. Quan trọng không kém, ECB tuyên bố sẽ chấp nhận Greek bonds làm collateral trong repos với các ngân hàng thương mại, bất kể Moody và Fitch có theo chân S&P downgrade Hi lạp thành "junk". Về phía mình Hi lạp tiếp tục phải cam kết thắt lưng buộc bụng trong 3 năm tới để giảm deficit xuống 3% GDP (từ 13.6% trong năm ngoái), một điều vô cùng khó ngay cả trong điều kiện kinh tế booming. (Update 5/5: Hôm qua tôi nhầm mức cam kết của Hi lạp là 4%. Theo một báo cáo của IMF (link qua CR blog), đã có một số nước và chính Hi lạp trước đây giảm được deficit xuống với mức độ như vậy. Tuy nhiên hiện tại Hi lạp gặp khó khăn hơn trước kia vì kinh tế đang suy thoá, dân số già/giảm dần, và không còn khả năng devalue đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu.)
Giới econbloggers có vẻ hoàn nghi khả năng Hi lạp sẽ thoát hiểm (không default), điển hình là bài bình luận của Felix Salmon. Một bài bình luận khác (Claus Vistesen) cho rằng châu Âu đang cố dựng hàng rào để quarantine Hi lạp, bởi vì không kể Portugal, Spain sẽ vô cùng nguy cấp nếu bị contagion vì thông tin unemployment rate ở nước này đã vượt 20% vừa bị leak (sớm hơn official release gần 2 tuần). Cho đến cuối tuần trước thị trường bond khá bình tĩnh với Spain, nhưng hai ngày đầu tuần này đồng EUR đang rơi không phanh (mất 1.6% trong 2 ngày). Data releases của Mỹ vẫn đang rất tốt, nhưng dường như châu Âu quá to để Mỹ có thể vực dậy. Thị trường cũng có vẻ nervous về cuộc bầu cử ở Anh trong tuần này. RBA tăng lãi suất thêm 25bps chiều nay, nhưng đã signal khả năng dừng tightening lại.
Update (5/5): Martin Wolf và Paul Krugman đều nghi ngờ khả năng Hi lạp có thể giảm được deficit xuống 3% trong 3 năm tới như đã hứa. Hiện tại nếu bỏ hẳn phần phải trả lãi và gốc cho số 125% GDP nợ, Hi lạp vẫn còn 9-10% structural deficit. Nghĩa là cho dù quốc hội Đức và các nước châu Âu khác thông qua cam kết đóng góp vào gói cứu trợ EUR110b, Hi lạp vẫn khó có khả năng thực hiện được lời hứa. Chưa kể số tiền đó bao gồm cả đóng góp của Italy (14.7b) và Spain (9.8b), hai nước đang bị coi là "high risk".
Mặc dù ECB đã cam kết sẽ nhận Greek bonds bất kể rating, nhưng ai sẽ chịu giữ chúng trên balance sheet khi tình hình đầy rủi ro như vậy? Bởi vậy Martin Wolf nghi ngờ khả năng Hi lạp sẽ thoát hiểm nếu không có debt restructuring, hay nói cách khác là default một phần số nợ hiện tại. Mà khi Hi lạp default thì theo Krugman cái giá của việc rút khỏi EMU sẽ không còn là trở ngại nữa, hệt như Argentina năm 2001. Cách đây mấy tuần Simon Johnson cũng đề cập đến combination này: default + từ bỏ đồng Euro. Nếu điều này xảy ra, hoặc có dấu hiệu xảy ra, kinh tế thế giới nửa sau 2010 sẽ rất đen tối. Hôm nay WSJ đã nhắc nhở ECB phải học tập kinh nghiệm của Fed: aggressive actions needed.
Update (5/5): Lịch trả nợ của Hi lạp trong 3 năm tới. Ngày đầu tiên là 19/5 này với số tiền EUR8.5b.
Update (6/5): Mấy hôm trước Nouriel Roubini đã kêu gọi châu Âu nên xem xét Plan B cho Hi lạp, nghĩa là debt restructuring thay vì bailout bond market. Wolfgang Munchau cũng cho rằng đó là giải pháp không thể tránh khỏi, việc EU/Đức chưa đưa ra vấn đề debt restructuring trong cuộc họp weekend vừa qua chỉ để tránh bị phản đối từ trong nước và nhanh chóng thông qua gói cứu trợ EUR110b. Thực tế Hi lạp đã âm thầm thuê Lazard, một công ty luật chuyên đàm phán debt restructuring, từ tuần trước tư vấn cho mình. Nếu Plan B của Roubini không/chậm thực hiện, cuộc khủng hoảng có thể lan ra các nước PIIGS khác và theo Munchau EU có thể phải chi ra EUR500-1000b để chữa cháy. Bi quan hơn, Charles Wyplosz cho rằng khủng hoảng nợ sẽ lan ra toàn Eurozone, kể cả Đức. Lúc đó nếu EMU còn "sống sót" tất cả government bonds của các nước thành viên sẽ tương đương nhau và EMU sẽ buộc phải phát hành European bonds chung, và khả năng fiscal union sẽ rất lớn. Tuy nhiên xác suất của phương án này thấp hơn nhiều việc EMU tan vỡ. Angela Merkel sẽ đi vào lịch sử như là người đã đẩy European integration lên một tầm cao mới, một United States ở châu Âu. Hoặc bà sẽ là người đặt dấu chấm hết cho giấc mộng này.
Từ khủng hỏang nợ biến thành khủng hỏang niềm tin.
