Thursday, March 25, 2010

Stagflation


Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng tăng lãi suất có thể dẫn đến lạm phát tăng cao, ngạc nhiên chưa? Lập luận của ông Thúy là lãi suất cao sẽ làm aggregate supply giảm, do vậy làm mặt bằng giá tăng lên. Nói cách khác ông Thúy cảnh báo khả năng xảy ra stagflation: kinh tế suy thoái trong khi lạm phát vẫn tăng cao. Liệu stagflation có thể như ông Thúy cảnh báo hay không?

Kinh tế chậm lại, thậm chí suy thoái, khi lãi suất tăng cao là điều không phải bàn cãi. Nhưng lạm phát tăng còn tùy thuộc vào aggregate demand nữa (bạn còn nhớ hai cái que cắt nhau hình chữ X không?). Bổ tiếp cái AD ra sẽ có C+G+I+X. Trên nguyên tắc C sẽ giảm khi lãi suất tăng (vì income/wealth/liquidity effects). I giảm là hiển nhiên, nếu không chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ năm ngoái chẳng có tác dụng gì sao. G có giảm hay không tùy thuộc vào xếp của ông Thúy. X chắc chắn chẳng liên quan gì đến lãi suất trong nước nên không cần quan tâm ở đây. Tóm lại AD sẽ giảm, có điều liệu nó có giảm đủ nhanh để bù trừ cho sự sụt giảm trong AS hay không?

Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy AD luôn giảm nhanh hơn AS khi lãi suất tăng, trừ trường hợp AS còn bị các thể loại external shocks khác (như thiên tai hay giá dầu tăng chẳng hạn - xem thêm bài này của David Beckworth). Tất nhiên VN luôn luôn "không giống ai" nên chẳng biết thế nào mà lần, không chừng ông Thúy nói đúng.

Update (21/4): Ở trên tôi viết C giảm khi lãi suất tăng vì income/wealth/liquidity effects. Lập luận của tôi về wealth effect là khi lãi suất tăng dẫn đến discount rate tăng và do vậy wealth giảm (wealth = discounted (future) cashflow). Tuy nhiên Michael Pettis cho rằng ở TQ (và có thể ở VN) khi đa số người dân dự trữ wealth trong deposit accounts thì wealth effect ngược lại. Nghĩa là khi lãi suất tăng thì wealth tăng (do tiền gửi tiết kiệm có lãi suất cao hơn) dẫn đến tăng C.


10 comments:

  1. bác kết luận 1 câu hay ghê đó :)

    ReplyDelete
  2. Hôm qua cháu lên mạng đọc phát biểu này của ông Thúy đã cực kỳ bức xúc không biết ông ấy quăng cái AD đi đâu (tự nhiên thấy nghi ngờ về kiến thức kinh tế của bản thân mình không biết có bị hổng hay không mà không hiểu ông Thúy nói gì). Hôm nay lên đây thấy bác Giang viết về cái tuyên bố "điên điên" này, liền thở phào một cái! :).

    ReplyDelete
  3. Theo tôi nghĩ thì ông Thúy cũng có lý phần nào. Ngòai việc tăng lãi suất thì có thể làm đồng tiền mạnh lên, đồng thời kiềm chế lạm phát ra thì việc tăng lãi suất cũng ảnh hưởng đáng kể đến aggregate supply như bác Giang đề cập. Tức là doanh nghiệp sẽ không thể vay dễ dàng để mở rộng hàng hóa nên số hàng hóa sẽ bị... liệt vào diện khang hiếm và sẽ đội giá mà lên. Điều tất yếu sẽ là lạm phát. Cũng như bác Giang đề cập là tăng lãi suất cũng ảnh huởng đến aggregate demand. Nhưng mà trong bối cảnh VN, người tiêu dùng còn chưa có quen vay muợn ngân hàng, dùng credit cards, hay những thứ đại lọai có liên quan đến nhà băng để chi tiêu cá nhân(trừ mua nhà cửa) thôi. Bởi vậy tôi nghĩ rằng lãi suất sẽ more inelastic so với kịch bản của các nuớc phuơng tây. Và đây có lẽ cũng là 1 trong những điều "không giống ai" mà bác thắc mắc chăng.

