Gần đây một số ý kiến cho rằng cần có biện pháp "huy động 500 (hay 1000) tấn vàng trong dân" chứ cứ để người dân cất số vàng này trong két ở nhà sẽ rất rất lãng phí. Dưới đây là một số suy nghĩ của tôi về vấn đề này trên quan điểm thuần túy lý thuyết kinh tế học (macro).
Thử tưởng tượng một nền kinh tế đóng không có trao đổi ngoại thương và đầu tư với bên ngoài (một island economy như trong textbook kinh tế). Giả sử nền kinh tế đó có "1000 tấn vàng trong dân" và người dân có willingness giữ 800 tấn như một hình thức tiết kiệm (store of value), 200 tấn còn lại được các tiệm vàng giao dịch hàng ngày như một dạng medium of exchange song song với nội tệ. Vào một thời điểm nào đó người dân bất ngờ có nhu cầu giảm tiết kiệm và muốn bán bớt vàng, có thể vì họ cần tăng chi tiêu hay xuất hiện một số cơ hội đầu tư tốt. Điều này cho thấy họ lạc quan hơn về tương lai kinh tế của mình và/hoặc của cả xã hội. Nếu willingness giữ vàng giảm xuống còn 700 tấn, tổng số vàng được giao dịch sẽ tăng lên 300 tấn. Chuyện gì sẽ xảy ra trong nền kinh tế này?
Vì vàng không bị cấm sử dụng như một hình thức medium of exchange, việc lượng vàng được giao dịch hàng ngày tăng lên tương đương như money supply tăng. Nên nhớ việc tăng money supply này nằm ngoài ý chí của central bank, hoàn toàn vì người dân thay đổi willingness của mình vì họ thấy lạc quan về tương lai. Trong ngắn hạn AD tăng lên dẫn đến lạm phát tăng (nhưng giá vàng giảm). AS sẽ tăng trong tương lai (vì đầu tư tăng) còn trong ngắn hạn nó phụ thuộc vào capacity constraint, nghĩa là nền kinh tế hiện tại đã sử dụng hết công suất hay chưa. Nếu nền kinh tế đã hết công suất, AS không thể tăng trong ngắn hạn nên GDP không tăng và kết quả là chỉ có lạm phát gia tăng, nghĩa là người dân đã sai lầm khi quá lạc quan vào tương lai kinh tế và đẩy nền kinh tế phát triển quá nóng. Những lập luận này cho thấy việc "huy động" thêm 100 tấn vàng trong dân sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào khả năng "hấp thu" thêm số vốn này của nền kinh tế, nói cách khác là nền kinh tế còn capacity để sản xuất thêm hay không.
Điều này cũng đúng với bất kỳ loại tài sản tiết kiệm nào khác chứ không chỉ với vàng. Khi người dân bán bớt của cải (vàng, đô la, đất đai,...) để đầu tư hay tăng tiêu dùng, có thể vì họ lạc quan hơn hay họ nghe theo lời kêu gọi "huy động vốn trong dân" của nhà nước, thì tác động cuối cùng phụ thuộc vào năng lực sản xuất thực của nền kinh tế vào thời điểm đó. Xét trên quan điểm tiền tệ, central bank hoàn toàn có thể tăng money supply mà không cần người dân bán vàng hay các tài sản khác nếu cơ quan này cho rằng nền kinh tế còn excess capacity. Kinh tế học (Keynesian & monetarism) cho rằng việc money supply tăng do central bank chủ động làm như vậy tương đương như trường hợp người dân lạc quan hơn và gián tiếp làm tăng money supply qua việc bán bớt tài sản. Tất nhiên việc đánh giá capacity của nền kinh tế không dễ nên nếu central bank không "giỏi" thì tốt nhất nên để người dân/nền kinh tế tự quyết định có nên tăng money supply hay không. Tương tự như vậy, kêu gọi hay ép buộc "huy động vốn/vàng trong dân" vừa thừa vừa có rủi ro người làm chính sách đánh giá sai tình trạng capacity constraint hiện tại.
Với một nền kinh tế mở chứ không đóng như giả định ban đầu, capacity constraint sẽ bớt chặt vì người dân có thể bán vàng ra nước ngoài để đổi lấy máy móc, hàng hóa, dịch vụ về cho mục đích đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên điều này chủ yếu giúp cho lạm phát không tăng cao chứ GDP không được lợi gì (sản xuất trong nước không tăng) nếu domestic capacity đã tới hạn. Vậy điều gì giới hạn capacity của một nền kinh tế: cơ sở hạ tầng yếu kém, bị thắt cổ chai, nhân công không đủ trình độ, kỷ luật lao động kém, và nhất là hệ thống hành chính có bản chất đúng với nghĩa đen "hành là chính". Thêm vào đó, trong cái capacity constraint vốn đã quá hẹp này nhà nước lại muốn phần của mình thật nhiều, tất nhiên sẽ crowd out năng lực sản xuất đáng ra phải dành cho private sector. Sẽ là tai họa trong thời điểm hiện tại nếu toàn dân VN nghe theo lời kêu gọi của nhà nước bán hết vàng đi đầu tư và tiêu dùng. Nhưng tôi tin người dân không đến nỗi ... dại như vậy.
Phân tích của anh Giang rất chuẩn trong trường hợp vàng và $ vừa đóng vai trò là phương tiện cất trữ và phương tiện thanh toán nhưng tại sao ở cuối bài anh lại kèm thêm đất vào. Theo em hiểu thì đất là 1 tài sản rất kém liquid, không phải là phương tiện thanh toán nên việc bán đất đi để chi tiêu hoặc để đầu tư sản xuất không thể làm tăng money supply. Nếu bán đất đi để lấy ngoại tệ nhập máy móc thiết bị thì làm giảm money supply nữa là đằng khác.
ReplyDeleteTheo em hiểu thì việc huy động 1000 tấn vàng trong dân ở đây có nghĩa là nhà nước đang cà cuống vì thiếu $. In tiền VN ra để đổi lấy $ thì không thể được bởi vì nó sẽ biến VND thành giấy lộn. Có một cách để thu $ là dùng vàng để đổi lấy $.
[quote]Vậy điều gì giới hạn capacity của một nền kinh tế: cơ sở hạ tầng yếu kém, bị thắt cổ chai, nhân công không đủ trình độ, kỷ luật lao động kém, và nhất là hệ thống hành chính có bản chất đúng với nghĩa đen "hành là chính"[/quote]
ReplyDeleteĐiều này không đúng.
Những yếu tố tiêu cực nói trên chỉ có thể khiến cho năng lực của nền kinh tế tại thời điểm hiện tại nhỏ hơn khả năng tiềm tàng của nó, chứ không khiến cho nền kinh tế không còn khả năng tăng trưởng nữa (tức là tới hạn). Trái lại là đằng khác, nếu những yếu tố tiêu cực đó được cải thiện thì năng lực sản xuất sẽ tăng, cũng tức là nền kinh tế với những yếu tố tiêu cực tạm thời đó vẫn còn dư địa rất lớn cho tăng trưởng.
Lấy ví dụ VN. Cùng với thời gian thì hạ tầng chỉ có tốt lên, trình độ nhân lực tăng lên, sự quản lý của Nhà nước cũng khá dần lên v.v... Chẳng có lý do gì để nói rằng kinh tế VN đã tới hạn, không thể tăng trưởng được nữa.
Ngược lại, chính ở những nền kinh tế mà cái gì cũng tốt hết mức: hạ tầng, nhân lực, quản lý Nhà nước v.v... thì mới hết dư địa tăng trưởng, tức là tới hạn. Cứ nhìn Nhật Bản thì biết, suốt hai thập kỷ qua tốc độ tăng trưởng GDP loanh quanh ở mức 0 - 0,5%. Nghe các kinh tế gia Nhật dạy dỗ VN cách thức thay đổi mô hình tăng trưởng mà buồn cười - sao họ không tư vấn cho Chính phủ nước họ cách thức làm sao thoát khỏi tình trạng trì trệ kinh tế đi đã? Họ tài thế, giỏi thế, sao kinh tế cứ trì trệ hoài?
Cho nên câu trả lời cho câu hỏi "cái gì giới hạn khả năng tăng trưởng của một nền kinh tế?" phải tìm ở chỗ khác.
(Tiếp)
ReplyDeleteỞ trên là nói về năng lực tăng trưởng của một nền kinh tế trong dài hạn. Còn xét trong ngắn hạn, tại một thời điểm nhất định, thì việc capacity của nền kinh tế đã tới hạn hay không cũng không phụ thuộc vào các yếu tố như giangle liệt kê.
