Có một bạn hỏi ý kiến tôi về phát biểu mới đây của thống đốc Nguyễn Văn Bình về "định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương". Tìm hiểu thêm về đoạn trả lời phỏng vấn này của thống đốc, tôi phát hiện ra rằng lập luận của ông Bình rất giống quan điểm của Ron Paul trong quyển "End the Fed" phát hành năm 2009. Đại loại là thống đốc Bình phân chia chức năng "giữ hộ tiền", theo ngôn ngữ của Ron Paul là "warehouse", với chức năng đầu tư (risky investment) trong hệ thống tài chính. Nếu ngân hàng chỉ làm chức năng warehouse thì người gửi tiền phải trả phí để được ngân hàng giữ hộ tiền cho mình và điều này tương đương với lãi suất (thực) âm. Hi vọng thống đốc Bình không phải là fan của Ron Paul, nếu không ông sẽ là central banker đầu tiên trên thế giới muốn bãi bỏ institution mà mình lãnh đạo theo lời kêu gọi của một lãnh tụ Tea Party bên Mỹ.
Trước khi phân tích thêm về chức năng warehouse và investment của các ngân hàng, xin được nói lại là lãi suất âm, kể cả lãi suất danh nghĩa chứ không chỉ lãi suất thực, không phải là điều không thể xảy ra. Mấy ngày gần đây một số ngân hàng Thụy sĩ bắt đầu trả lãi suất danh nghĩa âm, nghĩa là khách hàng phải trả phí để được gửi tiền vào tài khoản của họ. Đây là hệ quả của việc đồng Swiss franc tăng giá quá mạnh nên số lượng tiền gửi vào các ngân hàng Thụy sĩ tăng lên quá nhanh và các ngân hàng không biết phải làm gì với số tiền này. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với một ngân hàng lớn của Mỹ ngay cả khi đồng USD đang bị mất giá trầm trọng. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng hiện nay đang dần thiên về chức năng warehouse thay vì chức năng intermediary và lý do của sự chuyển dịch này đơn thuần vì kinh tế thế giới đang có nguy cơ suy thoái trở lại. Ở đây tôi xin nhấn mạnh vào điểm các ngân hàng được quyền tự do quyết định thiên về chức năng warehouse hay intermediary tùy vào tình hình kinh tế và dự báo của họ.
Trong khi đó theo quan điểm của Ron Paul và thống đốc Nguyễn Văn Bình, nhà nước phải tách bạch 2 chức năng này ra 2 nhánh riêng biệt trong hệ thống tài chính để ngăn ngừa rủi ro. Về bản chất đây là ý tưởng chống lại hệ thống fractional reserve banking mà tôi đã có lần đề cập đến trước đây. Ý tưởng yêu cầu ngân hàng phải có 100% reserve, nghĩa là không được cho vay số tiền mà khách hàng gửi vào mà chỉ được cho vay bằng số vốn tự có của mình, đã xuất hiện trong giới kinh tế trước Ron Paul khá lâu (trường phái full reserve banking). Những người ủng hộ gold standard (như Ron Paul) thường không phân biệt rõ fiat money và fractional reserve banking, đánh đồng 2 khái niệm này với nhau và cho rằng đây là "ý chí" của nhà nước mặc dù trên thực tế cả fiat money và fractional reserve banking đều là phát kiến của thị trường để giải quyết nhu cầu medium of exchange ngày càng tăng. Một số conspiracy theorists thậm chí đi xa hơn cho rằng hệ thống fiat money và central banking là kết quả của sự thao túng nhà nước của một/vài gia tộc tài chính lớn như Rothschild hay Morgan. Rồi thậm chí cả IMF/WB cũng là những cánh tay nối dài của các banking dynasty này.
Một điểm thú vị là trong khi Tea Party là một phong trào cực hữu còn những conspiracy theorists thường là cực tả, cả hai cực này có một điểm chung là muốn chấm dứt central banking. Phía cực hữu cho rằng central bank là phương tiện để government ngăn chặn personal liberty và bành trướng (big government), phe cực tả lo ngại central bank chỉ phục vụ cho một thiểu số bankers giầu có thông qua bóc lột đa số dân nghèo ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển (thực ra Ron Paul cũng nhắc đến ý này). Ở đây tôi không bàn về những ý tưởng của phe cực tả, tôi sẽ phân tích thêm về những lập luận của Ron Paul và phong trào Tea Party để thấy những điều thiếu logic trong ý tưởng "End the Fed" của chính trị gia này.
