Friday, May 7, 2010

Angus Maddison


Giới economists thường chỉ thích viết những mô hình hoành tráng, công thức phức tạp, hay chạy econometrics bằng những kỹ thuật tiên tiến nhất, chứ ít ai chịu khó ngồi thu thập và kiểm chứng số liệu. Cũng phải thôi vì viết một paper với hàng đống theorem, lema, math appendices thì dễ impress người khác hơn là làm một cuộc survey hay cày cục ngồi gõ lại data từ những tờ báo cũ. Những lý thuyết, mô hình đó mới là cái cầu dẫn đến journals, tenure track, professorship hay danh tiếng và thậm chí giải Nobel.

Nhưng lý thuyết và mô hình có thể sẽ lạc hậu, useless, hay thậm chí sai lầm trong tương lai. Còn những bộ số liệu được thu thập cẩn thận sẽ là tài sản vĩnh viễn của nhân loại, nhiều trường hợp sẽ là vô giá. Và bộ số liệu về kinh tế thế giới trong hàng nghìn năm qua mà Angus Maddison đã bỏ cả sự nghiệp ra thu thập là một trong những tài sản vô giá đó: The world Economy: A millennial perspective. Angus Maddison chưa bao giờ tốt nghiệp PhD (một cách chính thức), nhưng với tôi ông là một trong những professors kinh tế đáng kính trọng nhất trong lịch sử kinh tế học. RIP: 1926-2010.

[Ngoài lề: Bộ số liệu này của vua Gia Long thu thập cách đây hơn 200 năm cũng là một trong những tài sản vô giá của VN và nhân loại. Không rõ hiện giờ số phận của nó như thế nào, bạn Đỗ Quốc Anh đã tiếp cận được nó chưa và đã có ai có phương án bảo vệ chưa?]


6 comments:

  1. Cháu cám ơn bác. Cháu đang tập tành làm resesarch cho thesis. Những ý kiến này tác động đến nhận thức của cháu rất nhiều.

    ReplyDelete
  2. Anh Giang cho em hỏi về độ tin cậy của các số liệu trong cuốn The world Economy: A millennial perspective. Em có tìm được bộ dữ liệu trên và so sánh GDP tính theo sức mua PPP của Việt Nam với Thái Lan, Hàn Quốc thì thấy khá nhiều điều trái ngược với suy nghĩ lâu nay.

    1. GDP Levels của VN kém hơn so với Hàn Quốc trong một thời gian dài (trừ giai đọan 1913 khi Hàn Quốc bị Nhật xâm chiếm thì GDP của VN cao hơn so với Hàn Quốc).

    2. So sánh với Thái Lan thì năm 1950 GDP của VN tương đương, nhưng sau đó 10 năm (1960) thì khoảng cách là 1,2 lần (1970), 10 năm sau thì khoảng cách 2,2 lần.

    Em hơi ngạc nhiên vì mọi người vẫn bảo rằng vào 1970 kinh tế Việt Nam tương đương với Thái Lan.

    Nếu so sánh bằng PerCapital GDP thì sự chênh lệch còn xa hơn vì dân số Thái Lan nhỏ hơn dân số Việt Nam.

    Bảng số liệu đó rất thú vị, tiếc rằng không có số liệu đầy đủ của Việt Nam trước năm 1820. Nếu có thì so sánh với các quốc gia khác sẽ rất hay.

    ReplyDelete
  3. @Duy Linh: Có 2 cái "tất nhiên". Thứ nhất là tất nhiên anh không đủ khả năng để đánh giá độ tin cậy của số liệu do Angus Maddison công bố. Thứ hai là tất nhiên không thể có số liệu chính xác tuyệt đối, kiểu gì cũng cố sai số và revision sau này.

    Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế, trong đó có thầy anh (anh được ông ấy tặng một quyển này :-)), đánh giá rất cao bộ số liệu này. Dân development economics coi đây như sách gối đầu giường, luôn luôn phải có trong reading list. Em gạ Cảnh Bình dịch quyển này đi :-)

    Anh nghĩ giai đoạn 70 nếu VN tương đương (hay hơn Thailand) là chỉ xét về mức sống ở các thành thị lớn, có thể do được viện trợ từ Mỹ và Liên xô, chứ so sánh GDP không thể bằng. Thật khó tin một nước có chiến tranh liên miên có thể phát triển kinh tế được. Số người chết trong chiến tranh (chủ yếu trong độ tuổi lao động) chắc phải lên đến 3-4m, gần 10% dân số rồi còn gì. Chưa kể cơ sở hạ tầng khắp cả nước bị hủy hoại nghiêm trọng, sau bao nhiêu năm mà còn đầy bom mìn thì hồi đó nông nghiệp phát triển thế nào nếu không chỉ là tuyên truyền của cả hai phía?