Lấy ví dụ. Nền kinh tế A có các yếu tố tiêu cực đó, cho nên tuy năng lực tiềm tàng của nó có thể là 20 thì hiện tại chỉ được có 10. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại nền kinh tế mới chỉ dùng đến 5 phần năng lực, tức là chưa tới hạn, vẫn có thể sản xuất thêm 5 phần nữa.
Còn nền kinh tế B mọi yếu tố kia đều tốt cả, năng lực thực của nó là 100, và vào thời điểm hiện tại nó đã dùng tới 99. Nó chẳng còn dư địa là bao, capacity constraint của nó còn chật hơn nền kinh tế A nhiều.
cháu đồng ý là trong ngắn hạn thì capital constraint sẽ bị giới hạn bởi những yếu kém bác kể trên. cái này cũng có thể thấy rõ qua tăng năng suất lao động của VN những năm qua. vô cùng chậm chạp. nhưng đó chỉ là trong ngắn hạn. trong dài hạn thì có lẽ câu chuyện sẽ khác. còn 1 vấn đề nữa là trong dư địa tăng trưởng đó, bác có nói do state sector đã crowd out khu vực tư nhân. nhưng có 1 số nước theo cháu biết ( Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan...) họ đã rất thành công với tăng trưởng kinh tế dựa vào khu vực NN. vậy sự khác biệt giữa kinh tế NN của VN và các nước đó là gì? mong bác chỉ giáo ạ
ReplyDelete@Anonymous May 10, 2011 1:51 AM :
ReplyDelete(1)Tôi nghĩ ý của bác Giang không phải là các yếu tố đó không làm nền kinh tế " không còn khả năng tăng trưởng nữa " như bạn nói; mà nên hiểu các yếu tố tiêu cực đó là các điểm cản trở (điểm yếu) làm cho nền kinh tế không thể hấp thụ hiểu quả các nguồn lực mới (trong ngắn hạn). Do đó nền kinh tế ko tăng trưởng THÊM (khi hấp thu các nguồn lực mới), hệ quả là lạm phát. Còn ví dụ của bạn tôi ko hiểu, " năng lực tiềm tàng của nền kinh tế " là 20 nghĩa là như thế nào ? Bạn xét tiêu chí gì vậy ? Thước đo là gì ? ...
(2) Nhật Bản từng là một nước đang phát triển đi lên thành một nước phát triển hàng đầu thế giới, nên chúng ta có rất nhiều điều có thể học từ họ. Quan trọng hơn, chúng ta lắng nghe và đánh giá, xem xét ý kiến của các chuyên gia, còn chuyện Nhật Bản đang trì trệ chả liên quan.
hix, comment nhưng ko hiện bác giang ah. viết lại vậy.
ReplyDelete@Anonymous May 10, 2011 1:51 AM :
(1) tôi nghĩ ý của bác Giang không phải là các yếu tố đó làm cho nền kinh tế " không còn khả năng tăng trưởng nữa " như bạn nói; mà nên hiểu các yếu tố tiêu cực đó là các điểm cản trở (điểm yếu) làm nền kinh tế không thể hấp thụ hiệu quả các nguồn lực mới trong ngắn hạn. Do đó nền kinh tế không tăng trưởng THÊM (khi hấp thụ thêm nguồn lực mới), hệ quả là lạm phát.
Ví dụ của bạn tôi không hiểu, " năng lực tiềm tàng của nền kinh tế " là 20 nghĩa là như thế nào? Bạn sử dụng tiêu chí gì vậy ??? thước đo là gì ??...
(2)Nhật Bản đi lên từ một nước đang phát triển thành một nước phát triển hàng đầu thế giới, nên chúng ta còn phải học từ họ rất nhiều, không chỉ trong phát triển kinh tế. Quan trọng hơn, chúng ta lắng nghe và xem xét, đánh giá ý kiến của các chuyên gia ; còn chuyện Nhật Bản đang trì trệ chả liên quan.
@ Anonymous May 10, 2011 1:51 AM :
ReplyDelete(1) tôi nghĩ ý của bác Giang không phải là các yếu tố đó làm cho nền kinh tế " không còn khả năng tăng trưởng nữa " như bạn nói; mà là các yếu tố đó là các điểm cản trở (điểm yếu) làm nền kinh tế không thể hấp thụ hiểu quả các nguồn lực mới trong ngắn hạn. Do đó nền kinh tế không tăng trưởng thêm (khi hấp thụ nguồn lực mới). Một hệ quả là lạm phát. Còn ví dụ của bạn thì tôi không hiểu, " năng lực tiềm tàng " của nền kinh tế là 20 nghĩa là như thế nào? Bạn sử dụng tiêu chí gì vậy ??? Thước đo là gì ? ...
(2)Nhật Bản đi lên từ một nước đang phát triển thành một nước phát triển hàng đầu thế giới, chúng ta còn phải học hỏi Nhật Bản nhiều. Quan trọng hơn, chúng ta lắng nghe và xem xét, đánh giá ý kiến của các chuyên gia, còn chuyện Nhật Bản đang trì trệ chả liên quan.
Mình ko nghĩ là Hàn, Sing và Đài Loan là theo mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào khu vực NN.
ReplyDeleteVấn đề của các doanh nghiệp nhà nước là những người quản lý doanh nghiệp ko phải là người chủ của doanh nghiệp thực sự nên họ sẽ thiếu động cơ để nâng cao giá trị doanh nghiệp lên trong dài hạn, đảm bảo DN có sức cạnh tranh cao. Chính vì vậy mà DNNN sẽ hoạt động kém hiệu quả.
Nguồn vốn được dồn cho khu vực kém hiệu quả hơn sẽ dẫn đến vốn còn lại dành cho khu vực tư nhân (là khu vực có năng suất cao hơn) ít đi, dẫn hết hiệu quả sử dụng vốn chung thấp đi ==> áp lực lên lạm phát, tỷ giá và bất ổn vĩ mô khác.
giangle viết:
ReplyDelete[quote]200 tấn còn lại được các tiệm vàng giao dịch hàng ngày như một dạng medium of exchange song song với nội tệ[/quote]
Viết thế này rất không chính xác.
Khi vàng được mua bán tại các tiệm vàng thì lúc đó vàng là một hàng hóa, như mọi thứ hàng hóa khác, chứ không phải phương tiện lưu thông, thanh toán - tức là tiền tệ.
Chỉ khi nào vàng được sử dụng để trao đổi với các hàng hóa khác không phải là tiền thì lúc đó nó mới có chức năng tiền tệ. Ví dụ: dùng vàng để mua bán nhà đất, xe cộ v.v...
Chính vì thế, trong ví dụ mà giangle đưa ra, khi người dân đem bán bớt vàng lấy tiền thì hành động đó KHÔNG HỀ làm tăng tổng phương tiện thanh toán, vì tiền chỉ chuyển từ túi người này sang người khác, và vì thế chỉ khiến cho vàng sụt giá (do quy luật cung cầu) chứ không làm đồng tiền mất giá, càng không làm cho giá của các hàng hóa khác tăng lên - tức lạm phát.
Do đó, cái lập luận cho rằng việc người dân bán vàng sẽ gây nên lạm phát KHÔNG CHỈ SAI trong trường hợp này, MÀ CÒN SAI trong mọi trường hợp người dân bán các tài sản khác để lấy tiền đầu tư.
Thử hình dung, nếu dân Mỹ nổi hứng lên bán xe hơi (một dạng tài sản) để lấy tiền đầu tư, thì chỉ có giá xe hơi giảm thê thảm, chứ giá trị đồng đô la không hề giảm đi, và giá cả các loại hàng hóa khác không vì thế mà đồng loạt tăng lên (biểu hiện của lạm phát). Có chăng chỉ một vài loại hàng hóa nào đó được mua nhiều hơn thì giá tăng tí chút theo quy luật cung cầu mà thôi. Làm gì có chuyện bán tài sản (xe hơi) sẽ khiến tổng phương tiện thanh toán tăng lên và dẫn tới lạm phát!
Trong trường hợp VN, nếu NHNN tung tiền giấy ra mua vàng thì đúng là làm tăng tổng phương tiện thanh toán. Nhưng nếu các NH thương mại mua vàng thì lại khác - tổng PTTT vẫn thễ, chỉ là chuyển từ NH sang người dân (với điều kiện NH không dùng số vàng đó để thanh toán khi mua cái gì đó - tức là không dùng vàng như PTTT. Ngay cả khi NH xuất khẩu vàng, thu ngoại tệ về, thì về nguyên tắc không thể dùng ngoại tệ làm PTTT nội địa, nên cũng không làm tăng tổng PTTT). Người dân dùng tiền bán vàng để đầu tư, hay NH cho vay số tiền đó để DN đầu tư, thì cũng như nhau cả. Không thể có chuyện lạm phát ở đây.