Trong "End the Fed", Ron Paul dành hẳn một chương nói về quá trình hình thành tư tưởng "chống Fed" của mình. Nếu Nguyễn Ái Quốc tìm được chân lý sau khi đọc "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lenin thì Ron Paul đã được "khai sáng" sau khi đọc "The road to serfdom" của Hayek. Có lẽ ý tưởng "End the Fed" đã được hình thành trong giai đoạn 1960s khi Ron Paul bắt đầu đọc sách vở của các tác giả trường phái Áo như Mises, Hayek, Rothbard. Đây là giai đoạn các tác giả trường phái này dịch chuyển từ ủng hộ gold stardard sang free banking, nghĩa là một hệ thống không có central bank và national currency mà các ngân hàng tự phát hành tiền của mình và cạnh tranh với nhau. Mặc dù có đọc Ayn Rand, nhưng không như nhiều libertarian khác Ron Paul viết trong End the Fed rằng tác giả này không phải là nguồn gốc lý tưởng libertarian của mình. Theo wikipedia, Ron Paul thậm chí còn không đăng ký vào quĩ hưu trí của QH Mỹ vì cho rằng đây là một hình thức big government. Có thể thấy "End the Fed" chỉ là phương tiện còn mục tiêu cuối cùng của chính trị gia này là "end the (big) government".
Một trong những mục tiêu của phe libertarian/rightist là giảm thiểu hoặc thậm chí xoa bỏ government regulation. Những ví dụ điển hình là kêu gọi legalize ma túy hay chống lại việc cấm sở hữu súng. Trào lưu deregulation từ thời Thatcher/Reagan cũng có nguồn gốc từ libertarianism/conservatism với lập luận rằng phải giảm thiểu những qui định và quản lý lên giới doanh nghiệp nói chung và giới ngân hàng nói riêng để thị trường tự tìm ra equilibrium. Đỉnh điểm của trào lưu deregulation này trong giới banking là việc xóa bỏ một phần luật Glass-Steagall từ năm 1933 buộc commercial banking phải tách khỏi investment bank. Với quan điểm phải bắt giới ngân hàng tách hoạt động warehouse khỏi investment, Ron Paul (và Nguyễn Văn Bình) dường như muốn quay lại quản lý các ngân hàng thương mại chặt hơn, ngược hoàn toàn với tư tưởng tự do và deregulation mà giới libertarian vẫn cổ vũ.
Không chỉ ngăn cản tự do của giới ngân hàng được quyền chọn chức năng warehouse hay investment, việc bắt buộc tách 2 chức năng này còn vi phạm tự do của người dân khi họ muốn có một hình thức đầu tư đơn giản và tương đối an toàn. Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói nếu bạn muốn có lợi nhuận thì phải đem tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán, còn nếu gửi ở ngân hàng thì phải trả phí cho dịch vụ "giữ hộ" tiền đó. Như vậy nếu bạn không có hiểu biết gì về đầu tư và/hoặc không muốn mạo hiểm với thị trường chứng khoán thì chỉ còn một cách là giấu tiền dưới gậm giường của mình để khỏi phải mất tiền cho ngân hàng giữ hộ. Tôi ngờ rằng quan điểm ban đầu của Ron Paul không phải là chống lại fractional reserve banking mà chỉ đơn giản là muốn hủy bỏ fiat money để quay về gold standard. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này (bỏ fiat money) thì phải xóa bỏ central bank là cơ quan phát hành và quản lý fiat money, và để bỏ được central bank thì phải bỏ fractional reserve banking. Có điều đòi loại bỏ fractional reserve banking thì trái ngược với lập luận cổ súy free banking của trường phái Áo là gốc rễ tư tưởng của Ron Paul.