    ReplyDelete
  4. Các bác quá academic nên khó hiểu cũng phải thôi.

    Ít nhất tại thời điểm này, thị trường tín dụng của nước ta vẫn khác nhiều với các nước tư bản phát triển. Vay ở từ chợ đen bà con ta ít nhất cũng phải trả 2-3%/tháng, nếu không muốn nói là 5% hay hơn. Nếu công ty nào thường đi vay tiền ngân hàng, thì bây giờ sẽ được thông báo một câu xanh rờn: Cho vay 100%, nhưng lại phải gửi lại ngân hàng 25% (Bó tay!).

    Thêm nữa, các mặt hàng thiết yếu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi tiêu của đại bộ phận dân chúng nước ta. Nên chắc cũng khác nhiều so với các nước phát triển.

    ReplyDelete
  5. Bổ sung thêm ý kiến của Evil Economist. Tôi nghĩ tác động của interest rate đối với consumption không chỉ là về mặt vay tiêu dùng không (riêng với việc mua nhà cửa - residential fixed investment thì phải xếp vào Investment mới đúng), mà còn về mặt saving nữa. Theo substitution effect thì tăng real interest rate sẽ làm tăng saving và vì thế discourage consumption ở thời điểm hiện tại. Hay nói cách khác người dân sẽ delay consumption đến một thời điểm khác trong tương lai. Đó cũng là một kênh quan trọng để giảm C chứ không nhất thiết phải thông qua hình thức tín dụng.

    ReplyDelete
  6. Không biết nước ta người dân vay tiêu dùng là bao nhiêu phần trăm nhỉ? Tôi thấy phần nước ta người dân đi mua đồ bằng tiền mặt còn nhiều lắm. Khác hẳn với nhiều nước phát triển? Vậy thì "C" của nước ta sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong cái AD chung chung ấy?

    Con nếu muốn tránh lạm phát lâu dài, và cả stagflation nữa, có lẽ productivity mới là điều quan trọng đối với nước ta. Sau mỗi lần khủng hoảng, ở các nước phát triển, số lượng việc làm chưa recover trước mà thường thấy productivity được cải thiện trước.

    Ví dụ, về productivity Việt Nam: Chỉ cần bước ra cửa thôi, các bạn hãy nhìn những con đường. Đường của nước khác dùng được 50 năm.., còn đường của chúng ta chỉ dùng được 10 năm.. Chẳng những thế, vừa thi công xong lại đào lên.

    Nói về vấn đề productivity, có lẽ anh Giang sẽ phân tích được sâu hơn, còn em chỉ nhìn được phần nổi của tảng băng trôi mà thôi.

    ReplyDelete
  7. @All: Lãi suất có tác động lên consumption ngoài kênh liquidity constraint (saving/borrowing) còn qua income/wealth effect. Ở VN cái sau chắc có vai trò chính.

    @Anonymous (Mar 25): Em phải cẩn thận với thống kê productivity. Thường người ta công bố labor productivity=Y/L. Do vậy khi thất nghiệp cao labor productivity tăng theo là điều tất yếu.

    ReplyDelete
  8. Hình như tôi không hiểu ý bác Giang về income/wealth effect. Không biết khi tăng lãi suất thì sẽ ảnh huởng gì đến wealth/ income effect nhỉ. Hình như chỉ có inflation mới tác động đến wealth/income effect mà thôi...

    ReplyDelete
  9. Hì,lâu kô vào blog của anh Giang. Thấy nhớ nhớ...
    Đọc entry của anh lập tức em nhớ đến câu "Việt nam luôn luôn là trường hợp ngoai sách giáo khoa" của thầy Đức dạy môn lí thuyết tài chính tiền tệ.
    Hồi trước em nghe câu này chỉ thấy kì kì, dần dần mới vỡ lẽ hơn...
    Anh Giang có biết Mr Đức khoa tài chính ngân hàng trường kinh tế quốc dân không ?

    ReplyDelete
  10. @Anonymous (Mar 27): Trong partial equilibrium analysis thì bác nói đúng. Nhưng trong general equilibrium framework thì consumption giảm do income giảm do lãi suất tăng làm output giảm, và valuation effect làm giảm wealth (e.g. discount rate tăng).

    @ALAM: Anh không biết Mr. Đức.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.