Tuesday, May 3, 2011

Central planning


Năm ngoái một thầy giáo VN có sáng kiến hát nhạc rap để dậy các kiến thức vật lý phổ thông, tình cờ một nhóm economists ở Mỹ cũng sử dụng hình thức "giảng bài" mới mẻ này để truyền bá chủ để Keynes vs Hayek và họ cũng rất thành công như thầy giáo vật lý ở VN. Video bài nhạc rap trên Youtube đã có hơn 2 triệu lượt người xem và đã được giới econblogs ca ngợi hết lời (me too :)). Tuần trước phần 2 của video này xuất hiện trên Youtube và lại được rất nhiều econblogger nặng ký link đến (Taylor, Mankiw, DeLong, Cowen, Free Exchange).


Sáng nay cả Krugman và Vietstudies link đến một bài của Jonathan Chait có trích dẫn ý kiến của David Frum về video này cho rằng chỉ trích Keynes ủng hộ central planning là sai. Frum cho rằng Keynes không bao giờ ủng hộ central planning theo mô hình Xô viết vào thời điểm 30-40 mà ông cổ súy cho government spending trong giai đoạn Great Depression khi private consumption/investment sụt giảm. Krugman cũng nhiều lần nhấn mạnh vào điểm này và chỉ ra vai trò của government trong giai đoạn nền kinh tế bị rơi vào liquidity trap. Tuy nhiên Tyler Cowen vừa trích dẫn một đoạn Keynes viết cho Hayek phản hồi quyển "The road to serfdom" như sau:

"I should say that what we want is not no planning, or even less planning, indeed I should say that we almost certainly want more."

Câu này cũng được Daniel Yergin và Joseph Stanislaw trích dẫn trong bộ phim và quyển sách Commanding Heights (đã được NXB Tri thức phát hành bằng tiếng Việt) như là bằng chứng cho việc Keynese ủng hộ central planning. [Ngoài lề: Năm 2006 tôi và một số đồng nghiệp ở Fulbright school đã dịch và lồng tiếng cho bộ phim này để chiếu cho sinh viên xem. Tôi đã được phân công lồng một đoạn tiếng của Keynes :-)]. Đây là một bộ phim/sách rất hay (highly recommended), nhưng tiếc là các tác giả đã "frame" tư tưởng của Keynes thành central planning theo mô hình Xô viết mà Hayek kiên quyết chống. Bộ phim này đã popularize cụm từ "fight of the century" thành biểu tượng song hành của cuộc đấu tranh giữa socialism vs capitalism (hay central planning vs free market) và Keynes vs Hayek trong thế kỷ 20. Đây là điều bất công cho Keynes và cho cả ... Marx.

Quan điểm cá nhân của tôi là vai trò của government trong một nền kinh tế thị trường có dạng Laffer curve (inverted U-shape). Nghĩa là cả Laissez Faire và central planning kiểu Xô viết đều là non-optimum extremes, một điểm tối ưu phải nằm ở giữa 2 thái cực này. Tôi không rõ hiện tại Mỹ và các nước tư bản phát triển đã vượt qua đỉnh chưa (nếu chưa thì Keynes đúng còn nếu rồi thì Hayek đúng :)), nhưng tôi tin chắc rằng VN đã vượt qua đỉnh. Nghĩa là giảm bớt government intervention/central planning sẽ có lợi hơn cho nền kinh tế.


Update (5/5): Krugman vừa viết một bài có vẻ để "chạy tội" cho câu nói bên trên của Keynes, cho rằng mọi người không nên đào xới từng câu từng chữ những gì Keynes đã viết mà nên tập trung vào những gì những nhà kinh tế theo trường phái này hiện đang nói. Tôi cũng có cùng quan điểm như vậy nhưng không phải vì muốn "chạy tội" cho Keynes. Một lý thuyết/trường phái nếu cứ dựa vào tư tưởng/phát ngôn của một (vài) nhân vật trong lịch sử, dù vĩ đại đến mấy chăng nữa, sẽ không phát triển được và sẽ tụt hậu. Một trong những lý do tôi không thích/ủng hộ trường phái Áo là gần như đọc bài viết nào của trường phái này cũng thấy các tác giả nhắc đến Mises và/hoặc Hayek. Tương tự như vậy với các trường phái Marx/Engels/Lenin/Mao/HCM.


6 comments:

  1. Hihi cháu có cuốn này và có luôn bộ phim lồng tiếng chắc trong đó có giọng chú luôn á. Mà hồi đó đọc cũng thắc mắc cái vụ kế hoạch hóa trong cuốn này vì Keynes cũng là người chống XHCN mà ^^

    ReplyDelete
  2. Khoá học mùa hè miễn phí dành cho sinh viên có mối quan tâm đặc biệt tới những nền tảng triết lý và luân lý căn bản của kinh tế thị trường do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức.

    http://vepr.org.vn/home/index.php?option=com_content&task=view&id=1143&Itemid=337:testset

    Các bạn sinh viên ở Tp.HCM muốn tham gia khóa học này vào 3 ngày 27-29/5 liên hệ với mình qua email: duylinh45@gmail.com

    (Xin phép anh Giang cho em được thông báo khóa học về kinh tế cho các bạn sinh viên quan tâm).

    ReplyDelete
  3. Bác Giang cho chúng em link down bộ phim này với. Tìm hoài trên mạng không thấy, cảm ơn Bác Giang nhiều.

    ReplyDelete
  4. @Duy Linh: Not a problem. Nhưng khóa học này do bác Đinh Tuấn Minh phụ trách thì các bạn sinh viên kinh tế sẽ theo trường phái Áo hết :-). Dẫu sao cũng xin cám ơn VEPR (và các sponsors) đã có ý tưởng rất hay này.

    @Anonymous (May 9): Bạn có thể xem phim (tiếng Anh) trên website của Commanding Heights tôi link bên trên. Còn phim lồng tiếng Việt tôi không có link, bạn liên hệ với bạn meouotsung bên trên xem sao.

    ReplyDelete
  5. Có thằng bạn dạy cái này mà xin dzô nhóm nó hoài mà nó ko cho

    ReplyDelete
  6. Lại lôi bài cũ của anh lên :)

    Em đọc cuốn Lý thuyết tổng quát (bản dịch tiếng Việt) của Keynes cũng như những người theo trường phái hậu Keynes thì rõ ràng quan điểm của họ không phải là central planning, họ chỉ không đồng ý với khả năng tự điều tiết của thị trường nên đề xuất việc can thiệp của nhà nước vào một số thời điểm đặc biệt như suy thoái kinh tế bằng cách tăng chi tiêu của nhà nước để thay thế cho tiêu dùng hay đầu tư của cá nhân sụt giảm trong thời kỳ này.

    Sau khi kinh tế phục hồi thì nhà nước sẽ rút dần các chính sách kích cầu đi để thị trường tự điều tiết. Vấn đề ở chỗ là nhà nước có xu hướng lạm dụng cách chính sách kích cầu.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.