Ron Paul cũng dành hẳn một chương để cố liên hệ giữa central bank/fiat money với chiến tranh. Lập luận cơ bản là nếu không có fiat money thì nhà nước không thể tự tiện khai chiến vì không có nguồn lực. Không bàn về tính đúng đắn của lập luận này (lịch sử chiến tranh đã có hàng ngàn năm trước khi fiat money/central bank ra đời), logic của lập luận này là nhà nước có thể huy động được nguồn lực thông qua phát hành fiat money. Điều này trái ngược với hầu hết các lập luận khác của Ron Paul và giới conservative là central bank và fiat money không tạo ra được của cải mà chỉ làm đồng tiền mất giá. Lập luận này đúng với những central bank như ở Zimbabwe cách đây 3 năm hay VN cách đây 30 năm, những central banks này không thể huy động được thêm nguồn lực và sẽ làm suy yếu nền kinh tế vì in tiền vô tội vạ. Nhưng những quốc gia như vậy không thể huy động nguồn lực để phát động chiến tranh từ việc in tiền. Ngược lại ví dụ của Ron Paul về những quốc gia tham gia Thế chiến thứ Nhất đều là những nước có bản vị vàng, họ huy động nguồn lực không phải từ in tiền mà từ khả năng vay nợ quốc gia. Và ở thời điểm đó tham chiến (với hi vọng sẽ chiến thắng) là một biện pháp để trả nợ. Giải tán Fed và quay về bản vị vàng để hạn chế chiến tranh có lẽ là ý tưởng "lãng mạn' nhất của ông nghị này.
Như tôi đã chỉ ra bên trên, thực ra "end the Fed" chỉ là phương tiện cho mục tiêu "end the (big) government". Nhưng đằng sau mục tiêu này là gì? Ron Paul chỉ ra một lý do duy nhất là vấn đề đạo đức (nhưng lại viết trong một chương về philosophy). Đối với libertarian/conservative, việc redistribution of wealth là một điều "vô đạo đức" và Ron Paul cho răng với fiat money wealth redistribution sẽ diễn ra thông qua inflation. Hầu hết các tiếng nói phản đối big government đều vì vấn đề redistribution này, những lập luận kiểu như "big government = big corruption" hay "big governments = communism" thực ra chỉ là noise. Điểm quan trọng nhất với phe chính trị này là chống lại redistribution, nghĩa là không ai được tước đoạt những gì do tôi làm ra hay là property của tôi. Không bàn về phạm trù đạo đức, riêng về mối liên hệ giữa fiat money/central bank/inflation với redistribution mà Ron Paul đã có vấn đề. Nếu bỏ qua những lập luận của giới conspiracy theory về khả năng central bank phục vụ cho một vài dynasty, việc TARP (gói giải cứu các banks trong giai đoạn khủng hoảng năm 2008) cuối cùng có lời cho thấy thực chất giới ngân hàng đã transfer wealth ngược lại cho tax payers của Mỹ hoặc ít nhất đây là win-win solution cho nền kinh tế Mỹ.
Còn nếu coi inflation là một dạng wealth redistribution thì phải tính đến nominal income growth mới công bằng. Trong khi Ron Paul và những người ủng hộ gold standard chỉ ra rằng đồng USD đã mất giá hơn 90% kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay, không ai nói một lời nào về purchasing power nếu tính theo norminal income đã tăng lênh nhanh hơn rất nhiều (NGDP của Mỹ tăng khoảng 130 lần trong thời gian đó). Nếu có redistribution effect vì inflation thì chắc chắn hiệu ứng này nhỏ hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế, hay nói cách khác cái bánh mà xã hội chia nhau đã lớn hơn rất nhiều khả năng inflation có thể chuyển một phần bánh từ người này sang người khác. Tôi không muốn đi sâu hơn về tác động của banking and finance vào tăng trưởng kinh tế, có một mảng nghiên cứu rất lớn trong kinh tế học về vấn đề này với những tên tuổi như Stiglitz, Krueger, Romer, Sachs, de Soto... Một trong những kết luật quan trọng của giới development economics là repressed financial system kìm hãm tăng trưởng và làm tăng khoảng cách giầu nghèo. Bởi vậy nếu đã nhắc đến phạm trù đạo đức thì cần phải nói thêm liệu xóa bỏ redistribution (cứ giả sử như vậy là đạo đức) thì có giúp gì cho tăng trưởng kinh tế hay không?