Liệu ngân hàng TMCP có động cơ mua vàng của người dân hay ko khi mà Chính phủ ko mua lại từ NHTM? Bác nhìn hiện tượng NHTM đang chê mua USD từ người dân mấy ngày hôm nay thì thấy http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/www.tuoitre.com.vn/Ngan-hang-che-USD/1425904.epi
ReplyDeleteViệc động viên người dân bán vàng cũng giống như việc yêu cầu dân bán USD cho NHTM hiện tại thôi.
Về nguyên tắc tổng lượng cung tiền phải tương ứng với nhu cầu sử dụng tiền mặt. Vì vậy nếu kích thích chuyển đổi 1000 tấn vàng tiết kiệm trên thành tiền mặt, tức là cung thêm tiền mặt để mua số lượng vàng trên thông qua NHTM. NHNN sẽ phải phát hành trái phiếu hoặc công cụ nợ nào đó để thu hồi số lượng tiền mặt khổng lồ trên về. Vậy vốn trái phiếu đó ko được sử dụng cho nhu cầu đầu tư thì lấy nguồn nào để trả lãi trái phiếu ? Xét tại thời điểm hiện tại với capacity constraint như phân tích ở trên thì liệu có thể tiêu hóa hết lượng vốn trái phiếu trên không? Và việc giải ngân vốn trái phiếu đầu tư trên không làm tăng mặt bằng giá chung thì hơi lạ ,... Bài học từ đầu tư công từ 2008 đến nay đang là vấn đề thời sự
Bài viết hay quá!
ReplyDeleteChắc chắn vàng không phải là hàng hóa thông thường, vàng có tính chất tiền tệ... và khi tiền tệ được đưa vào lưu thông thì có tác động số nhân. Từ đó suy ra, những tác động ngắn hạn như vậy thật hợp lý.
Vàng & đất đai khi được đưa vào lưu thông không làm cho GDP tăng lên trong ngắn hạn vì nó chỉ là sự hoán đổi giữa tiết kiệm và đầu tư/tiêu dùng, nhưng sẽ có tác động về mặt lạm phát.
NHTM sẽ ko có động cơ mua lại vàng của dân nếu ko bán lại được cho NHNN. NHTM ko thể huy động nguồn đầu vào với chi phí cao như hiện nay rồi mua vàng của dân và để dành dự trữ cả. Ai sẽ thanh toán chi phí lãi vay huy động cho NHTM ? Việc ngân hàng TM mấy hôm nay chê mua lại USD từ cá nhân là vd điển hình. Tôi cho rằng việc khuyến khích người dân bán Vàng cho NHTM cũng tương tự như vậy.
ReplyDeleteVề mặt nguyên tắc tổng cung tiền phải cân bằng với nhu cầu sử dụng tiền trong xã hội.
Để huy động 1000 tấn vàng trên, NHNN bắt buộc phải tung ra một lượng lớn tiền mặt. Tuy nhiên, để tránh lạm phát NHNN phải có biện pháp thu hồi số tiền trên thông qua các công cụ nợ như trái phiếu. Nguồn vốn trái phiếu sẽ được sử dụng cho mục đích đầu tư. Như vậy NHNN đã thay người dân thực hiện chức năng đầu tư. Tuy nhiên với capacity constraint như hiện tại thì việc đầu tư là không khả thi. Áp lực trả lãi trái phiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến Chính phủ. Việc đầu tư công dàn trải trong từ 2008 đang là vấn đề thời sự. Với một lượng cung tiền lớn từ việc mua vàng trên, lạm phát ko gia tăng mới lạ,..
Nếu Chính Phủ có những phương án đầu tư hiệu quả và thu hồi đc vốn trả lãi thì NHNN đã trực tiếp phát hành trái phiếu không cần thông qua biện pháp thu mua vàng trong nhân dân. Vì vậy việc huy động 1000 tấn vàng trên rất questioning,..
Rất có thể là NHNN mua vàng của dân, bán vàng trên thị trường quốc tế, thu USD. Bán USD cho NH và doanh nghiệp trong nước, thu VND. Thực ra là thay người dân đổi Vàng thành USD thui.
p/s: Tôi có post 1 bài lúc trước nhưng ko thấy được đăng, post lại nên nội dung có thể ko như bản đầu,.. srr
NHTM sẽ ko có động cơ mua lại vàng của dân nếu ko bán lại được cho NHNN. NHTM ko thể huy động nguồn đầu vào với chi phí cao như hiện nay rồi mua vàng của dân và để dành dự trữ cả. Ai sẽ thanh toán chi phí lãi vay huy động cho NHTM ? Việc ngân hàng TM mấy hôm nay chê mua lại USD từ cá nhân là vd điển hình. Tôi cho rằng việc khuyến khích người dân bán Vàng cho NHTM cũng tương tự như vậy.
ReplyDeleteVề mặt nguyên tắc tổng cung tiền phải cân bằng với nhu cầu sử dụng tiền trong xã hội.
Để huy động 1000 tấn vàng trên, NHNN bắt buộc phải tung ra một lượng lớn tiền mặt. Tuy nhiên, để tránh lạm phát NHNN phải có biện pháp thu hồi số tiền trên thông qua các công cụ nợ như trái phiếu. Nguồn vốn trái phiếu sẽ được sử dụng cho mục đích đầu tư. Như vậy NHNN đã thay người dân thực hiện chức năng đầu tư. Tuy nhiên với capacity constraint như hiện tại thì việc đầu tư là không khả thi. Áp lực trả lãi trái phiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến Chính phủ. Việc đầu tư công dàn trải trong từ 2008 đang là vấn đề thời sự. Với một lượng cung tiền lớn từ việc mua vàng trên, lạm phát ko gia tăng mới lạ,..
Nếu Chính Phủ có những phương án đầu tư hiệu quả và thu hồi đc vốn trả lãi thì NHNN đã trực tiếp phát hành trái phiếu không cần thông qua biện pháp thu mua vàng trong nhân dân. Vì vậy việc huy động 1000 tấn vàng trên rất questioning,..
Rất có thể là NHNN mua vàng của dân, bán vàng trên thị trường quốc tế, thu USD. Bán USD, thu VND. Thực ra là thay người dân đổi Vàng thành USD thui.
p/s: Tôi có post 1 bài lúc trước nhưng ko thấy được đăng, post lại nên nội dung có thể ko như bản đầu,.. srr
@NhatNam: vàng, USD thì có thể được xem là một phần cung tiền. Còn đất đai được xem là tiết kiệm, khi mọi người bán đất tuy ko làm tăng cung tiền nhưng đó là quá trình chuyển nguồn lực từ đất đai sang khu vực sản xuất và tiêu dùng, biểu hiện là giá đất giảm + lượng tiền dành cho khu vực này cũng giảm luôn và quá trình như anh Giang nói ở trên. Còn ý kiến bán đất lấy ngoại tệ thì hơi mơ hồ vì nó còn trải qua vài bước nữa.
ReplyDelete@ Anonymous May 10, 2011 8:52 PM.
ReplyDeleteAnh Giang viết như thế là chính xác. Trước khi tiền giấy được phát minh, vàng đóng vai trò là một loại tiền tệ vì nó thỏa mãn được 3 chức năng của tiền là thước đo giá trị (standard of value), phương tiện trao đổi (medium of exchange) và phương tiện thanh toán (standard of deferred payment).
Khi vàng được mua bán tại các tiệm vàng thì lúc đó tiền được chuyển thành vàng, người dân thay vì giữ tiền tiết kiệm, họ chuyển sang giữ vàng do sợ lạm phát. Việc mua vàng tương đương với việc gởi tiết kiệm tiền trong ngân hàng do đó làm giảm đi tổng phương tiện thanh toán và làm giảm lạm phát.
Khi người dân đem vàng chuyển thành tiền chắc chắn sẽ làm lạm phát tăng thêm trong trường hợp họ sử dụng số tiền đó để chi tiêu và đầu tư. Nó cũng tương tự như trường hợp người dân cảm thấy lạc quan về triển vọng của nền kinh tế nên rút tiền tiết kiệm từ ngân hàng ra để chi tiêu và đầu tư.
Bạn thử tưởng tượng người dân Việt Nam rút tiền tiết kiệm, tương đương 1.000 tấn vàng, ra để chi tiêu thì lạm phát sẽ tăng đến mức nào.
