Monday, May 31, 2010

Budget deficit


Tôi vẫn dịch/nghĩ "budget deficit" là "thâm hụt ngân sách". Bởi vậy thấy là lạ khi báo chí và các quan chức VN dùng chữ "bội chi" để chỉ "budget deficit" (tôi cứ tưởng "bội chi" là số chi vượt quá planned expenditure, hóa ra không phải). Nhưng tôi vừa phát hiện ra rằng ở VN thuật ngữ "thâm hụt ngân sách" không phải "budget deficit" mà có nghĩa khác, bằng chứng ở đây: "...vì sao năm 2009 không thâm hụt ngân sách mà bội chi vẫn ở mức cao: 6,9%". Có vẻ "thâm hụt ngân sách" được dùng cho phần thiếu hụt so với planned revenue. Tôi nghĩ cách dùng từ như vậy rất dễ gây nhầm lẫn, nhất là khi chuyển ngữ Anh-Việt. Trước khi có ai đó chuẩn hóa lại các thuật ngữ này phải hết sức cẩn thận phân biệt "thâm hụt" và "bội chi" ngân sách.


4 comments:

  1. Bản tin trên VN Economy mà bác dẫn có giải thích khái niệm "thâm hụt ngân sách":
    "Bây giờ không thâm hụt ngân sách (ước ngân sách năm 2009 vượt 750 tỷ đồng so với dự toán) thì tại sao vẫn bội chi?"
    Em cũng không rõ cách hiểu thâm hụt ngân sách như vậy từ đâu ra?

    Còn khái niệm "bội chi ngân sách" có được quy định trong Luật, cụ thể là Luật Ngân sách Nhà nước 2002:
    1. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.

    2. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
    (Điều 8)

    Và được giải thích ở Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật này:
    1. Bội chi ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách. Ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
    2. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm :
    a) Các khoản vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ và từ các nguồn tài chính khác;
    b) Các khoản Chính phủ vay ngoài nước được đưa vào cân đối ngân sách.
    (Điều 4)

    ReplyDelete
  2. @haivib: Cám ơn bạn. Không rõ chữ "bội chi" này có lí do lịch sử nào không, hay chỉ đơn giản vì "bội chi" nghe có vẻ ít negative hơn "thâm hụt"?

    ReplyDelete
  3. Theo mình hiểu một cách dân giã ( nếu thoạt đọc/ nhìn vào lần đầu tiên ) thì "bội chi" có lẽ là người ta đặt một mức chi trả trước, nhưng sau đó thức tế số chi ra vượt quá mức này. Còn "thâm hụt" có lẽ là lớn hơn , là bao gồm tổng các khoản chi lớn hơn tổng các khoản thu :d.

    ReplyDelete
  4. chi tiêu công ở VN khác chi tiêu công ở Mỹ.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.