Báo chí VN gần đây nhắc nhiều đến tính hiệu quả của gói kích cầu mà chính phủ đã thực hiện. Hoàn toàn không phải tình cờ, điều này cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế Mỹ với các chính sách kích cầu của chính phủ Obama. Đáng tiếc là, theo Greg Mankiw, những nỗ lực đo đạc tính hiệu quả của các biện pháp kích cầu không đáng tin. Makiw lấy ví dụ từ đồ thị sau:
Đường xanh đậm là dự báo tỷ lệ thất nghiệp được các chuyên gia kinh tế của Obama tính hồi tháng 1/2009 với giả định gói kích cầu $780b được thông qua. Đường xanh nhạt là baseline, nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp dự báo nếu không có kích cầu. Hai chấm nâu rất gần với đường baseline là số liệu thực tế tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3 và 4/09.
Những người phản đối kích cầu có thể dựa vào đồ thị này để nói các biện pháp kích cầu đã không có tác dụng. Ngược lại những người bảo vệ cho kích cầu sẽ lập luận rằng thực ra đường baseline cao hơn đường mầu xanh nhạt rất nhiều, nghĩa là kích cầu vẫn có hiệu quả chỉ có điều dự báo hồi tháng 1/09 đã sai (underestimate). Nhưng dù trường hợp nào xảy ra, những đo lường về tính hiệu quả của kích cầu đã không chính xác. Nếu kích cầu không hiệu quả, hẵn nhiên dự báo về tính hiệu quả đã sai vì nếu đúng người ta đã không kích cầu. Nếu kích cầu có hiệu quả, sai số trong trường hợp này có lẽ quá lớn (từ đường xanh đậm đến 2 chấm mầu nâu).
Vậy nếu không hoặc khó có thể đánh giá tính hiệu quả của kích cầu, liệu chúng ta có thể chấp nhận rủi ro đường baseline sẽ cao hơn rất nhiều nếu không kích cầu? Đây là câu hỏi mà policy maker phải trả lời, nhưng tôi nghĩ tốt hơn là nên bỏ tiền kích cầu vào những lĩnh vực hoặc project có thể nhìn rõ tính hiệu quả như transfer money cho người nghèo, đầu tư vào giáo dục và y tế (thay vì tìm cách cổ phần hóa), có thể đầu tư vào một số dự án infrastructure quan trọng (ví dụ xây cầu thay cho những con đò nguy hiểm ở các vùng sâu vùng xa). Kích cầu như vậy dù không đo được tính hiệu quả bằng những chỉ số như Mankiw sử dụng nhưng chắc chắn sẽ có lợi dài hạn cho VN.
Tôi đã đọc bài của giáo sư Greg Mankiw hôm qua.
ReplyDeleteCó một câu chuyện kể anh Giang nghe: Ngày xưa Đức Phật Thích Ca có lần đi đến một bờ sông,ở đó ông gặp một vị đạo sĩ. Vị đạo sĩ bảo với Thích Ca rằng ông ấy tu luyện ở đây đã 40 năm và ông có thể bay qua sông. Để chứng minh, ông ấy phi thân qua bên kia sông rồi phi thân trở về. Đức Thích Ca không nói gì, ông gọi người lái đò, bảo đưa ông qua sông, rồi đưa trở lại, ông lấy 1 đồng xu đưa cho người lái đò với nói với vị đạo sĩ : "Một việc chỉ tốn 1 đồng xu thì không cần đến 40 năm".
Ông Obama là một "đạo sĩ", mục đích của ông ấy là dọn đường cho một nhiệm kỳ nữa, chứ không phải là giải quyết những vấn đề căn bản dài hạn của nền kinh tế Mỹ.
Bình luận của anh Giang hình như mang tính nước đôi. Vấn đề của Việt Nam là tháo gỡ những kìm hãm, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh với các luật lệ bình đẳng để người dân và doanh nghiệp được tự do làm ăn, chứ không phải tiếp tục chi tiền (vay của nước ngoài, vay của tương lai) cho khu vực Nhà nước (tiền kích cầu phần lớn sẽ đổ vào khu vực này). Thời điểm này chính là thời điểm thúc đẩy cải cách, giảm mạnh chi phí của Chính phủ, chứ không phải đi vay mượn để học làm đạo sĩ.
