Bác Anonymous (May 5, 2:45PM) trong entry trước đặt ra câu hỏi liệu có phương án lạc quan nào hơn cho Hi lạp và châu Âu không? Wolfgang Munchau so sánh các đòi hỏi thắt chặt budget của Hi lạp trong thỏa thuận vừa rồi giống như những gì xảy ra với Pháp thời 1930. Tôi thì thấy nó giống với những gì IMF đã yêu cầu các nước ĐNA thực hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây hơn 10 năm. Điểm khác biệt duy nhất là các nước ĐNA có thể devalue đồng tiền của mình 30-50% và đã vực dậy được nhờ xuất khẩu. Việc Hi lạp không control được monetary policy và exchange rate là điều Simon Johnson và Paul Krugman đã nêu ra trước đây khi so sánh Hi lạp với Argentina và Mexico.
Cả hai nhà kinh tế này đều đề nghị Hi lạp (tạm thời) rút khỏi EMU và phát hành lại đồng dragma của mình. Krugman đã nhắc lại kinh nghiệm của Argentina năm 2001 dùng những qui định rút tiền cực kỳ khó khăn để tránh bank run. Nick Rowe cũng đưa ra khả năng phát hành script, một dạng "nội tệ" đặc biệt để Hi lạp có thể tạm thời tăng liquidity trong nước (tuy nhiên có người đã phản bác phương án này cho rằng California làm được vì bang này chỉ bị liquidity crisis chứ không phải như Hi lạp đã bị insolvency crisis).
Cũng đã có đề nghị ECB cắt khẩn cấp lãi suất xuống 0.5% và sử dụng "nuclear weapon", tiếng lóng ám chỉ việc ECB sẽ mua Greek bonds trực tiếp từ thị trường và giữ đến khi đáo hạn chứ không chỉ nhận collateral thông qua repos như hiện tại. Đây là những gì Fed đã làm trong giai đoạn cuối 2008, đầu 2009 mà bài báo WSJ tôi có link trong entry trước nhắc tới. Nhưng như Krugman đã chỉ ra năm ngoái, monetary policy không có mấy tác dụng khi kinh tế bị rơi vào liquidity trap. Những biện pháp nói trên chỉ nhằm trấn an thị trường tài chính chứ không có real effect. Công cụ cuối cùng vẫn phải là fiscal expansion như các nước đã làm, điều mà Hi lạp phải cam kết ngược lại để được vay 110b.
Tóm lại khả năng Hi lạp tránh được recession/depression là rất khó, người dân Hi lạp sẽ phải gánh chịu hậu quả (cuộc sống khó khăn hơn) trong vài năm tới, có thể vài thập kỷ tới. Vấn đề bây giờ chỉ còn là liệu châu Âu có ngăn được contagion và thoát khỏi phương án bi quan của Charles Wyplosz hay không thôi. Hi lạp hoặc phải restructure debt, hoặc sẽ default, kiểu gì cũng ảnh hưởng lên balance sheets của các ngân hàng châu Âu (khoảng EUR190b). Cho đến giờ này nhiều người cho rằng ECB và chính phủ các nước đủ sức bù được lỗ hổng 190b này, vấn đề là domestic politics, nhất là trong nội bộ Đức, có gây khó khăn gì cho các cuộc bailout sắp tới hay không.
Phương án đẹp nhất là ngày 19/5 tới các nước kịp giải ngân một phần số tiền đã cam kết để Hi lạp trả EUR8.5b bond đến hạn. Sau đó ECB cắt mạnh lãi suất và đồng ý mua vào một lượng lớn Greek bonds trước khi Paris club thỏa thuận được debt restructuring, nghĩa là ECB sẽ chịu một phần lỗ. ECB có thể phải bắt chước Fed cam kết lãi suất thấp trong "extended period". Sau đó các nước châu Âu, quan trọng nhất là Đức, bailout các ngân hàng của mình bằng cách mua một lượng lớn discounted bonds với giá "hữu nghị". Cuối cùng là fiscal expansions ở phần còn lại của châu Âu để giúp Hi lạp tăng export trong nội bộ châu Âu và ra bên ngoài thông qua đồng Euro yếu hơn.
Bản thân Hi lạp ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh cam kết giảm deficit, phải giảm bớt các cuộc biểu tình, đình công và vai trò của unions. Người Hi lạp phải hiểu rằng họ đã sống "beyond their means" trong những năm qua, bây giờ là lúc trả nợ, hoặc làm việc chăm chỉ lên hoặc bớt ăn tiêu đi. Hi lạp có thể phải mở cửa cho migration vào để đối phó với demographic problem trong dài hạn và tăng competitiveness bằng low wage labor trong ngắn hạn. Hi lạp sẽ phải chấp nhận mất đi một phần identity/culture của mình khi dân số bị pha loãng, nhưng biết làm thế nào được, như thế có khi còn tốt hơn phải bán đi vài hòn đảo để trả nợ.
Update (7/5): Hai tác giả Eduardo Borenzstein và Ugo Parnizza có một bài review lại lý thuyết sovereign default. Theo đó, economic cost của default thường không lớn, có chăng là political costs. Tuy nhiên Borenzstein và Parnizza cho biết tất cả các cuộc sovereign default trước đây đều đi kèm currency devaluation. Do đó trường hợp của Hi lạp, nếu không rời EMU, sẽ khó khăn hơn các nước default trước đây nhiều.
Update (19/5): Hi lạp đã nhân được €20b đợt đầu tiên trong bailout package được thông qua 2 tuần trước.
Porsche said : Kết cục cuối cùng thì EU sẽ phải in tiền với số lượng lớn để mua lại trái phiếu của các thành viên gặp khó khăn và cam kết sẽ giữ lãi xuất thấp trong 1 thời gia dài . ==> Đồng EUR sẽ giảm giá ít nhất là hết năm 2010 ./.
ReplyDeleteKết cục khác đó là các quốc gia khó khăn sẽ vợ nợ và đồng EUR và risk asset toàn cầu tất nhiên là sẽ giảm ./.
Vậy tại sao mọi người còn chưa short EUR ^^
Cảm ơn anh Giang trả lời. Tôi cho là thiệt hại hay lợi ích về việc tạm rút khỏi EMU, quịt nợ rồi devaluate cũng ngang với thiệt hại/lợi ích của việc cố cứu như hiện nay. Đó là do yếu tố Hy lạp thật sự có thể sa thải hay cắt bổng lộc của các nhân viên nhà nước.
ReplyDeleteTuy nhiên cố duy trì thì có lợi hơn một chút, là các chủ nợ tạm thời ít bị liên lụy, rồi thành dây chuyền nghi kỵ lẫn nhau, dù không rõ nợ quốc gia có dây dưa nhiều tới các dạng derivatives và bảo hiểm phức tạp như các MBS không. Ngoài ra nếu Hy lạp chỉ thành công với 1 phần nhỏ chuyện xóa đặc quyền đặc lợi của các công ty nhà nước, thì chuyện các nhà đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân vay, lại không có vấn đề lớn. Lúc đó ngay cả các chính phủ cũng có thể cho vay gián tiếp, qua các ngân hàng.
Anh Giang nghĩ thế nào?
Quên một đoạn, sa thải bớt các ngành nào của nhà nước cũng được, nhưng phải tăng cường cơ quan thu thuế.
ReplyDelete