Monday, August 15, 2011

Electricity-GDP


Nhà báo Nguyễn Vạn Phú nghi ngờ số liệu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm không phù hợp với số liệu sản lượng điện và xăng dầu. Lấy số liệu từ website của TCTK, tôi tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và khí đốt (TCTK không cung cấp số liệu riêng cho ngành điện) rồi so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP (tất cả đều tính theo giá 1994). Sau đó tính trung bình tỷ lệ tăng trưởng điện và khí so với GDP trong giai đoạn 1996-2010 cho kết quả là 2.07 lần. Như vậy tốc độ tăng trưởng sản xuất/tiêu thụ điện 9.4% sẽ tương đương với tăng trưởng GDP bằng 4.7% (giả sử khí đốt cũng tăng trưởng tương đương với điện). Như vậy so với số liệu của TCTK (GDP tăng 5.57%) thì số liệu ước tính này thấp hơn gần 1ppt (100bps).

Một điểm thú vị là nếu lấy số liệu GDP của ngành điện/khí/nước chia cho sản lượng thì tỷ lệ này giảm liên tục từ năm 1995 đến nay (ngoại trừ năm 1998). Điều này cho thấy chi phí đầu vào của ngành điện/khí/nước so với giá bán ngày càng tăng, có thể do tỷ lệ nhiệt điện/thủy điện tăng nhưng cũng có thể do efficiency/productivity giảm.


3 comments:

  1. Anh Giang cho tôi hỏi trái phiếu chính phủ Mỹ được đảm bảo bằng gì. Ý của tôi là bằng những tài sản gi, ngoai cái gọi là uy tín cua nuoc Mỹ. Cám ơn anh.
    Tôi đang muốn đi tìm bản chất của vấn đề nay.

    ReplyDelete
  2. @anh Giang, Chung Nguyen:
    Đã nhiều lần em thắc mắc (không biết đọc trong sách vở nào để trả lời thắc mắc này vì em là dân không chuyên) cái gì quyết định xếp hạng nợ của 1 quốc gia, cái gì quyết định lãi suất trái phiếu do quốc gia đó phát hành, chúng ta chỉ dựa vào đánh giá của mấy Rating Agency thôi sao? Mong anh và mọi người giúp em thắc mắc này.

    ReplyDelete
  3. @Chung Nguyen: Nếu bác hỏi Tổng thống Mỹ câu này thì official answer là "Full faith and credit of the United States". Full faith ở đây được hiểu là uy tín như bác nói, còn credit là những gì chính phủ Mỹ cho người khác "nợ". Nợ ở đây hiểu theo nghĩa thông thường là số tiền một người nào đó phải trả cho chính phủ Mỹ trong tương lai. Nhưng rộng hơn (theo nghĩa kinh tế) còn bao gồm cả khả năng thu thuế của chính phủ trong tương lai. Trái phiếu chính phủ liên bang không nói rõ nhưng nhiều loại trái phiếu chính quyền địa phương (municipality) ghi rõ được đảm bảo bằng các nguồn thu của chính quyền (thuế, lệ phí...). Do vậy về bản chất trái phiếu chính phủ tương đương như một khoản vay tín chấp của tư nhân, hoàn toàn không có tài sản (physical) thế chấp. Bởi vậy nếu chính phủ vỡ nợ (default) thì nhà đầu tư không bấu vứu vào đâu được ngoại trừ Paris Club là một tổ chức bán chính thức chuyên đứng ra giàn xếp các vụ vỡ nợ chính phủ.

    @Anonymous (Aug 16): Xếp hạng nợ có thể do các rating agencies thực hiện nhưng bản thân nhà đầu tư cũng có thể tự đánh giá/xếp hạng được theo tiêu chí của riêng mình. Xác định lãi suất/lợi suất của trái phiếu là một vấn đề rất phức tạp, khi nào có thời gian tôi sẽ viết kỹ hơn. Câu trả lời vắn tắt là nó được xác định bởi demand/supply của đồng vốn trong một nền kinh tế và mức độ rủi ro của người đi vay. Demand phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của đồng vốn (vd IRR của một dự án) còn supply phụ thuộc vào tỷ lệ saving của người dân và các thành phần khác trong nền kinh tế. Lưu ý: người ta thường nói lãi suất có tác động đến saving nhưng thực ra quyết định saving của một người, tuy có ảnh hưởng bởi mặt bằng lãi suất, thường phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác hơn (vd saving để mua nhà hay để dành phòng khi ốm đau, mất việc...).

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.