Wednesday, May 27, 2009

Competitiveness


Tình cờ đọc được một bài viết cũ của Krugman (qua Greg Mankiw) từ năm 1994. Bài viết phê phán quan điểm của Clinton và nhiều người khác cho rằng các quốc gia cũng có competitiveness giống như các doanh nghiệp. Bài viết có nhiều ý hay và đặc biệt có 3 ví dụ về cách sử dụng và phân tích số liệu kinh tế sai, các bạn sinh viên kinh tế nên đọc bài này.

Krugman lập luận rằng khi Coca Cola cạnh tranh với Pepsi, được của bên này là thiệt hại của bên kia. Đó là cuộc cạnh tranh một mất một còn, một zero-sum game. Trong cuộc cạnh tranh này, bên nào thua sẽ phá sản và biến mất khỏi cuộc chơi. Trong khi đó các quốc gia, về phương diện kinh tế, cạnh tranh với nhau không có nghĩa là tiêu diệt nhau, mà ngược lại có thể có lợi vì sự phồn vinh của đối thủ của mình. Một quốc gia thua thiệt trong cạnh tranh quốc tế có thể bị suy thoái kinh tế, mức sống của người dân suy giảm (hoặc không theo kịp các nước khác), nhưng nó không thể bị diệt vong.

Một doanh nghiệp "xuất khẩu" gần như 100% sản phẩm của mình, trong khi một quốc gia, dù có độ mở rất lớn cũng không thể xuất khẩu nhiều như vậy. Doanh nghiệp phải bán được hàng mới tồn tại và tiếp tục phát triển, quốc gia không xuất khẩu nhiều vẫn có một thị trường nội địa to lớn (tất nhiên đừng để hàng TQ giành mất nốt thị trường nội địa). Cũng từ ý này, Krugman cho rằng nếu cách lãnh đạo quốc gia quá bị ám ảnh về vấn đề competitiveness có thể sẽ đưa ra những chính sách sai lầm, không chỉ có hại cho bản thân quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đến kinh tế/thương mại thế giới.

Đấy là Krugman lập luận cho Mỹ, châu Âu, và Nhật trong những năm đầu thập kỷ 90. Còn với VN ngày nay thì sao? Là một nền kinh tế nhỏ và có độ mở lớn, có lẽ so sánh competitiveness của một doanh nghiệp với VN cũng không quá khập khiễng như Krugman phân tích. Một doanh nghiệp có một lượng vốn (equity) ban đầu để kinh doanh, nếu làm ăn thua lỗ số equity đó sẽ bị bào mòn dần và sẽ phá sản khi equity bị âm. Trong trường hợp VN, equity có thể hiểu là tài nguyên thiên nhiên và human capital. Nếu không cạnh tranh được, với hàng TQ chẳng hạn, VN sẽ phải ăn dần vào số equity đó thông qua bán tài nguyên hoặc bán sức lao động (tại chỗ dưới hình thức gia công giá rẻ cho các ông chủ nước ngoài và xuất khẩu lao động đi làm những công việc nặng nhọc lương thấp ở các nước khác). 

Khi một doanh nghiệp "ăn hết" equity nó sẽ bị phá sản và biến mất, nhưng đó chỉ là mất tên hiệu chứ physical assets và công nhân thì vẫn còn đó, có điều chủ sở hữu là người khác. Một quốc gia không phá sản theo nghĩa bị biến mất khỏi bản đồ thế giới, nhưng rất có thể sẽ bị mất quyền tự chủ, mất hết tài nguyên quốc gia và công dân sẽ chỉ còn là những kẻ làm thuê ngay trên quê hương mình. Bởi vậy, khái niệm competitiveness cho VN có lẽ cũng không kém phần quan trọng so với một doanh nghiệp.



7 comments:

  1. Một liên tưởng rất hay.

    ReplyDelete
  2. Một câu hỏi cho anh Giang

    Vì sao có những nước giàu tài nguyên thường nghèo (Việt Nam là một trong số những ví dụ điển hình, hồi nhỏ tôi được thầy dạy Việt Nam là một quốc gia rừng vàng biển bạc, nay còn phát hiện ra rằng Việt Nam còn có cao nguyên bô-xít) còn những nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản lại trở nên giàu có?

    Sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    Phải chăng việc chính phủ bán bô-xit để trang trải cho ngân sách thiếu hụt (do sử dụng lãng phí) đó là định mệnh của dân tộc Việt Nam bởi vì vận mệnh đã phú cho Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên?

    Giả sử như Việt Nam là một quốc gia nghèo về tài nguyên thì liệu chính phủ sẽ làm gì?

    Tôi nghĩ rằng khi đó người dân và cả chính phủ sẽ ý thức hơn về tình trạng nghèo tài nguyên của mình và nâng cao human capital để tạo nên sức cạnh tranh với các quốc gia khác.

    Và khi đó một quốc gia nghèo tài nguyên có thể trở nên giàu có hơn một quốc gia dồi dào tài nguyên nhưng chính phủ sử dụng lãng phí.

    ReplyDelete
  3. @Lạc Hồng: Bác thử đọc cuốn sách này xem có tìm được câu trả lời không.

    ReplyDelete
  4. Theo tôi thì VN không giàu tài nguyên như những gì đảng ca ngợi. Nếu tính theo bình quân đầu người thì tài nguyên VN chỉ ở dạng trung bình, thậm chí là ít. Nhưng chính phủ vẫn bán tài nguyên để sống vì không biết làm gì hơn.

    ReplyDelete
  5. @Lạc Hồng: Bác tham khảo thêm bài báo này (link từ Vietstudies của GS Trần Hữu Dũng). Tác giả bài báo cho rằng những nước có nhiều tài nguyên, hay ít nhất phụ thuộc vào khai thác tài nguyên để phát triển, có Human Development Index (HDI) phụ thuộc vào transparency của government budget. Theo bài báo này, VN thuộc nhóm có transparency thấp nhất, tuy nhiên HDI lại không quá tệ. Nhưng nên nhớ HDI không phải là thước đo hoàn hảo, ít nhất là đã bị nhiều người chỉ trích là các nước XHCN trước đây thường có HDI rất cao (vd Cuba) nhưng thực tế nền kinh tế không mạnh.

    ReplyDelete
  6. Xin hỏi anh Giang:
    Điều gì là cốt lõi tạo nên sự khác nhau giữa cạnh tranh của 2 cuộc gia và 2 doanh nghiệp ?

    ReplyDelete
  7. @ A Liberal After Marx: ở Mỹ là những điểm Krugman đã thảo luận. Ở VN là leadership và accountability.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.