@Anonymous(May,10 8:52PM)
ReplyDeleteTiền cũng là một dạng hàng hóa so với các đồng tiền khác. Cung tiền là tổng các loại tiền khác nhau "lưu thông" trong nền kinh tế(vàng, USD,VND... nếu chiếc xe hơi đổi với người nông dân lấy lúa và người nông dân lấy chiếc xe đó đổi lấy phân,thuốc thì chiếc xe đó vẫn được xem là một phần cung tiền:)). Vàng được người ta chấp nhận để thanh toán trong các giao dịch với các hàng hóa khác thì nó là một phần cung tiền rùi. Bữa nay thấy lạ khi có người nói vàng ko phải là tiền đóa. Vấn đề này nếu phân tích kĩ thì cần thêm nhiều giả định và với một hai trang giấy thì ko thể nói hết được.
Cái nữa là có sự phân phối lại nguồn lực xã hội, nếu cầu tiết kiệm giảm thì điều đó tương đương với sự gia tăng cầu đầu tư và tiêu dùng.
Một điều nữa là bác quên rằng có tồn tại số nhân tiền. Mà điều này phụ thuộc vào tâm lý người dân rất nhiều. Trong chế độ bản vị vàng, cung vàng thay đổi rất ít(ko thể in ra được) nhưng trong một chu kì kinh tế thì cung tiền thay đổi rất nhiều.
@Anonymous(May 10,1:51AM)
ReplyDeleteBác chẳng biết tăng trưởng thế nào hít mà nói nhìu thế. Nói nôm na dể hiểu là như thế này nè: một thằng nhóc sáng dạ, có triển vọng nếu cho ăn học đàng hoàng thì nó có thể học đến tiến sĩ nhưng hiện giờ nó mới có 5 tuổi mà ép nó học chương trình đại học thì học thế nào được chứ!? Triển vọng cũng chỉ là triển vọng mà thui. Nếu ko dạy dỗ đàng hoàng nhiều khi nó bỏ học đi ăn cướp nữa ko chừng.
Đọc bác viết về Nhật thì rút ra kết luận bác ko biết nhiều về Nhật. Nhật phát triển bỏ xa VN rất nhiều => quy luật hiệu quả biên giảm dần => cần phải sáng tạo rất nhiều nới cải thiện được năng suất. Lấy vd thì bác mới hiểu được, anh nông dân trước đây làm lụng chủ yếu bằng chân tay nên khi đầu tư một máy cày thì năng suất lao động gia tăng rất nhiều (thể hiện bằng tăng trưởng thu nhập). Và khi máy móc được đầu tư đầy đủ thì đầu tư thêm để tăng năng suất thì hơi bị khó à nha. Một điều nữa Nhật chấp nhận giảm phát là để bảo vệ người tiết kiệm (người lớn tuổi) và nền sản xuất nội địa (người lao động). Đây là một hành động có đạo đức chứ ko như CP VN đâu.
Viết hai giải thích cho lại hai bác Anonymous(May 10, 1:51Am)&(8:52PM) hiểu mà post lên lại thấy đâu mất tiu. Hix...
ReplyDeleteNói chung hai bác ấy có tầm hiểu biết nông cạn mà lại thiếu đức tính khiêm tốn!!!
Good visual, cả entry của bác Giang và các comments.
ReplyDeleteNhưng bác trangbk hơi nặng lời :) bác Giang đưa ra nguyên nhân và đẩy thẳng tới kết quả sâu xa còn hai bác Anonymous chỉ đưa ra kết quả gần. Thanks aphong đã giải thích.
@All: Tôi sẽ viết một entry riêng để trả lời, giải thích một số thắc mắc/phản biện của các bạn trong các comment bên trên. Tôi đã de-spam một số comments bị Blogspot filter cho vào trash, tuy nhiên tôi không làm được việc này thường xuyên nên mong các bạn cẩn thận khi viết comment dài. Cũng mong các bạn sử dụng từ ngữ thích hợp khi viết comment, tất cả mọi ý kiến dù đúng sai cũng cần được tôn trọng.
ReplyDeleteTôi xin giải thích tí chút về cái ví dụ "năng lực tiềm tàng là 20".
ReplyDeleteGiả dụ nền kinh tế A có từng này dân số, từng kia tiền, từng nọ nhà xưởng, máy móc v.v... Nếu không có các yếu tố tiêu cực kia cản trở thì nền kinh tế đó có thể tạo ra GDP là bao nhiêu đó, ví dụ 20. Đó là năng lực tiềm tàng. Nhưng vì có các yếu tố tiêu cực cản trở nên nó chỉ làm ra tối đa là 10 thôi. Lại do vào thời điểm hiện tại người dân bi quan nên không chịu bỏ tiền làm ăn kinh doanh, nên nền kinh tế chỉ tạo ra GDP là 5, tức là còn dư địa 5 phần cho việc hấp thụ thêm vốn đầu tư.
Ý của ví dụ này là thế, để cho thấy tuy các yếu tố tiêu cực hạn chế năng lực của nền kinh tế, nhưng việc xem xét capacity constraint thì phải dựa trên dư địa của nền kinh tế so với cái năng lực đã bị hạn chế đó.
Bạn nào bảo nếu NHTM không bán được vàng cho NHNN thì sẽ không có động lực mua vàng đấy? Tôi đã viết là NHTM hoàn toàn có thể xuất khẩu vàng đó để thu ngoại tệ về kia mà, điên gì mà mua vàng về cất trong kho! Tuy nhiên số ngoại tệ đó chỉ có chức năng thanh toán trong giao dịch quốc tế, chứ không được thanh toán nội địa, nên nó không làm tăng tổng PTTT nội địa.
Tôi thấy nhiều người lo bò trắng răng khi tưởng tượng ra cái cảnh dân VN bán sạch 1000 tấn vàng rồi ăn chơi vung vít hết số tiền đó khiến lạm phát khủng! Cứ như thể năm 2012 là tận thế nên phải sống gấp vậy!
ReplyDeleteKhi có người này bán vàng thì phải có người khác mua vàng, và tiền chỉ chuyển từ người này qua người khác mà thôi. Sao không đặt giả định là chính chủ các tiệm vàng cũng muốn sống gấp và chi tiêu sạch số tiền họ đang có đi! Lúc đó thì không cần bán vàng mà vẫn lạm phát nhá!
Nếu người dân bán vàng thì hiển nhiên không phải để đem ăn tiêu phung phí. Họ sẽ lại gửi số tiền đó vào ngân hàng để lấy lãi, và số tiền đó lại quay về NH, chứ làm gì có chuyện tăng tổng PTTT lên đến mức gây lạm phát mà phải lo thế!
Người dân không mua vàng nữa thì đất nước đỡ tốn ngoại tệ nhập vàng. Ngân hàng xuất khẩu vàng và thu ngoại tệ về, cải thiện cán cân thanh toán. Đây có lẽ là mục tiêu chính của các chính sách liên quan đến vàng vừa rồi.
Mỗi khi đề cập đến vấn đề tiền tệ, ngân hàng thì y như rằng mọi người bị cuốn hút vào topic, đúng là topic hot mà. hehe. thi xong đợt cao học này sẽ đọc lại và ngẫm nghĩ. hehe
ReplyDelete@Anonymous May 11,2011:
ReplyDeleteTien o dau ra de mua 1000 tan vang cua dan? In them ah? Neu the khong gay lam phat sao?
@Anonymous May 11, 2011 10:34 PM,
ReplyDeleteSao mà bác biết là người dân bán vàng không để ăn chơi cho sướng mà họ đem tiền gửi vào ngân hàng lấy lãi vì lãi suất tới 14%/năm cơ mà. Bác có số liệu nào cho tôi xin với, vì tò mò thôi. :)
@trangbk02: bạn nên học cách phân biệt rõ ràng các tính chất riêng biệt của cùng một vật, thì sẽ không còn ngạc nhiên khi ai đó chỉ cho thấy là vàng có lúc là hàng hóa, có lúc là tiền tệ.
ReplyDeleteNhắc lại: vàng chỉ có chức năng phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán, trao đổi với các hàng hóa khác không phải là tiền. Khi nó được cất giữ ở nhà người dân thì nó là phương tiện lưu trữ giá trị. Khi nó được mua bán ở tiệm vàng thì nó là một hàng hóa bình thường, và ở đây tiền mới là phương tiện trao đổi, lưu thông.
Cái gậy lúc thì là phương tiện giúp đỡ đi lại, có lúc lại là vũ khí, chứ không phải cái gậy lúc nào và ở đâu cũng là vũ khí.