ReplyDeleteGiới ngân hàng như vậy phải chịu trách nhiệm rất lớn anh Giang ạ:) Cứ nhìn kinh tế của Hy lạp, một trong những nước giàu có trên thế giới, mà giờ thê thảm vậy
Trên NYT có nói về việc trốn thuế ở Hy lạp và ước tính mỗi năm nước này thất thu 30 tỉ Euro tiền thuế. Hiếm có người dân nào như Hàn Quốc góp tiền trả nợ cho ngân sách chính phủ.
ReplyDeleteCái khó của Hy Lạp nói chung và của các nước Tây Âu nói riêng là cái thành phần công đòan (union). Thành phần công đòan ở các nước Tây phuơng này quá mạnh. Do đó tiền luơng thì cao, nhưng quan trọng là fringe benefits cho bảo hiểm, phúc lợi, tiền bệnh... cũng thuộc dạng mơ không tới cho các nước khác. Cái quan trọng nữa là phải bảo đảm... không được đuổi union members dưới mọi hình thức (job security). Bởi vậy kinh tế của Hy Lạp có thể không flexible như Mỹ khi mà mấy ông chủ của Mỹ có thể lạnh lùng sa thải công nhân hay cắt xén tiền luơng cũng như bổng lộc của nhân công dễ dàng.
ReplyDeleteDo vậy, việc mà chính phủ phải thắt lưng buộc bụng cũng là phải cắt bớt những fringe benefits linh tinh, cũng như trợ cấp có thể quá phóng túng cho người dân hay viên chức nhà nước. Điều này sẽ đụng tới dân đen và cái khối nghiệp đòan hùng dũng của Hy Lạp. Không biết người dân Hy Lạp có chịu nhường 1 bước để cho Hy Lạp thóat khỏi 1 bank run trước mắt hay không.
Vấn đề là tất cả đều có thể đã quá muộn, bail out nếu được thông qua cũng không giúp gì được.
ReplyDeleteKinh tế Greece vốn mạnh về vận tải biển và du lịch (còn đỡ hơn Spain mạnh về nhà đất và bóng đá, thành ra thất nghiệp lên tới 20%), nhưng mấy ngành này cũng không đủ đỡ.
Bail out là để Greece yên tâm khỏi phải vay từ private. Nhưng thực ra trước khi có vụ downgrade thì đã chẳng ai cho vay nữa rồi (bond auction thất bại), cũng chẳng ngăn cản được trong tương lai những ai giữ bond tiếp tục bán ra. Với GDP growth dưới 1%, các biện pháp tiết kiệm sẽ thêm ẺU 30 tỷ, cái EUR100B làm sao đẩy được deficit đang từ 120% GDP (380B) xuống 3% được?
Cho nên ai cũng hiểu đây chỉ là mua niềm tin (dù cả dân Hylạp lẫn Đức đều phản đối). Vấn đề là sắp tới bond auction của mấy nước PIG khác có thành công hay không.
Nghĩ mà nản
Cam on Anh Giang, em la Nguyen Hong Hai va chinh la nguoi da viet bai bao " lieu co lan song sap nhap ngan hang nam 2010", rat cam on anh da tra loi som va nhung bai viet co chat luong tren blog cua anh.
ReplyDeletenhin VNI so voi cac nuoc khac, them short qua, co bac nao co y kien gi khong nhi?
ReplyDelete@Anonymous May 4, 7:54AM: Cũng không hẳn lỗi hoàn toàn của giới ngân hàng bác ạ. Khủng hoảng của Hi lạp có nhiều nguyên nhân politics và cả các yếu tố xã hội. Nếu so với Iceland, giới ngân hàng Hi lạp ít "tội lỗi" hơn nhiều.
ReplyDelete@Evil Economist: Hi lạp vẫn còn đảng Cộng sản và đảng này có vẻ hoạt động rất tích cực.
@Anonymous May 4, 3:10PM: Không phải Hi lạp có deficit bằng 120% GDP (impossible) mà là 13.6%. Số 120% mà bác trích dẫn là tổng số nợ hiện tại (stock) còn deficit là phần nợ tăng lên hàng năm (flow).
@Nguyen Hong Hai: Bài viết của em rất sensible, chúc em tiếp tục viết nhiều bài hay.
@Anonymous May 4, 10:57PM: Thomas Friedman sẽ "... short the Communist Party".
anh Hải dạo này xây profile kinh quá, đi đâu cũng thấy ngoáy bài thế này, tưởng ở bên Canada yên ổn với vợ rồi chứ.
ReplyDeleteCam on anh Giang, em viet cung phan nhieu truong thanh cung mot phan doc cac tri thuc va quan diem tu blog cua anh.
ReplyDelete@ Anonymos hinh nhu biet minh thi phai, add nick cua minh vao trao doi nhe. Yahoo: honghaivib; skype: redsea8668.
Oh, xin loi bac Anonymos nhe, neu bac hon tuoi em. Vi em vua doc lai thay anh Giang co goi bac la anh.
ReplyDeleteAnh Giang có thể giải thích xem ngoài default thì có lối thoát nào cho khủng hỏang của châu Âu?
ReplyDelete- Quantitative easing hay hạ lãi xuất có nguy hiểm gì?
- Cứ thông qua gói cứu trợ để lấy lại niềm tin của thị trường. Sau đó Hylạp có cách nào tăng GDP, tạo công ăn việc làm (competitively) được?
Muốn suy nghĩ lạc quan một chút:). Cảm ơn anh
@Anonymous: Kô rõ bác định short VNI theo cách nào, nhưng nếu theo cách mà Bluechips chiếm đa số thì em không đồng tình lắm.
ReplyDeleteEm thấy tín dụng mở nhưng chưa đủ mạnh nên mới chỉ đẩy mạnh được các mã penny , nếu short thì chỉ short bọn đấy còn blue thì không nên bác ạ.