Các đây 2 tháng, Greg Mankiw kể rằng một sinh viên của mình (Mankiw không nêu tên) đưa ra một giải pháp giải quyết vấn đề làm thế nào Fed có thể áp đặt negative nominal interest rate được. Đại ý là hàng năm Fed sẽ quay số ngẫu nhiên (lottery) để chọn ra một series tiền mặt đang lưu hành và tuyên bố số tiền này sẽ trở nên vô giá trị (hủy bỏ). Nếu Fed quyết định hủy 10% tổng số tiền mặt đang lưu hành thì người dân sẽ sẵn sàng cho vay số tiền mặt của mình với lãi suất nhỏ hơn -10%, ví dụ -9%, vì nếu không cho vay họ sẽ bị mất nhiều tiền hơn. Về bản chất đây là một hình thức đánh thuế lên số tiền mặt hiện đang lưu hành trên thị trường bên cạnh seigniorage là một loại thuế gián tiếp dựa vào lạm phát đã và đang được đánh.
Sau đó một thời gian Mankiw đưa ý tưởng này vào một bài báo trên NYT và ngay lập tức bị phản đối dữ dội. Thậm chí Mankiw đã nhận được những lời đe dọa và có người yêu cầu hiệu trưởng Harvard phải sa thải Mankiw vì bài báo này. Tuy vậy Mankiw vẫn giữ vững lập trường cần phải có negative interest rate và chỉ ra rằng nhiều nhà kinh tế khác cũng có cùng quan điểm và có những proposals khác tương tự.
Vừa rồi, một "đồng minh" của Mankiw đã lên tiếng và đưa ra 3 proposals cùng với mục đích áp đặt negative nominal interest rate. Cách thứ nhất là hủy bỏ hoàn toàn tiền giấy và áp đặt 100% giao dịch qua electronic money (qua bank accounts). Cách thứ hai là đánh dấu tiền mặt (ví dụ đóng dấu lên đó) để chứng minh đồng tiền đó đã được thu negative interest rate. Nếu chưa được đóng dấu thì người cầm đồng tiền đó sẽ có nghĩa vụ phải đóng. Cách thư ba phức tạp hơn, tách chức năng unit of account khỏi chức năng medium of exchange của đồng tiền. Nghĩa là tiền mặt lưu hành sẽ chỉ còn chức năng medium of exchange, còn chức năng unit of account sẽ được gán cho một loại electronic money mới. Central bank sẽ kiểm soát tỷ giá giữa hai đồng tiền này và như vậy có thể áp đặt negative interest rate.
Tất nhiên, ngoài ý tưởng của Hall và Woodward mà tôi đã đề cập đến trong entry này, sẽ khó có thể tưởng tượng các proposals khác, nhất là cách của Mankiw, có thể đi vào thực tế trong thời gian tới. Nhưng điều đáng nói là tư tưởng về vai trò của government đằng sau những proposals này. Dường như các tác giả cho rằng government, ở trường hợp này là central banks, có quyền tước đoạt một phần của cải của người dân (trong nước cũng như nước ngoài) vì mục đích bình ổn kinh tế. Cũng cần nhắc lại bản chất của việc thu thuế thông thường không phải để điều hành kinh tế mà là cách để government huy động nguồn lực cho việc cung cấp cách dịch vụ công. Việc dùng fiscal policy để chống lại business cycle chỉ là một by-product của hệ thống thuế chứ không phải mục đích ban đầu của thuế.
Khi các individuals tập hợp nhau lại thành một cộng đồng, mỗi người phải chấp nhận hi sinh một phần liberty của mình để có được những public goods mà cộng đồng đem lại (pride, security, prosperity...). Nhưng với economic liberty, các cá nhân phải chấp nhận hi sinh khi Keynesian economics thắng thế. Bởi vậy các tranh luận gần đây về vai trò của Keynesian economics có lẽ ẩn chứa các quan điểm khác nhau về individual liberty trong xã hội.
Update (12/05): Mankiw vừa tìm được một ví dụ về một loại currency bị đánh thuế theo cách thứ hai mà Buiter đề suất.
Update (13/05): Bản thân John Taylor cho rằng theo công thức của mình Fed funds rate phải là 0.5% chứ không phải -6% như chính các economist của Fed đã tính.
Update (06/07): Riksbank đã trở thành central bank đầu tiên áp dụng ý tưởng của Hall và Woodward, bắt banks trả 0.25% vào số reserves gửi tại central bank.
Bác Giang ơi, việc làm giảm trị giá của tiền tệ cũng không khác lắm việc in tiền gây lạm phát, mà nước nào cũng làm kể từ khi bỏ gold standard. Tình huống lạm phát và chính phủ nợ dân cũng ảnh hưởng quyền sở hữu tương tự như tình huống giảm giá trị tiền tệ. Vì thế về mặt đạo đức tôi không nghĩ là negative interest có gì đặc biệt phản cảm.
ReplyDeleteMột mục đích cơ bản khác của việc thu thuế thông thường là tái phân phối trong xã hội (redistribution), cũng có ảnh hưởng tương tự đến quyền sở hữu cá nhân.
Tôi cho rằng việc chính phủ thu thuế và chi tiêu theo quyết định của họ (redistribution chẳng hạn) là cái giá phải trả của mỗi individual khi họ tham gia vào một cộng đồng. Nhưng Keynesian economics đi xa hơn như vậy khi tước đoạt một phần economic liberty của người dân (quyết định saving/consumption).