Ngay cả tiền mặt nhiều lúc cũng mất chức năng phương tiện trao đổi, như khi nó được người dân chôn xuống đất, không mang ra chi tiêu, cho vay v.v... Có lẽ không cần nhắc bạn rằng NHTW tăng dự trữ bắt buộc ở các NHTM chính là cách thức thủ tiêu tạm thời chức năng PTTT của một lượng tiền nhất định, nhằm giảm tổng PTTT. Vàng ở đâu cũng là vàng, nhưng nếu chức năng phương tiện trao đổi của nó không hoạt động thì nó không phải là tiền tệ.
@trangbk02 (tiếp): Nhiều người, giống như bạn, giải thích hiện tượng các nước phát triển như Nhật có tốc độ tăng trưởng thấp theo cách “vì họ quá phát triển, nền kinh tế rất lớn, nên tăng trưởng chậm”.
ReplyDeleteĐây là một lỗi lập luận sai lầm điển hình, vì thực ra nó không giải thích, mà lấy một hiện tượng này “giải thích” một hiện tượng khác theo lối nhân quả. Tức là, người ta chứng kiến hai hiện tượng tồn tại song song: 1) Một nền kinh tế phát triển; và 2) nền kinh tế đó tăng trưởng chậm. Thay vì tìm cách lý giải, vì sao nền kinh tế rất phát triển lại tăng trưởng chậm, thì người ta lại nghiễm nhiên đặt một mối quan hệ nhân quả, coi cái đầu là nguyên nhân của cái thứ hai, và tưởng rằng đã giải thích xong. Cái lối giải thích dựa trên quan hệ nhân quả đáng ngờ kiểu này đã bị David Hume phê phán từ cách đây hàng trăm năm rồi, và các nhà khoa học hiện nay rất thận trọng khi đặt mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng.
Dúng quy luật năng suất biên giảm dần để giải thích cũng là sai lầm tương tự, vì quy luật đó chẳng qua chỉ là hiện tượng nói trên được người ta quan sát thấy và đúc kết thành quy luật. Dùng “quy luật” để giải thích hiện tượng trên là lấy chính nó để giải thích nó.
(Tiếp)
ReplyDeleteNgười ta thậm chí có thể lập luận theo hướng ngược lại. Trên thực tế, ta thấy người nào đã giàu thì càng giàu nhanh, người nào đã nghèo thì càng khó giàu, đúng kiểu nước chảy chỗ trũng. Lý do dễ hiểu: ví dụ như cùng nhìn thấy một cơ hội làm ăn, thì người giàu, với tiềm lực tài chính, quan hệ mạnh hơn, sẽ dễ túm được cơ hội đó và biến thành hiện thực. Còn người nghèo thì chỉ biết giương mắt nhìn mà thèm. Thế thì trong nền kinh tế toàn cầu các nền kinh tế có tiềm lực hùng mạnh về tài chính, kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhân lực... lẽ ra phải giành thắng lợi tuyệt đối trên thương trường, và do đó phải tăng trưởng nhanh hơn các nước nghèo mới đúng chứ! Nói rằng vì họ quá phát triển nên khó tăng năng suất, khiến tăng trưởng chậm là thiếu thuyết phục, thứ nhất vì ở đây không có mối quan hệ nhân quả nghiễm nhiên, và thứ hai, để tăng trưởng thì không nhất thiết phải tăng năng suất, mà có thể sáng tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao hơn, chi phí ít hơn. Sáng tạo là vô tận, chính họ vẫn thường xuyên dạy bảo VN phải làm như thế kia mà, sao họ không tự làm trước đi!?
Rõ ràng có cái gì đó đã ngăn cản họ tăng trưởng, và phải tìm ra nguyên nhân đích thực, chứ không phải nói khơi khơi “vì quá lớn nên lớn chậm lại” như thường thấy.
@ Anonymous May 12, 2011 6:22 AM
ReplyDeleteKhông rõ bạn muốn biết số liệu về cái gì? Về việc người dân sử dụng tiền bán vàng ra sao ư? Làm gì có, vì đã có làn sóng bán vàng như nhiều người tưởng tượng đâu!
Ta chỉ có thể lập luận thế này. Vàng đó là tài sản tiết kiệm, người dân đã không động đến nó trong suốt bao năm qua thì giờ đây chẳng có lý do gì để đem bán chỉ cốt để ăn chơi phung phí như sắp tận thế đến nơi! Nếu họ bán thì hoàn toàn từ các tính toán thiệt hơn. Nếu ngân hàng không huy động vàng, không giữ hộ vàng, thì người dân phải giấu vàng ở nhà, tức là tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Bán vàng lấy tiền gửi ngân hàng, vừa an toàn vừa hưởng lãi suất tới 17-18%/năm rõ ràng là có lợi hơn. Nguồn cung nhiều thì lãi suất huy động giảm, lãi suất cho vay cũng giảm theo, lợi cả mấy đường.
Lấy tiền đâu để mua vàng? Có gì đâu, NHTM mua vàng, đem bán lấy ngoại tệ, rồi bán lại ngoại tệ cho các DN xuất nhập khẩu và thu tiền đồng về, vậy là xong. Người dân bán vàng xong lại gửi hết vào ngân hàng. Đâu nhất thiết phải in thêm tiền!
@ Anonymous May 12, 2011 6:22 AM
ReplyDeleteKhông rõ bạn muốn biết số liệu về cái gì? Về việc người dân sử dụng tiền bán vàng ra sao ư? Làm gì có, vì đã có làn sóng bán vàng như nhiều người tưởng tượng đâu!
Ta chỉ có thể lập luận thế này. Vàng đó là tài sản tiết kiệm, người dân đã không động đến nó trong suốt bao năm qua thì giờ đây chẳng có lý do gì để đem bán chỉ cốt để ăn chơi phung phí như sắp tận thế đến nơi! Nếu họ bán thì hoàn toàn từ các tính toán thiệt hơn. Nếu ngân hàng không huy động vàng, không giữ hộ vàng, thì người dân phải giấu vàng ở nhà, tức là tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Bán vàng lấy tiền gửi ngân hàng, vừa an toàn vừa hưởng lãi suất tới 17-18% rõ ràng là có lợi hơn. Nguồn cung nhiều thì lãi suất huy động giảm, lãi suất cho vay cũng giảm theo, lợi cả mấy đường.
Lấy tiền đâu để mua vàng? Có gì đâu, NHTM mua vàng, đem bán lấy ngoại tệ, rồi bán lại ngoại tệ cho các DN nhập khẩu và thu tiền đồng về, vậy là xong. Người dân bán vàng xong lại gửi hết vào ngân hàng. Đâu nhất thiết phải in thêm tiền!
@ Anonymous May 12, 2011 6:22 AM
ReplyDeleteKhông rõ bạn muốn biết số liệu về cái gì? Về việc người dân sử dụng tiền bán vàng ra sao ư? Làm gì có, vì đã có làn sóng bán vàng như nhiều người tưởng tượng đâu!
Ta chỉ có thể lập luận thế này. Vàng đó là tài sản tiết kiệm, người dân đã không động đến nó trong suốt bao năm qua thì giờ đây chẳng có lý do gì để đem bán chỉ cốt để ăn chơi phung phí như sắp tận thế đến nơi! Nếu họ bán thì hoàn toàn từ các tính toán thiệt hơn. Nếu ngân hàng không huy động vàng, không giữ hộ vàng, thì người dân phải giấu vàng ở nhà, tức là tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Bán vàng lấy tiền gửi ngân hàng, vừa an toàn vừa hưởng lãi suất tới 17-18% rõ ràng là có lợi hơn. Nguồn cung nhiều thì lãi suất huy động giảm, lãi suất cho vay cũng giảm theo, lợi cả mấy đường.
Lấy tiền đâu để mua vàng? Có gì đâu, NHTM mua vàng, đem bán lấy ngoại tệ, rồi bán lại ngoại tệ cho các DN nhập khẩu và thu tiền đồng về, vậy là xong. Người dân bán vàng xong lại gửi hết vào ngân hàng. Đâu nhất thiết phải in thêm tiền!
Rất đồng ý với anonymous May 13 ở điểm không được dùng quy luật để giải thích hiện tượng. Cần phải dùng một mô hình để giải thích.
ReplyDeleteXin tiếp tục nghe các bác bàn về huy động vàng/lạm phát.
