Thursday, August 25, 2011

Debt jubilee


Debt jubilee, hay xóa nợ, có nguồn gốc từ Bible. Trong thập kỷ 70-80 đã có nhiều lời kêu gọi debt jubilee/cancellation/relief cho các nước nghèo mà nổi tiếng nhất là lời kêu gọi của lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Đến cuối thập kỷ 90 và sang đầu thế kỷ 21, phong trào này dần dần lắng xuống cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính 97-99 nổ ra. Lần này những lời kêu gọi debt jubilee không phải cho các nước nghèo mà là cho các khoản nợ của người dân các nước công nghiệp phát triển. Một điểm chung của những tiếng nói của phong trào này, từ Fidel Castro trước đây cho đến Ambrose Evans-Pritchard, Willem Buiter, hay gần đây nhất là Steve Roach, là những người nào đều có khuynh hướng leftish/socialist. Nhưng có một ngoại lệ rất bất ngờ.

Trong những ngày cuối tháng 7 vừa rồi khi 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa không thể thỏa thuận với nhau về việc nâng trần nợ công của Mỹ, hạ nghị sĩ Ron Paul bất ngờ đề nghị xóa $1.6 tr nợ của chính phủ Mỹ (US Treasury) bằng cách cancel số trái phiếu chính phủ mà Fed đang nắm giữ (chính xác hơn Ron Paul đề nghị Treasury tuyên bố hủy số trái phiếu đó, nhưng điều này tương đương với Fed chủ động cancel vì đằng nào QH Mỹ cũng phải thông qua một bộ luật cho đề suất này). Điều thú vị là sau khi Ron Paul đưa ra ý tưởng này, đa số những tiếng nói phản đối lại từ phía các leftist bloggers (Econbrowser, Noahpinion) còn nhiều rightist blogger (Mankiw, Stephen Williamson) lại ủng hộ. Thử tưởng tượng ý tưởng này mà do Krugman đưa ra thì giới conservative/rightist sẽ "phẫn nộ" đến mức nào.

Rất có thể đây chỉ là một chiêu PR của ông nghị sĩ này nhằm chạy đua vào vị trí ứng cử viên của đảng Cộng hòa và bản thân Ron Paul cũng không hiểu hết những hệ lụy kinh tế của nó. Nhưng cũng rất có thể đây là một mánh rất "cáo già" nhằm hạ uy tín Fed vì làm như vậy không khác gì ngân hàng trung ương Zimbabwe đã in tiền vô tội vạ mấy năm trước, rồi vài năm sau Ron Paul có thể viện dẫn inflation để yêu cầu quay về gold standard và giải tán Fed. Dù với động cơ gì đi nữa, rất may lời đề nghị này đã không thành hiện thực và có lẽ trong tương lai chỉ còn sinh viên của Mankiw sẽ nhắc đến nó khi làm exam.


7 comments:

  1. Bác Giang cho xin ý kiến về nội dung của cuốn sách Thiên Nga Đen đi bác.

    Cám ơn bác!

    NDT

    ReplyDelete
  2. @Anonymous: Tôi đã có lần nói về quyển sách này trên blog này rồi. Thực ra tôi mới xem lướt qua vài trang và quyết định không đọc nữa. Quyển sách này không có giá trị cho giới finance vì khái niệm black swan không mới và tác giả (Nassim Taleb) cũng không có idea gì về làm thế nào để make money từ black swan. Ngay cả Taleb mở một hedge fund năm 2008 nói rằng dùng idea black swan để đầu tư (và đã có profit khá lớn năm đó) nhưng 2 năm sau chẳng còn tên tuổi gì. Giới finance cho rằng strategy của Taleb chỉ đơn giản là "a deep out of the money put" nên nếu không có khủng hoảng thì sẽ mất dần capital.

    Còn với giới academic thì ý tưởng này cũng chẳng có gì mới. Ít nhất dân kinh tế cũng biết đến Lucas critique từ những năm 70 và chí ít thì Lucas còn đưa ra rational expectation để giải quyết vấn đề lý thuyết/mô hình kinh tế. Tôi chưa gặp một (academic) economist nào khen Black swan cả và tôi cũng không nghĩ quyễn sách/ý tưởng này của Taleb có ảnh hưởng gì trong giới academic.

    ReplyDelete
  3. Cuốn Thiên Nga Đen đọc rất rối rắm.

    ReplyDelete
  4. E thường xuyên vào blog của a giangle. E đọc rất nhiều thông tin bổ ích về lĩnh vực tài chính.
    E muốn tìm hiểu về lĩnh vực cho vay của ngân hàng - những công cụ hỗ trợ cho thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Nhưng ở VN hiện nay tìm hiểu những công cụ này là rất khó. E cũng đã tìm hiểu trên internet nhưng do tiếng anh cũng như trình độ còn hạn chế nên chưa tìm được gì. A có thể giúp e các công cụ mà hiện nay các ngân hàng lớn trên TG áp dụng để hỗ trợ cho việc thẩm định tín dụng DN được không a. E thấy hình như xếp hạng tín dụng, chính sách tín dụng cũng là công cụ để hỗ trợ thẩm định TD có đúng không a?

    E cảm ơn anh nhiều.

    E.Văn (từ TPHCM)

    ReplyDelete
  5. Chào thầy Giang,
    Nhân tiện nói về sách trong chủ đề này, mongg thầy chia sẻ cho tụi em những sách hay mà sinh viên tài chính như tụi em với kiến thức còn hạn chế có thể thấu hiểu về thị trường tài chính hơn được không ạ.

    Cám ơn thầy nhiều.
    P/S: Em đã học được rất nhiều điều bổ ích trong thời gian theo dõi blog của thầy thời gian qua

    ReplyDelete
  6. @Van Nguyen: Tôi không làm về thẩm định tín dụng nên không giúp bạn được. Tôi nghĩ vấn đề này các NHTM của VN chắc đã làm rất tốt, hoặc ít nhất họ có cách làm phù hợp với môi trường doanh nghiệp VN. Bạn nên tiếp cận các NHTM và học hỏi từ họ, các công cụ của các NH lớn trên thế giới chưa chắc đã áp dụng được ở VN, vd xếp hạng tín dụng doanh nghiệp mới chỉ manh nha ở VN chắc phải vài năm nữa mới phổ biến được.

    @Anonymous (Aug 26): Bạn có thể tham khảo blog này tôi thấy tác giả có nhiều book review rất hay.

    ReplyDelete
  7. Thầy cho em hỏi về ý này trong bài phỏng vấn NHNN :
    "Thống đốc cho rằng NHNN có thể điều hòa lượng tiền trong nền kinh tế nhằm giảm lãi suất.
    NHNN có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng hoặc phát hành trái phiếu nhằm rút lượng tiền về sau đó sử dụng số tiền này nhằm tái cấp vốn cho một số ngân hàng thiếu vốn. Như vậy, về mặt tổng thể, lượng tiền trong nền kinh tế không tăng nhưng tiền từ ngân hàng dư thừa vốn sẽ chuyển sang ngân hàng thiếu vốn.

    Em thắc mắc về lãi suất TCV(14%) cao hơn vay liên ngân hàng (12-15%) ky hạn 1 năm thì sao ngân hàng thiếu vốn k vay ngân hàng nhiều vốn mà NHNN p trực tiếp thu hút tiền về và đưa cho ngân hàng thiếu...nếu vậy sẽ có tiêu cực và mà NHNN phải chịu lãi TPCP lên gánh nặng nợ trong khi đây là việc sống còn của NH.
    Cám ơn thầy

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.