ReplyDeleteKhác với seigniourage (trong trường hợp không có hyperinflation), negative interest rate trong đề suất của Mankiw và Builter là active policy với một mục đích kinh tế rõ ràng. Khi phải trả inflation tax (seigniorage), tôi hiểu đó là cái giá phải trả cho dịch vụ medium of exchange mà tôi sử dụng. Khi trả negative interest rate, tôi cho rằng đó là sự xâm phạm vào economic liberty của tôi. Tất nhiên tôi có thể đồng ý hoặc không đồng ý với sự xâm phạm này, tùy vào tôi có phải là Keynesian hay không.
Vấn đề này tôi vẫn chưa rõ. Tôi thấy hai trường hợp giống nhau, vì seignorage cũng làm giảm giá trị tính bằng hàng hóa của lượng tiền mỗi cá nhân giữ, tức là nhà nước làm giảm tự do kinh tế của cá nhân. Nói cách khác, nhà nước nợ dân, và dùng biện pháp lạm phát để giảm giá trị khoản nợ này đi (theo thước đo hàng hóa/dịch vụ tương đương với khoản tiền). Lạm phát do đó cũng làm mất một phần quyền tự do của người dân.
ReplyDeleteVấn đề chủ ý (active) hay không chủ ý cũng không khác nhau nhiều. Chính phủ không tự nhận là in tiền tạo lạm phát để giảm nợ, đánh thuế dân, nhưng điều này chắc chắn nằm trong một tổng thể chính sách khi chính phủ quyết định ngân sách. Nó vẫn nằm trong chủ ý của chính phủ, nên không khác biệt nhiều so với một chính sách được tách riêng ra như negative interest.
Nhìn theo quan niệm về thuế, tôi nghĩ cả seigniorage lẫn negative interest đều ảnh hưởng đến tự do kinh tế, chỉ ở một điểm là nó đều là thuế đánh lên quyền lợi của cá nhân. Nó giảm lựa chọn và can thiệp vào quyết định kinh tế của người dân.
Trên quan điểm thuế, nó cũng là cái giá phải trả, giống như các tranh luận xem người giầu có nghĩa vụ redistribute cho người nghèo hay không. Nói cách khác, một khi cá nhân tham gia vào một xã hội, với những thể chế của xã hội ấy, thì cá nhân đó cũng phải chấp nhận "cái giá phải trả" về tự do của mình. Tôi không nghĩ vấn đề tự do ở đây phụ thuộc vào quan điểm Keynesian hay không.
Tôi lấy một ví dụ thế này: Khi tôi mở một account ở ngân hàng, tôi phải trả một khoản phí hàng tháng để sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó. Tôi coi việc đóng thuế (tax/seigniorage) tương đương như phí ngân hàng, nghĩa là cái giá để tôi có quyền access vào các dịch vụ trong cộng đồng tôi sinh sống, và một phần có thể hiểu là membership fee.
ReplyDeleteCũng trong ví dụ phí ngân hàng nói trên, giả sử số tiền phí tôi phải trả cho ngân hàng cao hơn một số đối tượng khác (ví dụ ngân hàng có thể miễn phí dịch vụ cho sinh viên). Điều này cũng tương đương vơi income distribution từ tax và tôi cũng không phản đối mặc dù economic liberty của tôi bị vi phạm (tôi có thể tự quyết định việc redistribute income của mình thay vì để ngân hàng làm điều đó). Sở dĩ tôi chấp nhận mất một phần economic liberty của mình khi đóng phí cho ngân hàng vì tôi value access vào dịch vụ của ngân hàng cao hơn phần liberty của tôi bị mất. Ngoài ra tôi cũng có thể cho rằng ngân hàng sẽ mạnh hơn (có nhiều chinh nhánh, ATM hơn) khi họ thay tôi làm chức năng income redistribution này và do đó gián tiếp có lợi cho tôi.
Tuy nhiên, giả sử hàng tháng tôi bỏ ra 30% income của mình vào một tài khoản tiết kiệm. Nhưng đến một thời điểm nào đó ông chief economist của ngân hàng này nói tỷ lệ tiết kiệm của tôi như vậy quá cao và quyết định bắt tôi giảm saving rate bằng cách tăng phí dịch vụ lên $x đồng thời phát cho tôi một cái voucher cùng trị giá $x thì có thể tôi cho rằng economic liberty của tôi bị vi phạm quá nhiều.
Mối liên hệ giữa Keynesian và ví dụ nói trên là trường phái kinh tế này cho rằng có thể và nên dùng các chính sách can thiệp của chính phủ (fiscal/monetary) để thay đổi quyết định saving/consumption của người dân. Do vậy economic liberty của cá nhân sẽ dễ bị xâm phạm hơn trong trường hợp policy makers là Keynesian.
Đồng ý với ví dụ của bác Giang, song tôi vẫn nghĩ đó là một câu chuyện về mức độ. Trong trường hợp thứ hai, khi ngân hàng quyết định tăng phí dịch vụ, tôi vẫn có lựa chọn rút tiền ra, cho vào một ngân hàng khác. Nếu ngân hàng nào cũng làm vậy, tôi cho tiền vào chứng khoán, bất động sản, trài phiếu, vv. Về nội dung không khác việc ngân hàng của tôi charge tiền dịch vụ từ đầu, hay tất cả các ngân hàng đều charge tiền dịch vụ, vv. Khác nhau có thể ở chỗ mức tăng phí dịch vụ quá cao (câu chuyện mức độ), hoặc là ngân hàng dám judge về quyết định tiết kiệm của tôi (chính sách active hay không). Về mức độ tôi không có ý kiến gì, mặc dù là proposal về negative interest cũng không đòi hỏi quá negative. (Taylor rule --> -5% là ok rồi.) Về chính sách active hay không, như tôi nói ở comment trước, thực chất chính sách nào cũng có phần active cả.
ReplyDelete