Về chuyện người dân làm gì với số tiền bán 1000 T vàng, có gây nên lạm phát hay không, thì vì hiện thời chưa có làn sóng bán vàng đó nên không thể có số liệu cụ thể. Ta chỉ có thể lập luận thế này. Vàng đó là tài sản tiết kiệm, người dân đã không động đến nó trong suốt bao năm qua thì giờ đây chẳng có lý do gì để đem bán chỉ cốt để ăn chơi phung phí như sắp tận thế đến nơi theo tiên đoán của người Maya! Nếu họ bán thì hoàn toàn từ các tính toán thiệt hơn. Giả dụ ngân hàng không huy động vàng, không giữ hộ vàng, thì người dân phải giấu vàng ở nhà, tức là tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Bán vàng lấy tiền gửi ngân hàng, vừa an toàn vừa hưởng lãi suất tới 17-18% rõ ràng là có lợi hơn. Nguồn cung nhiều thì lãi suất huy động giảm, lãi suất cho vay cũng giảm theo, lợi cả mấy đường.
ReplyDeleteLấy tiền đâu để mua vàng? Có gì đâu, NHTM mua vàng, đem bán lấy ngoại tệ, rồi bán lại ngoại tệ cho các DN nhập khẩu và thu tiền đồng về, vậy là xong. Người dân bán vàng xong lại gửi hết vào ngân hàng. Tổng PTTT nội địa vẫn y như cũ, chỉ có lượng dự trữ ngoại hối tăng lên đáng kể, cải thiện cán cân thanh toán. Đâu nhất thiết phải in thêm tiền!
Nói chung việc người dân bán vàng (thực chất là thông qua NHTM xuất khẩu vàng) thì cũng giống như nông dân xuất khẩu lúa gạo thông qua các Cty XNK gạo thôi. Chưa thấy ai nói rằng xuất khẩu gạo lại gây nên lạm phát cả. Trong một nền kinh tế đóng kín mà việc bán vàng còn chưa chắc đã gây nên lạm phát, thì với hoạt động xuất khẩu vàng thế này nguy cơ lạm phát càng khó hình dung hơn nữa.
ReplyDeleteAnonymous May 14, 2011: Nếu là anh thì giả sử anh có vàng thì anh có bán cho ngân hàng lúc này không? Trong tình thế này nếu là tôi thì chẳng dại gì làm thế. Lạm phát đang rất cao, gởi tiền ngân hàng thì thực lãi chưa chắc đã có, trong khi đó lúc này đầu tư sản xuất lại khó có khả năng thu lãi như lãi suất ngân hàng. Vậy thì lúc này bán vàng đề làm gì? Vả lại họ còn có tâm lí, hôm nay bán mai nó tăng nữa thì sao? Cho nên nếu không thật sự cần tiền quá, tôi nghĩ người dân vẫn giữ vàng, họ giữ vàng là để bảo toàn giá trị tài sản,thời buổi lạm phát như vậy thì lại càng giữ chặt.Có thể việc bán vàng là có lợi cho chính phủ, nhưng xét trên lợi ích cá nhân và trước mắt thì là không.
ReplyDeleteĐồng ý là ngân hàng có thể mua vàng rồi xuất vàng bán thu USD về, nhưng xui rủi khi NH mua vàng đang giá cao, đến lúc xuất bán giá hạ thì sao? Vậy NH làm gì? Tất nhiên là sẽ giữ vàng lại đợi đến lúc vàng lên giá thì bán, chứ không lẽ họ chịu lỗ? vậy lúc đó lấy USD đâu để bán ra hút lại tiền Đồng? Nên nhớ vàng khác lúa gạo, giá cả của nó biến động lớn chứ không ổn định trong thời gian dài như lúa gạo. Thứ hai nữa là NH chỉ làm vậy khi có lời,vì còn có chi phí xuất nhập, thuế má,vận chuyển. Vậy họ chỉ làm vậy khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới nhiều, nếu không họ chẳng dại gì làm thế.
=> Bán vàng thì NH không thể đào đâu ra 1 lúc 1 lượng tiền mặt lớn vậy để mua hết, -> In tiền.
- Chưa chắc NH đã mua
- Mua chưa chắc đã xuất khẩu được
Xuất khẩu được thì cũng phải có độ trễ của việc tung USD ra thu lại VND.
-> Tôi nghĩ lạm phát sẽ tăng trong ngắn hạn, lúc NH mua vàng.
@All: Mấy hôm vừa rồi Blogspot bị trục trặc kỹ thuật nên một số comments gần đây của các bạn bị mất, đây là điều ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi không rõ hiện tại Google đã fix được lỗi này chưa nên các bạn viết comment (dài) nhớ backup trước khi post.
ReplyDeleteTôi sẽ viết một entry riêng để trả lời các comments bên trên. Trong khi chủ nhân blog đi vắng, mời khách cứ tự nhiên tranh luận :-). Chỉ xin mọi người dùng từ ngữ thích hợp và tôn trọng tất cả các ý kiến dù mình không đồng ý.
@Anonymous(May 13)(sao bác ko dùng nick để dễ tranh luận nhỉ!?)
ReplyDeleteBạn nói là cần phân biệt các thuộc tính của vàng, nói thế thì cũng ko sai nhưng chẳng giúp gì được cho ta cả. Làm sao xác định khi nào vàng trở thành tiền tệ khi nào ko!? Bạn có biết ko!? Nếu bạn xác định được thì chẳng cần kinh tế vĩ mô làm giề. Với đại lượng tổng gộp, với một số giả định nào đó, ta có thể xác định trong tổng lượng vàng có bao nhiêu phần trăm dùng làm PTTD (cung tiền). Cái tỉ lệ này theo tớ nghĩ là đủ ổn định, ít nhất cũng có một chút ý nghĩa để ta có thể làm dữ kiện đầu vào để phân tích. Do đó nếu lượng vàng trôi nổi trên thị trường nhiều => tăng cung tiền. Đơn giản vậy thui. Ok chứ!? Nhưng mà theo ý của bạn thì bạn cho rằng 100% được làm phương tiện cất giữ sao!?
@Ngoc Lan: Mô hình or quy luật thì cũng vậy thôi bạn, đều dựa trên một số giả định nào đó.
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteCó hai nguyên nhân mà Nhật trì trệ hơn 20 năm. Thứ nhất Nhật là nước phát triển => tăng sản lượng rất khó khăn, cần sáng tạo (R&D)rất nhiều. Còn những nước có xuất phát điểm thấp, chẳng hạn như VN, TQ chỉ cần nhập công nghệ hay chôm công nghệ là năng suất gia tăng liền à. Thế nên đừng so sánh tốc độ tăng trưởng giữa Nhật&VN(Mỹ&TQ). Nguyên nhân thứ hai là do yếu tố chính trị. Nhật chấp nhận cái giá giảm phát để bảo vệ người lao động (bảo hộ nền sản xuất nội địa)và người già (người gửi tiết kiệm). Ngoài ra hệ thống NH Nhật phân bố nguồn lực ko tối ưu lắm (do yếu tố văn hóa, dựa trên thứ bậc và mối quan hệ).
Cái quy luật hiệu suất biên giảm dần cũng có chút ý nghĩa đó bạn. Nó giải thích được tại sao những nước phát triển có tốc độ tăng trưởng chậm hơn các nước đang phát triển. Để thoát khỏi cái quy luật đó thì cần phải đổi mới sáng tạo và phát minh sáng chế... nghĩa là nó chỉ đúng ở những điều kiện tĩnh. Nó ko hoàn toàn chính xác trong thực tế nhưng nó có ý nghĩa ở một vài khía cạnh nào đó.
@Anonymous(May 13)(sao bác ko dùng nick để dễ tranh luận nhỉ!?)
ReplyDeleteBạn nói là cần phân biệt các thuộc tính của vàng, nói thế thì cũng ko sai nhưng chẳng giúp gì được cho ta cả. Làm sao xác định khi nào vàng trở thành tiền tệ khi nào ko!? Bạn có biết ko!? Nếu bạn xác định được thì chẳng cần kinh tế vĩ mô làm giề. Với đại lượng tổng gộp, với một số giả định nào đó, ta có thể xác định trong tổng lượng vàng có bao nhiêu phần trăm dùng làm PTTD (cung tiền). Cái tỉ lệ này theo tớ nghĩ là đủ ổn định, ít nhất cũng có một chút ý nghĩa để ta có thể làm dữ kiện đầu vào để phân tích. Do đó nếu lượng vàng trôi nổi trên thị trường nhiều => tăng cung tiền. Đơn giản vậy thui. Ok chứ!? Nhưng mà theo ý của bạn thì bạn cho rằng 100% được làm phương tiện cất giữ sao!?
