Wednesday, May 13, 2009

Rating agencies


Không ít thì nhiều các credit rating agencies (CRA) bị cho là đã góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại. Business model của các CRA là dựa vào uy tín (credibility) của các đánh giá của mình để thu hút khách hàng và thu phí cho dịch vụ của mình. Trên lý thuyết, theo Free Exchange, đây là một repeating game nên các CRA sẽ không có incentive đánh giá sai để tăng thu nhập trong ngắn hạn vì sẽ bị ảnh hưởng vào uy tín trong dài hạn.

Tuy vậy, trên thực tế thị trường credit rating chỉ có vài CRA lớn (S&P, Moody, Fitch) nên thực tế đây là một oligopoly market. Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các CRA lớn collude với nhau nhưng việc họ đã đánh giá sai rủi ro cho rất nhiều sản phẩm tài chính, đặc biệt là các MBS, cho thấy có vẻ như oligopoly structure tạo ra suboptimum equilibrium (prisoner's dilemma).

Đã có nhiều giải pháp đưa ra, ví dụ như nationalize các CRA và biến chúng thành non-profit organization [Ngoài lề: gần đây nationalization được xem như một giải pháp hữu hiệu nhất cho mọi vấn đề của các nước phát triển, ngược lại cổ phần hóa được xem như giải pháp cho mọi vấn đề của VN]. Một giải pháp khác là phá vỡ cơ chế oligopoly hiện thời trong thị trường này, trong khi có người lại đề nghị tăng tính monopoly lên bằng cách buộc các CRA phải cùng đánh giá một sản phẩm. CDS cũng được đề suất như là một hình thức market-based solution (giống như đề nghị này).

Tuy nhiên đề suất tôi cho là hay nhất đến thời điểm này, dù có thể không feaseable, là buộc các CRA nhận thù lao bằng chính loại công cụ tài chính mà họ nhận đánh giá kèm theo điều kiện họ phải giữ các sản phẩm đó unhedged ít nhất một năm sau mới được bán ra. Nếu thực hiện điều này các CRA sẽ không còn incentive đánh giá cao thấp rủi ro các sản phẩm tài chính mà họ được thuê để làm, đơn giản vì thu nhập của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi việc làm của mình.

Update (29/05): Một ý tưởng nữa, cũng từ một commenter của Free exchange, giao cho một agency quyền chỉ định CRA cho các khách hàng có nhu cầu đánh giá rủi ro sản phẩm tài chính của mình. Điều quan trọng là agency này sẽ chỉ định CRA một các random, cho nên các CRA sẽ không còn incentive overrate cho khách hàng của mình nữa. Có điều cách này cần phải có một số CRA lớn.


6 comments:

  1. theo de suat cua chu, thi khong biet co CRA nao chiu danh gia cac san pham tai chinh co muc rui ro cao khong. Vi ho se duoc nhan thu lao bang chinh nhung san pham rui ro day.
    Cac CRA cung da khuyen cao la chi nen coi ratings co tinh chat tuong doi, tham khao, vi vay khong nen qua trong cho vao cac CRA

    ReplyDelete
  2. Đấy không phải là đề suất của tôi mà của một commenter trên Free exchange. Tôi thích đề suất này trên khía cạnh kinh tế học, dù biết rằng khó khả thi vì chẳng CRA nào chịu chấp nhận.

    ReplyDelete
  3. Tôi lại thấy đề xuất này có cái hay của nó. Các CRA đáng ra phải đóng vai trò warning cho cuộc khủng hoảng này, nhưng họ đã chưa đủ tầm nhìn xa trông rộng để thấy được vấn đề tồn đọng trong hệ thống tín dụng, đặc biệt trong các MBS. Việc CRA chịu nhận đánh giá kèm theo điều kiện chỉ unhedge các sản phẩm đánh giá sau 1 năm, thì điều này ko những tránh bởi rủi ro cho nhà đầu tư nào tin và CRA mà còn làm rõ tính minh bạch, tránh việc CRA nhận hối lộ để đánh giá thấp xuống 1 tài sản rủi ro cao.

    ReplyDelete
  4. @Hang: Nếu các CRA chấp nhận proposal này thì tốt quá, vấn đề là họ chẳng đời nào đồng ý vì hiện tại họ có monopoly power. Hơn nữa bản thân clients của các CRA cũng không có incentive để thực hiện đề suất này, nên buộc authority phải can thiệp, sẽ là một trở ngại lớn.

    ReplyDelete
  5. bac nay` có vẻ am hiuể CK nhỉ :D

    ReplyDelete
  6. again, its back to government intervention. Lately, we have heard so much about government trying to restructure some companies that receives bail-out money (like they convert their loans for Citi into common stocks, or they force Rick Wagoner to resign...) capitalism is going to move to the next level, maybe socialism?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.