Nhìn chung "End the Fed" là một quyển sách không tệ cho general public, nhưng xét về mặt học thuật thì còn nhiều điểm phải bàn. Ron Paul chắc chắn có trí tuệ hơn nhiều Tea Party leader khác và xứng đáng hơn Perry/Bachmann/Palin đại diện cho phong trào này trong cuộc chạy đua nomination của đảng Cộng hòa sắp tới. Tuy nhiên đảng Cộng hòa sẽ phải cân nhắc rất kỹ khi đưa một ứng viên quá thiên hữu ra tranh cử. Xét cho cùng viết một quyển sách kêu gọi "end the Fed" cùng lắm chỉ gây ra tranh cãi, một ứng cử viên với cương lĩnh tranh cử radical như vậy sẽ dễ mất phiếu và mất cả contribution money từ giới finance.
bài viết hay lắm
ReplyDeletecam anh anh Giang. Bai viet hay qua a :)
ReplyDeletehttp://cafef.vn/2011082405553470CA34/chinh-sach-lai-suat-hien-hanh-thuc-duong-hay-thuc-am-.chn
ReplyDeleteAnh Giang đọc một bài viết ủng hộ chính sách lãi suất thực âm.
Một lập luận trái ngược với những gì giáo trình kinh tế học viết là lãi suất thực cao gây ra hiện tượng lạm phát nhưng vẫn cứ được nhắc đi nhắc lại: "Minh chứng là khi NHNN duy trì chính sách lãi suất rất cao như những năm gần đây, nhưng lạm phát vẫn tiếp tục đe doạ nền kinh tế. Ngược lại, chính sách LSTD hiện nay đang là con dao hai lưỡi làm tăng chi phí sản xuất - kinh doanh và do đó làm cho vấn đề lạm phát trở nên khó kiểm soát".
hoan hô nỗ lực của sjc bán vàng bình ổn giá. nhiều người khiêng hàng bao tải tiền đi mua vàng quá là nguy hiểm và rất nhiều người bị thua thiệt. trong kinh doanh có tồn tại giá trị đạo đức không anh Giang?
ReplyDelete@Anonymous: Có một quĩ đầu tư của Úc cung cấp dịch vụ "ethical investment" :-)
ReplyDelete@Anonymous: Đạo đức không có nghĩa là người mua và người bán vàng đều có lợi nhuận. Lợi nhuận do chênh lệch giá của một loại tài sản nào đó chỉ là tiền chuyển từ túi người thắng sang túi người thua.
ReplyDeleteTrong một cuộc chơi, nếu có rất nhiều người thua thiệt trong kinh doanh thì rõ ràng có một số người thắng. Điều quan trọng là rất nhiều người muốn tham gia vào cuộc chơi đó. Mình nghĩ nó là đạo đức trong kinh doanh.
Anh Giang ơi, các nhà lập quốc Mỹ chống lập Central Bank. Điều này liên quan đến bản chất của bản Hiến pháp tự do của Mỹ. Chống quyết liệt nhất là tổng thống Andrew Jackson. Trước khi chết Jackson còn đề nghị ghi trên mộ ông "I killed the Bank". Có lẽ vì vậy mà nước Mỹ né tránh Central Bank và dùng một tổ chức biến tướng là FED.
ReplyDeleteHiến pháp Mỹ cũng không cho Nhà nước in tiền giấy và quy định chỉ được sử dụng tiền kim loại (vàng hoặc bạc để thanh toán nợ và thuế...). Tóm lại, Hiến pháp Mỹ vẫn yêu cầu sử dụng bản vị vàng. Thế thời F. Roosevelt, Quốc Hội đã xóa bỏ bản vị vàng và ban hành luật cấm vàng (đến năm 1974 mới bãi bỏ). Tiếc rằng nước Mỹ chưa bao giờ đủ 5 vị đại thẩm phán để bảo vệ Hiến pháp trong lĩnh vực này.
Trước khi FED ra đời và trước khi xóa bỏ bản vị vàng thì không có những cuộc chiến tranh lớn. Sau khi FED ra đời mới có Đại chiến 1 và sau khi F. Roosevelt xóa bỏ bản vị vàng mới có đại chiến II. Nếu giữ bản vị vàng thì làm sao Chính phủ có tiền tài trợ cho chiến tranh, muốn chiến tranh thì phải tăng thuế, trong khi người dân dù có yêu nước đến đâu nhưng bảo phải tăng thuế để yêu nước thì sẽ ít người chịu.
