Saturday, March 13, 2010

Names II


Tôi nghe nói một số cặp vợ chồng ở VN thích đặt tên con bắt đầu bằng chữ A (vd Anh, An) vì khi đi học con mình sẽ được xếp đầu danh sách học sinh. Tôi không hiểu lý do lắm cho đến khi đọc được một nghiên cứu (dạng freakonomics) về mối liên hệ giữa chữ cái bắt đầu của tên với academic performance. Đại loại là các tác giả khám phá ra rằng trẻ em có tên bắt đầu bằng các chữ cái ở đầu bảng alphabet có kết quả học tập trung bình cao hơn những em có tên bằng các chữ cuối bảng. Tôi không nhớ giải thích của các tác giả đưa ra vì thấy không thuyết phục lắm nhưng có lẽ các phụ huynh ở VN có lý khi muốn con mình xếp đầu danh sách.

Hôm nay đọc được một thống kê tương tự về mối liên hệ giữa chữ cái đầu của tên tác giả với citation các bài nghiên cứu của họ. Theo số liệu của 23000 tác giả có đăng ký trên RePec, một database lớn về các nghiên cứu kinh tế, có bằng chứng cho thấy những người có tên đứng đầu bảng chữ cái cũng có lợi thế hơn vì được nhiều citation hơn. Không kể chất lượng bài nghiên cứu (và các yếu tố khác), trung bình một bài viết của một tác giả có tên bắt đầu bằng chữ A có nhiều hơn 1 citation so với tác giả có tên bằng chữ Z. Tất nhiên đây chỉ là correlation chứ không phải causation, rất có thể một vài tác giả lớn như Akerlof hay Acemoglu làm skew kết quả này. Tuy nhiên để cho chắc ăn, ai sắp có con nên suy nghĩ thêm một chút về chữ cái đầu tiên của con mình :-). Nên nhớ chỉ có VN mới xếp danh sách theo tên chứ không phải theo họ nên bạn mới có lựa chọn này.


6 comments:

  1. "Tôi nghe nói một số cặp vợ chồng ở VN thích đặt tên con bắt đầu bằng chữ A (vd Anh, An) vì khi đi học con mình sẽ được xếp đầu danh sách học sinh."

    Không hẳn vậy anh ơi. Thông thường người ta đặt tên con bằng ký tự ở giữa bảng chữ cái, để đi thi khỏi ngồi bàn đầu hoặc bàn cuối, lúc gọi trả bài thì cũng tránh được "ưu tiên".

    ReplyDelete
  2. đúng là mình cũng thấy người nào tên bằng chữ A đều xinh đẹp và học giỏi ,con nhà giàu, ngoan hiền , nhưng hay chết yểu.
    ví dụ : cô bạn của mình :con nhà giàu, đi du học diện học bỗng năm 11 của trường lê hồng phong sang Anh , con của trưởng khoa bệnh viện lớn , là con gái duy nhất xinh đẹp => chết khi vừa 18 tuổi do ung thư.
    một cậu em trai học dưới mình 3 khóa , con bác sỹ khoa sản nổi tiếng nhất tỉnh ,là con trai duy nhất , cũng được học bổng sang úc năm lớp 10, => chết đuối do trượt chân xuống hồ bơi

    ReplyDelete
  3. hì mới có hai người ah mà bạn kiu đặt tên bằng chữ cái đầu thì chết yểu,thường thì người ta thường đặt tên bắt đầu từ ký tự thứ 3_8 trong bản chữ cái,vì như thế nó sẽ có lợi cho con cái trong việc học cũng như sắp xếp thứ tự trong nhìu thứ,còn ở việt nam ngoài việc đặt tên sao cho có lợi cho con cái mình(tùy tâm lý của người mẹ muốn con mình như thế nào) thì còn phải có ý nghĩa,và dựa vào sự liên tiếp từ trong dòng họ,hay mong muốn con cái mình giống những ai đã từng mang tên đó:)

    ReplyDelete
  4. @Mr.Do: Hóa ra có nhiều "theories" về cách đặt tên ở VN nhỉ. Nhưng cách nào cũng liên quan đến chuyện học hành của con cái, người VN "hiếu học" thật.

    @Anonymous (Mar 13): Hay tại vì "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"?

    @Anonymous (Mar 14): Còn một điều nữa là phải tránh tên của ông/bà/chú/bác..., ngày xưa còn phải tránh tên vua/quan.... Rắc rối quá :-(

    ReplyDelete
  5. Em thấy mấy cái nghiên cứu kiểu này thật là vớ vẩn, kiểu gì chả có kết quả là các trẻ em có tên bắt đầu bằng các chữ cái ở "đoạn nào đấy" của bảng alphabet có kết quả học tập trung bình cao hơn những em có tên bằng các chữ cái ở phần còn lại của bảng alphabet. Ví như sau khi thống kê ra kết quả là những em có tên bắt đầu bằng vần j có kết quả học tập tốt nhất so với những em có tên bắt đầu bằng vần khác thì họ lại công bố lên thế thôi.
    Theo em là mất thời gian :D

    ReplyDelete
  6. @Xeko: Đúng là những dạng freakonomic research như thế rất "mất thời gian" mà chưa chắc đã có value gì mấy cho xã hội. Tuy nhiên theo anh nó cũng có validity về mặt học thuật chứ không hẳn là "vớ vẩn". Thứ nhất về mặt statistics, những kết luận của freakonomics đều phải đảm bảo statistical significance, cái này là sự khác biệt quan trọng so với ví dụ 2 người bạn của bạn Anonymous (Mar 13) bị chết yểu nói trên. Thứ hai là trong các nghiên cứu này tác giả phải assume một mô hình nào đó, nghĩa là phải có một lý thuyết (có thể là gián tiếp) về mối quan hệ giữa tên người và kết quả học tập. Chính vì có các mô hình như vậy nên freakonomic research có nhiều kết luận bất ngờ và thú vị, cho nên các tác giả mới bán được sách :-)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.