@Ngoc Lan: Mô hình or quy luật thì cũng vậy thôi bạn, đều dựa trên một số giả định nào đó. Cái khác biệt là khi dùng các quy luật để giải thích thì cần phải mở rộng thêm những giả định để phù hợp với thực tế (chúng ta ko phải là vẹt đúng ko nè :)), trong khi đó các giả định là điều kiện đầu vào của mô hình.
PS: rút kinh nghiệm, trước khi đăng copy&past vào Word :)
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteCó hai nguyên nhân mà Nhật trì trệ hơn 20 năm. Thứ nhất Nhật là nước phát triển => tăng sản lượng rất khó khăn, cần sáng tạo (R&D)rất nhiều. Còn những nước có xuất phát điểm thấp, chẳng hạn như VN, TQ chỉ cần nhập công nghệ hay chôm công nghệ là năng suất gia tăng liền à. Thế nên đừng so sánh tốc độ tăng trưởng giữa Nhật&VN(Mỹ&TQ). Nguyên nhân thứ hai là do yếu tố chính trị. Nhật chấp nhận cái giá giảm phát để bảo vệ người lao động (bảo hộ nền sản xuất nội địa)và người già (người gửi tiết kiệm). Ngoài ra hệ thống NH Nhật phân bố nguồn lực ko tối ưu lắm (do yếu tố văn hóa, dựa trên thứ bậc và mối quan hệ).
Cái quy luật hiệu suất biên giảm dần cũng có chút ý nghĩa đó bạn. Nó giải thích được tại sao những nước phát triển có tốc độ tăng trưởng chậm hơn các nước đang phát triển. Để thoát khỏi cái quy luật đó thì cần phải đổi mới sáng tạo và phát minh sáng chế... nghĩa là nó chỉ đúng ở những điều kiện tĩnh, và cũng đồng nghĩa với việc cái quy luật này ít đúng đối với các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Nó ko hoàn toàn chính xác trong thực tế nhưng nó có ý nghĩa ở một vài khía cạnh nào đó.
@trangbk02: Tôi đã viết rất rõ rồi, khi nào vàng được dùng để mua bán các hàng hóa không phải là tiền thì lúc đó nó mới là phương tiện trao đổi, sao bạn còn thắc mắc thế nhỉ???
ReplyDeleteVì bạn không phân biệt được các chức năng của vàng với tư cách hàng hóa, vật lưu giữ giá trị và phương tiện trao đổi nên tôi đã lấy ví dụ NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các NHTM để giảm tổng PTTT mà bạn vẫn không hiểu sao?????
Với kiểu suy luận của bạn thì tiền nào mà chả là tiền, cho nên lượng tiền nằm trong dự trữ bắt buộc vẫn là tiền, và vì thế vẫn phải được tính vào tổng PTTT phải không?????
Nếu thế thì xin thua bạn luôn. Bạn có thể thông báo với NHNN rằng việc họ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là vô ích rồi đấy.
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteCó hai nguyên nhân mà Nhật trì trệ hơn 20 năm. Thứ nhất Nhật là nước phát triển => tăng sản lượng rất khó khăn, cần sáng tạo (R&D)rất nhiều. (Còn những nước có xuất phát điểm thấp, chẳng hạn như VN, TQ chỉ cần nhập công nghệ hay chôm công nghệ là năng suất gia tăng liền à. Thế nên đừng so sánh tốc độ tăng trưởng giữa Nhật&VN(Mỹ&TQ) rùi cho rằng lãnh đạo của Mỹ Nhật kém hơn VN,TQ đâu nhé, hoặc phán rằng biện pháp can thiệp của NN hiệu quả hơn thì trường tự do nhá. Nếu TQ mà giữ nguyên cái hệ thống chính trị như hiện nay thì còn lâu TQ mới đạt được trình độ phát triển của Mỹ. Đó chỉ là ảo vọng mà thui!!!)
Nguyên nhân thứ hai là do yếu tố chính trị. Nhật chấp nhận cái giá giảm phát để bảo vệ người lao động (bảo hộ nền sản xuất nội địa)và người già (người gửi tiết kiệm). Ngoài ra hệ thống NH Nhật phân bố nguồn lực ko tối ưu lắm (do yếu tố văn hóa, dựa trên thứ bậc và mối quan hệ).
Cái quy luật hiệu suất biên giảm dần cũng có chút ý nghĩa đó bạn. Nó giải thích được tại sao những nước phát triển có tốc độ tăng trưởng chậm hơn các nước đang phát triển. Để thoát khỏi cái quy luật đó thì cần phải đổi mới sáng tạo và phát minh sáng chế... nghĩa là cái quy luật này chỉ đúng ở những điều kiện tĩnh, và cũng đồng nghĩa với việc nó ít đúng với các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Cái quy luật này ko hoàn toàn chính xác trong thực tế nhưng nó có ý nghĩa ở một vài khía cạnh nào đó.
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteCó hai nguyên nhân mà Nhật trì trệ hơn 20 năm. Thứ nhất Nhật là nước phát triển => tăng sản lượng rất khó khăn, cần sáng tạo (R&D)rất nhiều. (Còn những nước có xuất phát điểm thấp, chẳng hạn như VN, TQ chỉ cần nhập công nghệ hay chôm công nghệ là năng suất gia tăng liền à. Thế nên đừng so sánh tốc độ tăng trưởng giữa Nhật&VN(Mỹ&TQ) rùi cho rằng lãnh đạo của Mỹ Nhật kém hơn VN,TQ đâu nhé, hoặc phán rằng biện pháp can thiệp của NN hiệu quả hơn thì trường tự do nhá. Nếu TQ mà giữ nguyên cái hệ thống chính trị như hiện nay thì còn lâu TQ mới đạt được trình độ phát triển của Mỹ. Đó chỉ là ảo vọng mà thui!!!)
Nguyên nhân thứ hai là do yếu tố chính trị. Nhật chấp nhận cái giá giảm phát để bảo vệ người lao động (bảo hộ nền sản xuất nội địa)và người già (người gửi tiết kiệm). Ngoài ra hệ thống NH Nhật phân bố nguồn lực ko tối ưu lắm (do yếu tố văn hóa, dựa trên thứ bậc và mối quan hệ).
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteCó hai nguyên nhân mà Nhật trì trệ hơn 20 năm. Thứ nhất Nhật là nước phát triển => tăng sản lượng rất khó khăn, cần sáng tạo (R&D)rất nhiều. (Còn những nước có xuất phát điểm thấp, chẳng hạn như VN, TQ chỉ cần nhập công nghệ hay chôm công nghệ là năng suất gia tăng liền à. Thế nên đừng so sánh tốc độ tăng trưởng giữa Nhật&VN(Mỹ&TQ) rùi cho rằng lãnh đạo của Mỹ Nhật kém hơn VN,TQ đâu nhé, hoặc phán rằng biện pháp can thiệp của NN hiệu quả hơn thì trường tự do nhá. Nếu TQ mà giữ nguyên cái hệ thống chính trị như hiện nay thì còn lâu TQ mới đạt được trình độ phát triển của Mỹ. Đó chỉ là ảo vọng mà thui!!!)
Nguyên nhân thứ hai là do yếu tố chính trị. Nhật chấp nhận cái giá giảm phát để bảo vệ người lao động (bảo hộ nền sản xuất nội địa)và người già (người gửi tiết kiệm). Ngoài ra hệ thống NH Nhật phân bố nguồn lực ko tối ưu lắm (do yếu tố văn hóa, dựa trên thứ bậc và mối quan hệ).
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteCó hai nguyên nhân mà Nhật trì trệ hơn 20 năm. Thứ nhất Nhật là nước phát triển => tăng sản lượng rất khó khăn, cần sáng tạo (R&D)rất nhiều. (Còn những nước có xuất phát điểm thấp, chẳng hạn như VN, TQ chỉ cần nhập công nghệ hay chôm công nghệ là năng suất gia tăng liền à. Thế nên đừng so sánh tốc độ tăng trưởng giữa Nhật&VN(Mỹ&TQ) rùi cho rằng lãnh đạo của Mỹ Nhật kém hơn VN,TQ đâu nhé, hoặc phán rằng biện pháp can thiệp của NN hiệu quả hơn thì trường tự do nhá. Nếu TQ mà giữ nguyên cái hệ thống chính trị như hiện nay thì còn lâu TQ mới đạt được trình độ phát triển của Mỹ. Đó chỉ là ảo vọng mà thui!!!)
Nguyên nhân thứ hai là do yếu tố chính trị. Nhật chấp nhận cái giá giảm phát để bảo vệ người lao động (bảo hộ nền sản xuất nội địa)và người già (người gửi tiết kiệm). Ngoài ra hệ thống NH Nhật phân bố nguồn lực ko tối ưu lắm (do yếu tố văn hóa, dựa trên thứ bậc và mối quan hệ).
