Hóa ra không phải chỉ có TQ và VN mới có câu đối. William Easterly vừa đưa ra một vế đối lại câu nói nổi tiếng của Keynes (Easterly gọi là counter-quote):
Keynes: "In the long run we are all dead."
Easterly: "In the long run we are all better off because our dead ancestors stuck with capitalism."
Lời của ông Keynes thì em có thể hiểu (nhưng không biết hiểu sai hay đúng ^^): Cuối cùng thì chúng ta sẽ chết!
ReplyDeleteNhưng Câu đối của Easterly thì em "mù tịt": Cuối cùng thì chúng ta sẽ sống sướng hơn vì tổ tiên đã khuất của chúng ta đã nỗ lực để tích lũy tư bản.
Không suôn tí nào! :(
@Hoài Thương: Cần phải đặt câu của Keynes trong ngữ cảnh lúc ông phát biểu thì dịch mới đúng.
ReplyDeleteKhi Keynes đưa ra lý thuyết kinh tế của mình, cho rằng market không phải lúc nào cũng hoạt động tốt và cần phải có sự can thiệp của nhà nước (fiscal/monetary policy), nhiều nhà kinh tế theo trường phái laissez-faire phản bác lại. Họ lập luận rằng về lâu dài các chính sách kinh tế của nhà nước không có ảnh hưởng gì vào tăng trưởng và việc làm (đường long-run aggregate supply thẳng đứng). Việc Keynes kêu gọi can thiệp của nhà nước vào thị trường có xu hướng socialism nên không thể chấp nhận trong một nền kinh tế tư bản.
Keynes phản bác lại bằng câu nói "In the long run we are all dead" với ngụ ý các anh có thể đúng trong dài hạn, nhưng tôi không quan tâm vì nó quá xa vời. Trong ngắn hạn chính phủ phải làm cái gì đó để giảm bớt ảnh hưởng xấu của chu kỳ kinh tế (khủng hoảng/suy thoái) vào đời sống người dân. [Keynes luôn nhấn mạnh vào ngắn hạn, một câu nói nổi tiếng khác của ông mà tôi quote trên header của blog này cũng cho thấy như vậy: "The market can stay irrational longer than you can stay solvent."]
Câu "đối" lại của Easterly có 2 ý sau khi ông đọc quyển "This time is different" của Reinhart & Rogoff (xem link bên trên). Thứ nhất Easterly cho rằng chúng ta không thể thiển cận chỉ nhìn vào ngắn hạn mà phải nghĩ đến tương lai lâu dài của nhân loại. Đúng là về lâu dài "we are all dead" nhưng cái chúng ta mong muôn là "we are all better off". Không thể vì "we are all dead" trong tương lai mà chúng ta có thể muốn làm gì thì làm trong ngắn hạn (vd tăng public debt quá mức).
Thứ hai, sâu xa hơn, Easterly ngụ ý sở dĩ thế giới (Mỹ và các nước phát triển) được phồn vinh như ngày hôm nay là vì các ancestors của họ đã không thiển cận chỉ nghĩ đến short run mà đã kiên quyết đi theo con đường capitalism trong quá khứ. Giảm thiểu can thiệp của nhà nước vào thị trường (tuân thủ nguyên tắc laissez-faire), trong ngắn hạn có thể sẽ gây ra ảnh hưởng xấu như Keynes cảnh báo, nhưng trong dài hạn xã hội sẽ luôn luôn better off.