Còn các cuộc chiến tranh thời cổ đại là chuyện khác. Và ngay cả trong thời kỳ đó, khi nào Nhà nước phình ra thì có chiến tranh, khi Nhà nước bé lại mới hòa bình. Nhà Hán bành trướng bá quyền là vậy nhưng thời Hán Văn đế bốn phía hòa bình, dân ăn no "vỗ bụng đi chơi", vì thời ông này Trung Hoa tuy rộng nhưng bộ máy nhà nước cực kỳ bé nhỏ, thuế thu rất ít.
Kích cỡ của bộ máy nhà nước tỷ lệ nghịch với tự do, thời nào cũng vậy.
Nhưng đây là câu chuyện dài, không chỉ là câu chuyện tranh cãi không bao giờ dứt mà còn là vấn đề khuynh hướng, niềm tin của các bộ phận khác nhau trong nhân loại. So sánh Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương Lenine với Ron Paul đọc "The road to serfdom" khập khiểng lắm anh Giang ạ !
@Hoàng Hải Vân: Em so sánh NAQ với RP ở chỗ vào thời điểm đó họ là những người chưa có lý tưởng và những thứ họ đọc lần đầu đã định hình lý tưởng cho cả sự nghiệp sau này. Em không có ý so sánh bản Luận cương của Lenin với The Road của Hayek.
ReplyDeleteVề mối liên hệ giữa sự ra đời của Fed và bản vị vàng với 2 cuộc chiến thế giới để dành dịp khác em sẽ "hầu chuyện" anh. Ở đây em chỉ muốn chỉ ra một điểm mâu thuẫn trong lập luận của Ron Paul và những người ủng hộ gold standard là một mặt họ cho rằng central bank in tiền (fiat) không thể tạo ra của cải cho xã hội nhưng mặt khác lại nói in tiền giúp cho chính phủ có nguồn lực để phát động chiến tranh. Em đã dẫn ra ví dụ Zimbabwe và VN để thấy in tiền không phải là giải pháp để có thêm nguồn lực quốc gia.
Thực ra trong "End the Fed" Ron Paul đánh đồng 2 khái niệm "fiat money" với "government debt". Như em viết bên trên, nguồn lực mà các nước huy động để phát động chiến tranh không phải ở khả năng in tiền mà là khả năng vay nợ. Jefferson và sau này là Jackson đều phản đối việc cho phép chính phủ vay nợ (zero debt policy), họ phản đối National bank là công cụ để chính phủ thời đó vay nợ. Jackson đã từng trả hết nợ của Mỹ năm 1835 (lần duy nhất trong lịch sử Mỹ có zero debt). Một nhân vật lịch sử khác cũng rất ghét government debt là Nicolae Ceausescu của Romania, nước này đã trả hết nợ hoàn toàn chỉ vài tháng trước khi Ceausescu bị lật đổ.
Vấn đề vay nợ khác với fiat money. Trên thực tế hệ thống tiền tệ của Mỹ là bản vị vàng dưới thời Jefferson/Jackson và ở nhiều nước châu Âu khác khi central bank được thành lập. Dưới chế độ bản vị vàng, central bank chỉ thực hiện chức năng lender of last resort và đó là điều kiện cần của một hệ thống fractional reserve banking. Rất nhiều central banks của châu Âu (ra đời trước Fed rất lâu) là private bank không liên quan gì đến nhà nước và chỉ thực hiện chức năng LOLR. Ngân hàng trung ương Bỉ đến nay vẫn là ngân hàng tư nhân (nhưng sau khi đồng Euro ra đời ngân hàng này không còn vai trò gì trong monetary policy hay in tiền nữa mà chỉ còn là đại lý cho ECB).
Bản thân Fed khi ra đời năm 1911 cũng có mục đích LOLR vì nhu cầu này đã quá rõ sau cuộc khủng hoảng 1907. Đã có rất nhiều tranh luận về việc LOLR có nhất thiết là một bộ phận của nhà nước hay không và nhiều bang muốn LOLR chỉ là một tổ chức tư nhân. Hình thức nửa private nửa government như hiện tại của Fed là một thỏa hiệp của các bên khi thỏa thuận thành lập Fed.
Ngay cả đến năm 1933 khi Roosevelt cấm dân Mỹ sở hữu vàng và phá giá USD Fed vẫn chưa có khái niệm active monetary policy. Chỉ đến khi Bretton Woods tan rã năm 1971 monetary policy mới thực sự là tâm điểm của Fed và chính Milton Friedman, một lãnh tụ tinh thần của libertarians, là người đặt nền móng cho modern monetary policy (Friedman cũng cực lực phản đối gold standard).