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteCó hai nguyên nhân mà Nhật trì trệ hơn 20 năm. Thứ nhất Nhật là nước phát triển => tăng sản lượng rất khó khăn, cần sáng tạo (R&D)rất nhiều. (Còn những nước có xuất phát điểm thấp, chẳng hạn như VN, TQ chỉ cần nhập công nghệ hay chôm công nghệ là năng suất gia tăng liền à. Thế nên đừng so sánh tốc độ tăng trưởng giữa Nhật&VN(Mỹ&TQ) rùi cho rằng lãnh đạo của Mỹ Nhật kém hơn VN,TQ đâu nhé, hoặc phán rằng biện pháp can thiệp của NN hiệu quả hơn thì trường tự do nhá. Nếu TQ mà giữ nguyên cái hệ thống chính trị như hiện nay thì còn lâu TQ mới đạt được trình độ phát triển của Mỹ. Đó chỉ là ảo vọng mà thui!!!)
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteNguyên nhân thứ hai là do yếu tố chính trị. Nhật chấp nhận cái giá giảm phát để bảo vệ người lao động (bảo hộ nền sản xuất nội địa)và người già (người gửi tiết kiệm). Ngoài ra hệ thống NH Nhật phân bố nguồn lực ko tối ưu lắm (do yếu tố văn hóa, dựa trên thứ bậc và mối quan hệ).
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteCó hai nguyên nhân mà Nhật trì trệ hơn 20 năm. Thứ nhất Nhật là nước phát triển => tăng sản lượng rất khó khăn, cần sáng tạo (R&D)rất nhiều. (Còn những nước có xuất phát điểm thấp, chẳng hạn như VN, TQ chỉ cần nhập công nghệ hay chôm công nghệ là năng suất gia tăng liền à. Thế nên đừng so sánh tốc độ tăng trưởng giữa Nhật&VN(Mỹ&TQ) rùi cho rằng lãnh đạo của Mỹ Nhật kém hơn VN,TQ đâu nhé, hoặc phán rằng biện pháp can thiệp của NN hiệu quả hơn thì trường tự do nhá. Nếu TQ mà giữ nguyên cái hệ thống chính trị như hiện nay thì còn lâu TQ mới đạt được trình độ phát triển của Mỹ. Đó chỉ là ảo vọng mà thui!!!)
@Anonymous(May 13)(tiếp)
ReplyDeleteNguyên nhân thứ hai là do yếu tố chính trị. Nhật chấp nhận cái giá giảm phát để bảo vệ người lao động (bảo hộ nền sản xuất nội địa)và người già (người gửi tiết kiệm). Ngoài ra hệ thống NH Nhật phân bố nguồn lực ko tối ưu lắm (do yếu tố văn hóa, dựa trên thứ bậc và mối quan hệ).
@trangbk02: Thôi thì lấy tạm cái ních cho dễ trao đổi vậy.
ReplyDeleteTôi đã viết rất rõ rồi, khi nào vàng được dùng để mua bán các hàng hóa không phải là tiền thì lúc đó nó mới là phương tiện trao đổi, sao bạn còn thắc mắc thế nhỉ???
Vì bạn không phân biệt được các chức năng của vàng nên tôi đã lấy ví dụ người dân chôn tiền, hay NHTW quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các NHTM để giảm tổng PTTT mà bạn vẫn không hiểu sao?????
Với kiểu suy luận của bạn thì tiền nào mà chả là tiền, cho nên lượng tiền nằm trong dự trữ bắt buộc vẫn là tiền, và vì thế vẫn phải được tính vào tổng PTTT phải không?????
Nếu thế thì xin thua bạn luôn. Bạn có thể thông báo với NHTW rằng việc họ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là vô ích rồi đấy.
Bạn có thể nói: không thể so sánh thế, vì dự trữ bắt buộc là NHTW không cho phép sử dụng, còn vàng hay tiền của người dân thì không ai cấm họ sử dụng, nên vẫn phải tính vào tổng PTTT.
Thế thì xin hỏi bạn là vậy thì tại sao người ta lại không tính những khoản tiền, vàng tiết kiệm vào tổng số PTTT???? Chính là vì người dân không có ý định dùng số tiền, vàng đó để mua bán các thứ hàng hóa khác. Vàng nằm ở các tiệm vàng cũng trong tình trạng tương tự.
Post hoài ko được, giờ vô lại thấy một đống. Anh Giang dọn dẹp giùm nha :)
ReplyDelete@Strauss-Kahn
ReplyDeleteCó lẽ bạn hiểu sai ý của tớ. Ý của tớ cũng giống bạn thui nhưng có một khác biệt nhỏ. Tớ nói rõ hơn là như thế này, VN khác với những nước khác là dùng vàng để làm phương tiện thanh toán rất nhiều, nhất là trong những gd có giá trị lớn => vàng là một phần cung tiền, ví dụ: lượng vàng dùng để trao đổi với VND thì ko làm tăng cung tiền nhưng đem mua đất thì nó làm tăng cung tiền.
Thứ hai, người ta bán vàng để đầu tư làm gia tăng tốc độ vòng quay của tiền => cũng làm gia tăng cung tiền. Một điều nữa là khi người dân chuyển từ tiết kiệm(vàng, đất...) sang đầu tư&tiêu dùng thì gây ra áp lực lên giá cả do tăng cầu. Trường hợp này thấy rất rõ ở gần cuối chu kì tăng giá tài sản. Cái này phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý.
Thứ ba, với một nền kinh tế mở thì khi người dân bán vàng => gia tăng USD chứ giá vàng ko hạ như ý bác nói. USD cũng được chấp nhận làm phương tiện thanh toán => gia tăng cung tiền.
Thứ tư, về lý thuyết NN có thể lấy VND đổi USD, sau đó hút VND về => cung tiền ko đổi. Nhưng mà thực tế NN có làm được ko hay là mất bò mới lo làm chuồng!? Ngay cả FED cũng ko chắc làm được điều đó huống chi VN. Ở VN, việc có được thông tin kịp thời chính xác là một vấn đề khó khăn. NN chưa kịp nhận ra điều gì đang xảy ra thì quá trình nội sinh đã đẩy cái thứ hai, thứ ba đi đến cung trăng mất tiêu rùi.
@Strauss-Kahn
ReplyDeleteTớ nói rõ thêm về việc phân biệt phương tiện thanh toán với việc cất cất giữ. Ý của mình là phân biệt như vậy chẳng có ích cho việc phân tích hết(chứ ko nói là bạn sai) vì ko thể lấy một đối tượng cụ thể rùi suy ra một bức tranh lớn được. Nên dùng đại lượng tổng gộp để đo lường cung tiền(phương tiện thanh toán) thì hợp lý hơn.
Bài viết hay !
ReplyDeleteCác bạn nên học cách suy nghĩ đơn giản hơn, vàng có giá trị, tăng vàng vòng quay lẩn quẩn nhưng rồi sẽ làm tăng money supply, money supply tăng trong ngắn hạn sẽ tăng lạm phát @@
Bác Giang có vẻ rất bức xúc trong việc đô la hóa và vàng hóa nhưng điều này sẽ không bao giờ xảy ra, trừ khi chúng ta có 1 nhà nước mới :D
Mấy ông không biết cái kiểu của anh Nhà nước mình à. Cái từ "huy động vàng" nghe chừng rất chi là hành chính.
ReplyDeleteÔng nhà nước cứ trả giá cao đi rồi dân bán cho ông. Ông cần nhiều hơn thì có thể bỏ tiền ra nước ngoài mà mua. Cứ sao lại phải "huy động", mà thực chất là cuốc hữu hóa vàng của dân.
Sau đó thì lại tính ban hành cái chứng chỉ vàng. Tiền còn mất giá thì cái chứng chỉ vàng có nghĩa gì. Dân mình đã thủ sẵn vàng từ lâu rồi. Giờ ông xiết vàng miếng chính là bước đầu tiến để ép dân bán vàng cho nhà nước mà thôi.
Lại còn đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho vàng miếng nữa. Ông nhà nước sợ cái SJC sẽ thành 1 đồng tiền thay thế VNĐ và USD đấy. Thành ra quốc hữu nó luôn, chứ ai lại để cho đồng SJC lưu thông song song với VNĐ được nhỉ.
Sau không huy động luôn tất cả các tài sản sản của dân như chứng khoán, giấy tờ có giá, kim cương, ... rồi cấp cho họ cái chứng chỉ đi. Khi đó sẽ có nhiều tiền cho mấy ông nhà nước xài rồi.