    ReplyDelete
  4. Em ngồi mày mò với bảng số liệu thì thấy có nhiều điều thú vị, ngược lại với suy nghĩ của mình từ trước đến nay.

    1. GDP của Nhật Bản cao từ xưa đến nay so sánh với các quốc gia Đông Nam Á, chứ không phải mãi đến tận Minh Trị Duy Tân thì GDP Nhật Bản mới tăng đột biến. Năm 1820 GDP của Nhật Bản cao gấp 6 lần so với Việt Nam (càng về sau thì khoảng cách càng xa), trước đó thì Việt Nam không có số liệu để so sánh nhưng chắc chắn là có khoảng cách lớn.

    Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, GDP từ năm 1870 trở đi tăng với tốc độ đều đều chứ không đột biến. Điều đó làm em hoài nghi đánh giá cao của các nhà nghiên cứu Việt Nam đối với vai trò của cuộc cách mạng Minh Trị làm thay đổi hoàn toàn Nhật Bản.

    2. Dân số Nhật Bản năm 1820 là 31 triệu người, gấp gần 5 lần so với Việt Nam (6,5 triệu người). Theo lý giải của Maddison thì dân số Nhật Bản tăng nhanh nhờ không có chiến tranh, Việt Nam thì ngược lại chiến tranh liên tục (đọc lịch sử Việt Nam đúng là lịch sử của các cuộc chiến).

    3. Xét về GDP, dân số, GDP bình quân đầu người thì vào năm 1820 Nhật Bản đã vượt xa Việt Nam. Năm 1820 là thời cầm quyền của vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Các sử gia Việt Nam thường "oán trách" triều đình nhà Nguyễn "bế quan tỏa cảng",không chịu canh tân đất nước như Nhật Bản. Một số vị còn cho rằng nếu nhà Nguyễn thực hiện cải cách của Nguyễn Trường Tộ thì Việt Nam sẽ mạnh như Nhật Bản và không bị thực dân Pháp xâm lược.

    Em thấy thế hơi "oan" cho triều đình nhà Nguyễn, vì năm 1820 GDP của Việt Nam là 3,4 tỷ USD, Nhật Bản 20,7 tỷ USD, Pháp 35,4 tỷ USD. Nhà Nguyễn chẳng có cách nào để có thể san bằng khoảng cách quá lớn đó trong một thời gian ngắn cho dù có thực hiện các biện pháp cải tổ.

    ReplyDelete
  5. @Duy Linh: Anh không rành về lịch sử nhưng biết đâu lúc đó nếu triều Nguyễn chịu cải cách và mở cửa thì VN đã không bị Pháp đô hộ suốt 90 năm rồi lại chịu 2 cuộc chiến tranh nghiệt ngã trong thế kỷ 20? Dường như một bài học quan trọng là phải tìm mọi cách tránh chiến tranh và đổ máu. Những chính sách đại loại như "Dù phải đốt cháy hết dãy Trường sơn..." có thể rất hay trong sách giáo khoa lịch sử nhưng chưa chắc đã có lợi cho phát triển kinh tế, vẫn biết kinh tế không phải là tất cả.

    ReplyDelete
  6. Ý của em là với một xuất phát điểm thấp năm 1820 thì rất khó có khả năng VN vượt qua được các nước có xuất phát điểm cao hơn trong cùng thời gian đó.

    Nhưng chắc chắn là nếu không bị Pháp đô hộ và 2 cuộc chiến Điện Biên Phủ, chiến tranh Nam - Bắc thì tốc độ tăng trưởng GDP của VN sẽ được cải thiện tốt hơn nhiều so với thực tế.

    Em đồng ý với anh việc phải tìm mọi cách tránh chiến tranh và đổ máu, các số liệu GDP các quốc gia khác như Hàn Quốc cho thấy mỗi khi có chiến tranh thì tốc độ tăng trưởng GDP lại bị sụt giảm nghiêm trọng. (Mặc dù sau khi kết thúc chiến tranh thì nó lại tăng đột biến như tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 1976 :) )

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.