Trước đây tôi đã thảo luận về vấn đề core vs headline inflation khi central banks hoạch định chính sách tiền tệ. Hiện tại cuộc tranh luận này chưa ngã ngũ (Fed sử dụng core trong khi ECB sử dụng headline) và có lẽ bất đồng sẽ còn kéo dài. Vừa rồi James Bullard, chủ tịch St Louis Fed có một bài phát biểu chống lại việc sử dụng core inflation, trong đó Bullard phê phán 4 lập luận chính của phe core.
Thứ nhất những người ủng hộ dùng core inflation (Bernanke, Krugman) cho rằng headline inflation có volatility quá cao nên sẽ làm "nhiễu" chính sách. Ví dụ điển hình mà phe core dẫn chứng là lần ECB tăng lãi suất tháng 5/2008, ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vì giá dầu tăng lên $147/thùng. Bullard phản bác rằng nếu volatility là vấn đề thì nên "smooth" chuỗi số liệu headline chứ không nên bỏ food/energy ra như phương án dùng core. Về mặt lý thuyết tôi nghiêng về phía Bullard trong lập luận này, có điều trên thực tế sẽ khó có thể đưa ra được một cơ chế smoothing nào mà không bị phê phán. Nên nhớ những adjustments hiện tại (seasonal, rent-equivalent housing) mặc dù được các nhà kinh tế đồng thuận nhưng vẫn bị public phê phán.
Thứ hai, những người ủng hộ core cho rằng core inflation có thể dùng để dự báo headline, do đó targeting core inflation sẽ có tác động nhanh hơn hay trực tiếp hơn. Bullard phê phán việc chỉ dùng một biến số (core inflaiton) duy nhất trong những mô hình dự báo headline inflation. Cả hai biến số này chỉ là hiện tượng nên đúng ra phải dùng những lý do căn bản khác để giải thích chứ không phải chỉ dùng chúng giải thích cho nhau. Ngoài ra Bullard dẫn chứng một nghiên cứu cho thấy thực ra mô hình một biến của core inflation không dự báo tốt headline như nhiều người tuyên bố. (Tuy nhiên Menzie Chinn dẫn chứng một nghiên cứu của chính St Louis Fed cho thấy core inflation có tính dự báo tốt hơn headline, mặc dù statistically insignificant). Một lần nữa tôi cũng đồng ý với Bullard về mặt lý thuyết, dự báo inflation cần được dựa vào một mô hình phức tạp hơn univariate model. Nhưng trên thực tế lựa chọn mô hình rất khó và việc thêm vào hay bỏ ra một biến số có thể thay đổi kết quả dự báo rất nhiều. Chưa kể chất lượng đầu vào sẽ ảnh hưởng đến dự báo mà ngoài chuỗi số liệu CPI (core hoặc headline) những số liệu macro khác thường phải revise nhiều lần sau khi công bố.
Thứ ba, như đã thảo luận trong entry có link bên trên, vấn đề relative price change có thể làm headline inflation không phản ánh chính xác khái niệm "lam phát" mà các nhà kinh tế định nghĩa và cũng là đại lượng mà central bank muốn target. Cụ thể là nếu giá dầu thế giới tăng lên vì một lý do nào đó, CPI sẽ tăng lên bất kể central bank có nới lỏng tiền tệ hay không. Nói cách khác có một số loại giá trong rổ CPI nằm ngoài kiểm soát của central bank, do đó target headline inflation sẽ không giải quyết được vấn đề giá tăng cho mặt hàng cụ thể đó. Thông thường những loại hàng hóa có giá nằm ngoài tầm kiểm soát của central bank là energy và food, do đó cần phải loại bỏ những thứ này ra và chỉ target core. Bullard phản bác rằng nếu những loại giá này tăng permanently thì budget của người dân sẽ phải tăng weights cho những mặt hàng này và các chỉ số lạm phát (CPI, PCE) đã phản ánh điều này, do đó relative price change sẽ không làm mặt bằng giá tăng đồng đều. Lạm phát hiểu theo nghĩa mặt bằng giá gia tăng không thể hoặc ít bị ảnh hưởng bới relative price change. Tôi không thấy lập luận này của Bullard thuyết phục, chí ít Bullard phải đưa ra được quantitative research chứng mình cho quan điểm của mình. Theo Reis/Watson thì ảnh hưởng của relative price change rất lớn (80-85%), nếu nghiên cứu này đúng thì lập luận của Bullard hoàn toàn sai.
