CPI ở đây không phải là chỉ số giá tiêu dùng mà là Corruption Perception Index của Transparency International (càng thấp càng tham nhũng). Hôm qua bác Anonymous (May 9, 5:18PM) có comment trong entry này về vấn đề đặc quyền đặc lợi của quan chức nhà nước ở Hi lạp, ngay lập tức Felix Salmon có câu trả lời bằng đồ thị sau (tôi thêm vào chấm mầu đỏ cho VN):
CPI của Hi lạp tệ nhất trong số các nước thuộc Eurozone và quan hệ giữa CPI và bond yield rất mạnh, chẳng trách gì nước này nợ nần ngập đầu. Đúng là default hay bailout Hi lạp cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, dài hạn phải làm sao cho CPI tăng lên, một cuộc cải cách chính trị xã hội sâu rộng hơn nhiều so với cải cách kinh tế (e.g. fiscal austerity). Điều này cũng đúng cho cái chấm mầu đỏ bên trên.
Update (11/11): The Atlantic có một bài về quan hệ giữa CPI và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Một trong số đó là GDP per capita trong đồ thị dưới đây. VN nằm rất gần đường trend line, nghĩa là so với các nước có GDP per capita tương đương thì VN có corruption (đo bằng CPI) vào loại trung bình, không quá tệ cũng không quá tốt.
Hi anh,
ReplyDeleteVậy chấm màu đỏ có CPI thấp hơn 3 cơ à. Mà Yield of government bonds 10 year ở ~ 7% - 8%. Yield of goverment bonds 10 year trading trên hnx là 11% - 12%.
Cháu rất ngạc nhiên vì tra bảng của Transparency thì thấy Hi Lạp xếp hạng rất gần với ... TQ chỉ cao hơn TQ vài bậc nhưng yield của TQ còn dưới cả Italy. Có lẽ chúng ta có nhiều điều phải học anh bạn láng giềng thật!
ReplyDeleteViệt nam nếu có cắt lương công chức và lương hưu 20% chắc cũng không gây bạo loạn đâu, vì không ai sống bằng lương hết:)
ReplyDeleteThêm nữa không biết có đúng không - dân ít bạo loạn chống tham nhũng, chứng tỏ đã biết cách sống cùng tham nhũng, biết trốn thuế, biết gian lận... Nếu khủng hỏang nổ ra không thể đi biểu tình trách chính phủ được.
Nên nếu cùng transparency, hẳn bond yield của VN phải cao hơn:)
Bond yeild phụ thuộc vào khả năng trả nợ của quốc gia được đánh giá qua hạn mức tín nhiệm tài chính nên bond yield của VN thấp hơn Hy Lạp mặc dù CPI cao hơn vì VN vẫn còn có khả năng trả nợ :).
ReplyDelete