Dưới đây là đồ thị của tỷ lệ người thất học cho nhóm 20-24 tuổi (mầu hồng/trục Y-trái) và số năm đi học trung bình (mầu xanh/trục Y-phải) của VN trong giai đoạn 1050-2010. Hai điểm nổi bật từ bộ số liệu này là (i) tỷ lệ thất học giảm rất mạnh trong giai đoạn 1960 (có lẽ nhờ phong trào xóa mù chữ sau năm 1945), và (ii) số năm đi học trung bình giảm đáng kể sau năm 1975, chỉ bắt đầu phục hồi kể từ khi VN đổi mới.
Update (15/7): UN Stats có một bộ số liệu về School Life expectancy, nghĩa là số năm đến trường (expected) của mỗi trẻ em ra đời trong một năm nào đó. Alex Tabarrok (Marginal Revolution) dùng số liệu này vẽ đồ thị sau, trong đó trục Y là số năm đến trường trung bình, còn trục X là tỷ số của số năm đến trường của nữ so với nam (cao hơn 1 nghĩa là các bé gái sẽ có school life expectancy lớn hơn). VN hiện tại có total expectancy là 10 năm, còn tỷ số nữ/nam là 0.91, khá thấp so với đa số các nước trên thế giới (chỉ hơn được Lào và Cambodia trong khu vực ĐNA).
Đọc cái này bỗng tự nhiên giật mình!
ReplyDeletehttp://vneconomy.vn/20100517094952600P0C9920/tang-truong-5-nam-toi-muc-tieu-85-la-chap-nhan-duoc.htm
@X30: Không khó cho các nhà hoạch định chính sách quyết tâm đạt tăng trưởng 8,5%/năm trong một năm nào đó vì có thể sử dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa để tăng tổng cầu nhanh chóng.
ReplyDeleteNhưng rất khó để tăng trưởng 8.5% trong khoảng thời gian 5 năm liên tục. Vì tăng trưởng cao liên tục đồng nghĩa với việc phải tăng năng suất lao động, trong khi đây là yếu tố chưa được các nhà hoạch định chính sách chú ý đến.
Tôi nghĩ rằng một quốc gia muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì yếu tố quan trọng nhất cần chú ý đến là năng suất lao động, để tăng năng suất lao động thì cần cải thiện rất nhiều yếu tố nền tảng: giáo dục, y tế, giao thông, đầu tư máy móc, trang thiết bị...
Duy Linh