Thứ tư, Bullard chỉ ra một hướng nghiên cứu cho rằng về mặt lý thuyết người dân có thể "better off" nếu central banks chỉ target một rổ hàng hóa giới hạn thay vì toàn bộ hàng hóa trong rổ CPI. Do đó phe core có thể lập luận rằng rổ hàng hóa tối ưu đó gần với core hơn là headline inflation. Bullard không phản bác hoàn toàn lập luận này nhưng cho rằng những nghiên cứu trong lĩnh vực này còn quá mới và quá ít để có thể kết luận cụ thể core hay headline là tối ưu (hay gần với tối ưu hơn). Krugman và nhiều người theo trường phái new Keynesian cho rằng rổ hàng hóa mà central banks phải target chỉ nên bao gồm những loại có sticky price, cho nên food & energy cần phải loại ra. Lập luận này liên quan đến lập luận thứ nhất (volatility) và thứ hai (forecastability) nhưng cũng hàm ý rằng target tối ưu cho chính sách tiền tệ phải xét trên quan điểm welfare tổng thể của người dân. Điều này dẫn đến câu hỏi liệu target inflation có thật sự tối ưu hay chưa. Chí ít đã và đang có một làn sóng ý kiến nên thay inflation targeting bằng price level targeting hay nominal GDP targeting.
Update (6/6): Lorenzo Bini Smaghi cũng phản bác core inflation vì cho rằng khi food & energy tăng giá nhanh hơn các loại hàng hóa khác trong rổ CPI trong một thời gian dài thì core và headline CPI sẽ có chênh lệch đáng kể (tính từ năm 1999 đến nay core inflation của US và EMU thấp hơn headline khoảng 6%, trong khi UK là 9%). Smaghi cũng viện dẫn một số chỉ số statistics về causality thì thực ra headline "cause" core chứ không phải ngược lại. Việc sử dụng core thay cho headline trở nên phổ biến trong thập kỷ 80-90 vì đó là giai đoạn food & energy CPI dao động mạnh nhưng không tách ra khỏi các CPI khác. Trong thời gian gần đây vì structural change nên điều này không đúng nữa và việc dùng core CPI không còn hợp lý. Krugman và DeLong đã phản bác lại bài viết này của Smaghi chỉ ra nhầm lẫn giữa level và rate of change của Smaghi. Krugman cũng viện dẫn một bài của Mike Bryan (macroblog) đưa ra bằng chứng cho thấy nếu xét trong ngắn hạn core CPI tốt hơn hẳn headline.
Cá nhân tôi thấy lập luận của Smaghi có một điểm không hợp lý quan trọng. Nếu Smaghi cho rằng sử dụng core CPI không còn hợp lý sau giai đoạn 2000 vì structural change thì chính sách tiền tệ nói chung cũng không thể sử dụng được để đối phó với những thay đổi loại này. Nói cách khác, relative price change khi được phản ánh (sai) trong headline CPI không thể dùng chính sách tiền tệ để điều chỉnh. Tuy nhiên tôi đồng ý với quan điểm của Smaghi và nhiều người chống lại core CPI là sử dụng chỉ số nào đi nữa thì cũng phải tính đến ảnh hưởng của giá food & energy vào mức sống của người dân bình thường.
Ko chỉ lạm phát mới có "relative price change" mà các biến số kinh tế khác cũng như vậy. Điều này gây khó khăn rất nhìu cho các mô hình dự đoán. Hình như ai cũng biết điều này nhưng mà cố tình lờ đi trong các mô hình dự báo. Có phải vậy ko anh Giang!?
ReplyDeleteBac Giang cho hỏi lãi suất trần ảnh hưởng gì đến dòng vốn nước ngoài vào VN 2011 k?
ReplyDeleteCám ơn bác
@trangbk02: vấn đề relative price change ở đây chỉ là nói về cách tính CPI. Nếu định nghĩa lạm phát là sự tăng giá nói chung thì khi tính CPI phải loại trừ relative price change ra. Nhưng như Reis/Watson đã ước lượng chỉ số CPI hiện tại của Mỹ chỉ phản ánh được khoảng 20% khái niệm lạm phát của textbook, còn lại 80% kia là relative price change. Vấn đề relative price change trong các mô hình kinh tế không phải là điều cần tránh vì đó là một biến số quan trọng cần dự báo. Nhưng bạn nói đúng là nhiều khi người ta giả định không có relative price change để dự báo các biến số khác cho dễ, điều này sai.
ReplyDelete@Pham Ngoc Chan: Câu trả lời là có và không. Theo lý thuyết nếu lãi suất bị đặt trần nên không cao như mức tự do thì dòng vốn nước ngoài sẽ chậm/ít chảy vào hơn. Ngoài ra khi nhà nước (ở đây là NHNN) can thiệp quá sâu vào nền kinh tế (thị trường) thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng nghi ngại về tương lai của nền kinh tế.
Tuy nhiên với những gì đã xảy ra (lạm phát, phá giá, Vinashin) thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể nghĩ kiểu gì những điều tồi tệ nhất đã xảy ra rồi, quan trọng là nền kinh tế VN có tiếp tục đi xuống nữa hay không. Nếu câu trả lời là không thì họ sẽ tiếp tục đầu tư mà không lo ngại lắm về cái trần lãi suất của NHNN.
Cam on bac Giang, cau tra loi rat theo sat thi truong ^^ FII dag tag mah thay vi dog von FX...
ReplyDelete