Năm ngoái tôi có thảo luận về việc dùng core vs headline inflation khi hoạch định chính sách tiền tệ. Mặc dù trên thực tế các ngân hàng trung ương vẫn chưa ngã ngũ nên sử dụng chỉ số nào, một nghiên cứu gần đây của Ricardo Reis và Mark Watson (qua James Hamilton) cho thấy dùng headline inflation có thể có vấn đề, nhưng core inflation cũng chưa chắc là giải pháp tốt.
Về mặt lý thuyết inflation xảy ra khi mặt bằng giá nói chung tăng lên, cơ bản do AD tăng nhanh hơn AS (hoặc AS giảm nhanh hơn AD). Tuy nhiên trên thực tế cả AD, AS, và inflation không thể đo được chính xác như trong lý thuyết. Theo Reis và Watson, chỉ có từ 15-20% thay đổi trong headline CPI là do theoretical inflation gây ra, còn lại là do thay đổi của relative prices. Điều này cho thấy headline inflation phản ánh rất ít thay đổi trong money supply theo dạng PY=MV và do đó nếu central bankers tin vào quantity theory thì phải tìm một chỉ số đo lường inflation khác.
Như đã thảo luận trước đây, Fed dùng core inflation chủ yếu để giảm volatility của đầu vào cho chính sách tiền tệ, dẫn đến chính sách tiền tệ ổn định hơn. Tuy nhiên nếu vấn đề là headline inflation đa phần phản ánh relative price changes thì chính sách tiền tệ sẽ bị sử dụng sai mục đích, kể cả nếu đã loại bỏ energy and food prices. Có lẽ, ít nhất central banks phải dùng dynamic factor model như Reis và Watson đã làm để phân biệt đâu là theoretical inflation để có chính sách hợp lý.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.