Còn việc anh Giang nói, dùng tiền để tăng chi cho giáo dục, y tế, cầu đường nông thôn..., tôi thấy những chuyenj đó giai đoạn nào cũng phải tính, sao lại phải đợi đến kinh tế suy thoái mới "kích cầu" ?
Đối với các dự án cũng vậy. Bài học nhà máy đường, bài học xi măng lò đứng vẫn còn đó.
Trong gói kích cầu của Việt Nam, chỉ có việc miễn thuế là cần thiết thôi.
Có một số chuyện không tốn tiền nhưng có tác dụng "kích cầu" rất lớn, chẳng hạn như : Sao không tự do hóa kinh doanh xăng dầu để giá xăng dầu giảm xuống ? Sao không bãi bỏ chính sách hai giá đối với đất đai và thiết lập quyền sở hữu tư nhân về đất đai để kích hoạt thị trường bất động sản ?...
Nếu thực sự muốn "bước qua bên kia sông", chỉ cần bỏ bớt gánh nặng, đâu phải là chuyện tốn kém !
Anh Vân có vẻ cũng bức xúc giới economist giống anh NVP ghê. Câu truyện về vị đạo sĩ thật hay, nó ẩn chứa ý tưởng evolution cả ngàn năm trước Darwin: thế giới này vẫn còn hàng triệu ông lái đò nhưng chẳng còn lấy 1 đạo sĩ bỏ cả đời để tạo ra một innovation đáng giá 1 xu ấy. Efficiency muôn năm! Cuộc khủng hoảng này sẽ vạch mặt các ông đạo sĩ/tiến sĩ 1 xu như Đức Phật Thích Ca đã làm?
ReplyDeleteNhưng với VN, nơi mà anh biết cả các ông lái đò lẫn các đạo sĩ đều không thực sự làm chủ con đò, quảng gánh nặng đi để qua sông không dễ một chút nào dù chẳng tốn kém. Bởi vậy cho dù đám đạo sĩ/tiến sĩ kia đã phí cả đời chỉ để biết mấy cái tricks đáng giá 1 xu, có lẽ vẫn cần họ giúp vứt bớt những gánh nặng đang làm chìm dần con đò. Những cái tricks đấy không qua mặt được Đức Phật Thích Ca, nhưng biết đâu ...
Anh Giang đừng nói vậy đau lòng, tôi hoàn toàn không có ý xem nhẹ các chuyên gia, mà ngược lại tôi rất ngưỡng mộ học vấn của họ. Ý của tôi là : Ở Việt Nam phải học (và nhất là "hành") những bài vỡ lòng về thị trường trước đã.
ReplyDeleteTrong điều kiện của Việt Nam, khi các thể chế cho một nền kinh tế thị trường còn nửa vời, việc tiếp thu khuynh hướng "big government" là rất có hại. Ở Mỹ và phương Tây, dù government có "big" đến đâu cũng không đè bẹp được laissez-faire vốn đã bám rễ sâu và đầy sức sống trong xã hội. Còn ở Việt Nam, nó đang manh nha yếu ớt,chỉ cần "siết" một cái là lụi tắt luôn.
Có một việc "nhỏ xíu" như chống cúm heo, mới tăng kinh phí một cái thì lập tức đua nhau sắm xe sang mua đồ xịn rồi. Đây không phải là vấn đề đạo đức, nó là quy luật vận hành của bộ máy Nhà nước, hễ có điều kiện là phình to ra không kiểm soát được. "Kích cầu" ở Việt Nam không nằm ngoài sự vận hành đó.
Anh Vân khỏi lo giới economist đau lòng, từ thời Harry Truman họ đã biết phải tự chặt một tay đi mới làm việc được :-)
ReplyDeleteHic, comment của em đâu mất rồi? chắc lạc đề nên bị kiểm duyệt rồi!!!
ReplyDelete@Minh Tu: Trừ khi Blogspot kiểm duyệt các comments "lề trái" theo lệnh của bộ 4T, blog này không delete comments của bạn đọc. Có lẽ browser của bạn gặp trục trặc, good luck next time :-)
ReplyDelete@HảiVân: Nhỡ sông không có đò thì sao?
ReplyDelete