Không ai muốn có nợ nần và càng không ai muốn nhìn thấy nợ của mình tăng lên. Bởi vậy không có gì khó hiểu khi nhiều chính phủ tìm cách che dấu số nợ công bằng nhiều cách. Hi lạp đã sửa lại số liệu thống kê và sử dụng currency swap với Goldman Sachs để che giấu bớt nợ. Iceland/Ireland bảo lãnh cho hệ thống ngân hàng cũng là cách giấu các khoản "trích lập dự phòng" cho rủi ro tài chính ra khỏi ngân sách. Latvia dùng BOT để chuyển nợ từ balance sheets của chính phủ ra các công ty tư nhân, vụ PMC ở VN cũng vậy. Và vừa rồi Albany giảm bớt nợ bằng cách chính phủ bán một khách sạn cho ngân hàng trung ương với giá €30m, đắt hơn gấp 5 lần giá thị trường.
Dẫu sao nợ vẫn là nợ, đến một lúc nào đó cái kim trong bị sẽ lòi ra như Hi lạp và Iceland. Nhất là khi những khoản nợ được chi cho những công trình, dự án không hiệu quả hay bị rút ruột quá nhiều thì không sớm thì muộn nền kinh tế và người dân sẽ phải trả giá.
http://saga.vn/Taichinh/Cautrucvon/Novadonbaytaichinh/19808.saga
ReplyDeleteVietNAmyeudau said : a Giang Le có nhận xét gì về tình hình nợ công của Nhật không ? Em thấy nợ của Nhật cũng sấp sỉ với Mỹ chứ ko ít , mà lãi xuất chuy động lại rất thấp , phải chăng do họ chưa phải cầu viện vào nhu cầu nước ngoài ?
ReplyDeletebạn anonymous: Vì Nhật giảm phát suốt 2 thập kỉ vừa rồi nên nominal yield của họ thấp :) Ngoài ra có lý do khác mong chú Giang giải thích giúp cháu.
ReplyDelete@Vietnamyeudau: Bạn Anonymous (May 16, 2:59PM) nói đúng đấy. Nhật bị deflation khá lâu nên lãi suất thực lớn hơn lãi suất danh nghĩa. Bên cạnh đó demography (dân số già đi) cũng tạo pressure buộc người dân phải tăng saving. Tuy nhiên tình hình này sẽ không kéo dài lâu, đến khi người dân bắt đầu dis-save thì sức ép lãi suất sẽ tăng. Lúc đó public debt sẽ là nguy cơ cho Nhật.
ReplyDeleteVietNamyeudau said : thanks anh GIangLE .
ReplyDelete