Ngoại trừ nếu tin vào các conspiracy theory rằng central bank/government bị các banking dynasty thao túng thì không có lý do gì để cho rằng các private central banks cuối thế kỷ 19/đầu thế kỷ 20 được thành lập ra để giúp chính phủ có nguồn lực thực hiện chiến tranh hay là sự bành trướng (về độ lớn) của nhà nước. Đó chỉ đơn giản là nhu cầu LOLR của thị trường tự do khi có fractional reserve banking. Vấn đề FRB có tốt hay không em sẽ bàn thêm vào dịp khác.
thưa bác cháu ít ngày qua cũng quan tâm đến chuyện lãi suất thực âm hay thực dương. khi mang vấn đề đến hỏi giảng viên thì thầy giáo theo quan điểm ông Bình phát biểu thế cũng không sai, lý do viện dẫn thì khá giống trong bài viết trên cafef mà chú Duy Linh trên đã trích dẫn, mà quan điểm chính là cho rằng lãi suất thực dương cao dẫn đến chi phí vốn cho DN tăng, sản xuất đình trệ và có thể dẫn đến tình trạng stagflation. hơn nữa nếu CP mà thắt chặt quản lý TT vàng hay ngoại tệ thì người dân ko giỏi đầu tư cũng chẳng còn chỗ nào ngoài gửi NH nên ko có chuyện dân chôn tiền dưới gầm giường:-). quan điểm của bác về vấn đề này thế nào ạ? Liệu cứ chống lạm phát dài dài ( mà chưa thấy hiệu quả) thế này liệu có đẩy VN vào tình trạng stagflation hay không ạ? mong bác chỉ giáo ( cháu kiến thức còn hạn hẹp, đọc bài bác viết ở trên chưa hiểu được hết ạ)
ReplyDeleteViệc thực âm hay thực dương? Nên áp dụng cái nào, e rằng câu trả lời là khó.
ReplyDeleteCác chuyên gia bình luận, hay dẫn chứng nước ngoài (mà là các nước đang phát triển) để ủng hộ lập luận của mình. Điều khập khiễng nằm ở những lập luận này.
Để biết lãi suất thực âm hay thực dương, đầu tiên cần xác định rõ, lạm phát cấu thành từ những nguyên nhân nào, mặt chủ quan và khách quan. Từ đó, tính toán hành vi người tiêu dùng (mà là người dân Việt Nam) bao gồm: tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư như thế nào. Từ đó mới có thể đưa ra chính sách phù hợp. Ví dụ, với người Việt Nam, lạm phát cao, mà lãi suất danh nghĩa thấp thì xu hướng người ta có còn gửi tiền hay không? Một nguyên lý người ta hay nói là thời gian sẽ giải quyết mọi chuyện. Nghĩa là, ban đầu có thể người dân không gửi tiền, ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng thanh khoản, nhưng dần dần sau đó, qua thời gian, kênh tiết kiệm vẫn là tốt nhất, vì không thể giữ mãi tiền mặt.
Tuy nhiên, biện pháp thực dương hay thực âm còn dựa trên sự phát triển của nhiều thị trường đầu tư khác như chứng khoán, vàng, và cả ngoại tệ (Dù bị cấm), chẳng hạn như người ta thay vì tiết kiệm thì có thể đi mua vàng....hiện nay Chính phủ có chủ trương huy động vàng trong dân, nghĩa là cuối cùng chỉ còn kênh tiết kiệm và chứng khoán, đúng như mong muốn. Nhưng có 1 điều, tính cách người Việt Nam cho ta thấy, cái gì cấm thì sẽ lách luật, vi phạm luật, buôn lậu.....
Một điều nữa, lãi suất quá thấp thì tiền mặt lại là kênh đầu tư hiệu quả, làm sao thì làm, lãi suất thấp quá thì người ta cứ thế tiêu dùng, gửi tiền làm gì, rồi lại lạm phát, nến người ta không tiêu dùng mà chỉ khư khư giữ tiền thì chẳng đầu tư, không lạm phát nhưng lại giảm phát, kinh tế khó phát triển.
Suy cho cùng, giảm lạm phát trước, rồi sau đó ngồi lại với nhau, đem số liệu kinh tế ra, nghiền ngẫm. phân tích và quyết định.