Monday, March 15, 2010

Hawkish Krugman


Krugman đề suất đánh thuế 25% lên hàng nhập khẩu từ TQ để chống lại undervalued RMB policy của nước này (Mỹ đã dùng biện pháp này với Nhật và Đức năm 1971 để 2 nước này phải chấp nhận nâng giá nội tệ). Cách đây vài tháng tôi đã notice một làn sóng hawkish rhetorics của các nhà kinh tế và phân tích phương Tây đối với TQ. Lúc đó tôi đã lo ngại có thể đó là mở màn của một trade war nếu TQ không nhượng bộ. Tuy nhiên có vẻ Obama đã quá soft và không có động thái gì cả. Liệu lần này tiếng nói của Krugman có ảnh hưởng gì không? Chí ít với tình hình lạm phát trong nước đang tăng và đám mây khủng hoảng đã qua đi, có lẽ TQ sẽ dễ dàng nhượng bộ hơn so với vài tháng trước. Nên nhớ TQ tăng lãi suất hoặc tăng RRR mạnh cũng sẽ tương đương một phần với tăng tỷ giá RMB, một biện pháp tránh bị mất mặt cho TT Wen Jiabao.

Update: Cả lần trước lẫn lần này hawkish rhetorics đều xảy ra trước G20 meeting.

Update (17/03): Ai cũng biết Krugman ghét Bush (policy) như thế nào, tuy nhiên lời kêu gọi bên trên của Krugman bị ví như lời kêu gọi của Bush đánh Iraq, nghĩa là dựa trên những bằng chứng mơ hồ và rất arrogant.


2 comments:

  1. Mankiw đã có một bài nói về vấn đề này với một cái nhìn khác với Krugman (Mankiw cũng vừa khẳng định lại là quan điểm của ông vẫn không thay đổi): http://gregmankiw.blogspot.com/2010/03/chinese-currency-question.html

    Không biết bác Giang có comment gì về 2 cái nhìn đối nghịch này?

    ReplyDelete
  2. @Truong Bui: Lần này có vẻ Mankiw tránh không muốn đối đầu trực tiếp với Krugman nên đã refer đến một bài viết năm ngoái. Đọc lại bài này thấy lập luận của Mankiw không mạnh. Minkiw cho rằng RMB đã appreciated trong mấy năm vừa rồi nhưng cố tình lảng tránh không đề cập đến liệu 21% trong thời gian đó đã đủ chưa. Tôi đã thấy một số nghiên cứu nói hiện tại RMB vẫn đang undervalued khoảng 20-25%.

    Lập luận thứ hai của Mankiw rằng yêu cầu TQ nâng giá RMB tương đương với "stop lending to US". Có 2 vấn đề với lập luận này. Thứ nhất là nếu RMB revaluation tương đương với stop lending to US thì điều đó chứng minh các argument hiện tại là undervalued RMB tạo ra US-China trade deficit là đúng, ngược lại với lập luận của Mankiw. Thứ hai là Mankiw và rất nhiều economist khác muốn Mỹ giảm public debt, như vậy nếu China stops lending to US thì phải là điều tốt chứ không phải là điều US không muốn.

    Một điều nữa mà Mankiw không nhắc đến là không chỉ TQ mà các EM khác cũng phải accumulate foreign reserves để chạy đua với TQ giữ cho hàng xuất khẩu của mình competitive. Như vậy chính sách tỷ giá của TQ bị magnified lên chứ không chỉ với RMB. Tuy không phải tất cả nhưng nhiều economist cho rằng international balances trong thập kỷ vừa qua là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến GFC vừa rồi. Do đó giải pháp longterm phải là giải quyết các imbalances đó và RMB lên giá là một yếu tố quan trọng.

    Thực ra tôi thích phản biện của Ryan Avent (link trong Update bên trên) hơn. Điều mà Krugman không tính đến là liệu một biện pháp rất arrogant của Mỹ có giải quyết được tình hình hay không? TQ có những internal/political constraints nội tại chứ không hẳn lãnh đạo TQ không hiểu rằng revalue đồng RMB sẽ có lợi cho toàn thế giới. Avent cũng nhấn mạnh vào cái ý cuối cùng tôi viết bên trên là TQ không muốn bị mất mặt vì phải nhượng bộ Mỹ, một đặc thù châu Á. Bởi vậy approach của Krugman và những hawkish commentors khác không hiệu quả.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.