Tuesday, August 16, 2011

Outlier


Đồ thị dưới đây cho thấy VN rất khác so với các nước trong nghiên cứu này: tỷ lệ dân "vô thần" rất cao (trong top 10) nhưng lại có tỷ lệ chi phí y tế do nhà nước cung cấp rất thấp (trong bottom 10). Một outlier nữa là Thailand, gần như toàn bộ dân nước này theo đạo trong khi tỷ lệ chi phí y tế công cao gần gấp đôi VN. Có thể nói VN đã rất thành công trong thời "bao cấp" trong việc xóa bỏ ảnh hưởng của tôn giáo trong xã hội, và cũng rất thành công trong thời "thị trường" trong việc "xã hội hóa" y tế. Tôi đã có lần cho rằng chính quá trình "xã hội hóa" các dịch vụ công như giáo dục, y tế... là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêu dùng cá nhân (private consumption) trong GDP của VN rất cao so với các nước trong khu vực. Một phần ngân sách VN thay vì dùng để đầu tư vào "human capital" thì được dồn cho những dự án kiểu như đại lộ Đông-Tây hay ... Vinashin.




14 comments:

  1. Em nghĩ việc loại bỏ tôn giáo khỏi đời sống người dân nên mới nhiều tệ nạn như bây giờ. Với một xã hội dân trí thấp và duy tình thì niềm tin tôn giáo là chỗ dựa tinh thần cho người dân trong khó khăn. Do người dân mất hết niềm tin nên giờ rất nhiều tệ nạn, trộm cướp, giết người...

    ReplyDelete
  2. Nhận xét như bạn Tung Son là quá dễ dãi, lặp lại sai lầm phổ biến là lấy hiện tượng này quy làm nguyên nhân cho hiện tượng khác.
    Thực ra đại đa số dân ta từ xưa tới nay hầu như không theo một tôn giáo nào hết, chứ đâu phải chỉ dưới chế độ hiện nay tôn giáo mới bị loại ra khỏi đời sống. Theo một tôn giáo đúng nghĩa là khi người dân chí ít phải thấm nhuần tư tưởng, tuân thủ các lề luật của tôn giáo đó, ví dụ như đọc kinh ngày mấy lần chẳng hạn. Cứ nói là nước ta theo đạo Phật, nhưng thử hỏi dân ta mấy người đọc kinh Phật, ngoài số sư sãi trong chùa và một số đệ tử phật gia, vốn chỉ chiếm một con số không đáng kể. Điều tương tự cũng xảy ra với các tôn giáo khác: Công giáo, Hồi giáo v.v... Nó rất khác với các nước khác. Hàng trăm năm nay Việt Nam theo Nho giáo, chứ không theo một tôn giáo nào cả (nếu xét một cách phổ biến).
    Cho nên, quy những lộn xộn hiện giờ cho việc thiếu vắng tôn giáo, và từ đó quy tội cho chế độ, là một sai lầm rất ấu trĩ.
    Ngoài ra, bản thân anh Giang có vẻ chưa hiểu rõ khái niệm “vô thần”, đánh đồng “vô thần” với “không theo tôn giáo”. Đạo Phật được coi là vô thần, vì không tin, không thờ một Đấng tối cao như các tôn giáo khác trong Thiên chúa giáo (Công giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo), hoặc thờ đủ thứ thần như Hy Lạp xưa kia. Đó là các Tôn giáo hữu thần (độc thần hoặc đa thần giáo). Như thế người theo tôn giáo như đạo Phật vẫn là người vô thần, còn người không theo tôn giáo nào cả, nhưng tin là có ma quỷ thần thánh (như đại đa số dân ta) thì vẫn là hữu thần.

    ReplyDelete
  3. Nhận xét như bạn Tung Son là quá dễ dãi, lặp lại sai lầm phổ biến là lấy hiện tượng này quy làm nguyên nhân cho hiện tượng khác.
    Thực ra đại đa số dân ta từ xưa tới nay hầu như không theo một tôn giáo nào hết, chứ đâu phải chỉ dưới chế độ hiện nay tôn giáo mới bị loại ra khỏi đời sống. Theo một tôn giáo đúng nghĩa là khi người dân chí ít phải thấm nhuần tư tưởng, tuân thủ các lề luật của tôn giáo đó, ví dụ như đọc kinh ngày mấy lần chẳng hạn. Cứ nói là nước ta theo đạo Phật, nhưng thử hỏi dân ta mấy người đọc kinh Phật, ngoài số sư sãi trong chùa và một số đệ tử phật gia, vốn chỉ chiếm một con số không đáng kể. Điều tương tự cũng xảy ra với các tôn giáo khác: Công giáo, Hồi giáo v.v... Nó rất khác với các nước khác. Hàng trăm năm nay Việt Nam theo Nho giáo, chứ không theo một tôn giáo nào cả (nếu xét một cách phổ biến).

    ReplyDelete
  4. (Tiếp)
    Cho nên, quy những lộn xộn hiện giờ cho việc thiếu vắng tôn giáo, và từ đó quy tội cho chế độ, là một sai lầm rất ấu trĩ.
    Ngoài ra, bản thân anh Giang có vẻ chưa hiểu rõ khái niệm “vô thần”, đánh đồng “vô thần” với “không theo tôn giáo”. Đạo Phật được coi là vô thần, vì không tin, không thờ một Đấng tối cao như các tôn giáo khác trong Thiên chúa giáo (Công giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo), hoặc thờ đủ thứ thần như Hy Lạp xưa kia. Đó là các Tôn giáo hữu thần (độc thần hoặc đa thần giáo). Như thế người theo tôn giáo như đạo Phật vẫn là người vô thần, còn người không theo tôn giáo nào cả, nhưng tin là có ma quỷ thần thánh (như đại đa số dân ta) thì vẫn là hữu thần.

    ReplyDelete
  5. @Strauss Kahn: Vấn đề ở đây không phải là hiểu hay không hiểu, bác Giang có thể đã hiểu đúng, nhưng vấn đề nắm ở chổ cách dịch kìa.

    ReplyDelete
  6. Nếu nói như Strauss Kahn thì dân Thái hay các nước Phật giáo cứ phải ăn chay, niệm phật, đọc kinh hàng ngày hay sao?
    Còn ảnh hưởng của tôn giáo đến đạo đức lối sống thế nào cứ nhìn thiên đường Việt Nam và Trung Hoa thì rõ. Hay dễ thấy hơn là so sánh tỉ lệ tội phạm là người không theo tôn giáo và người theo tôn giáo ở VN thì rõ.

    ReplyDelete
  7. Mấy bác đảng viên khai trên giấy tờ là không được theo đạo nào mà, còn trong thực tế có hay không thì không biết. Tôi dùng từ không được vì có mấy người quen, người bà con theo đạo Phật, nhà vẫn có bàn thờ Phật và ăn chay nhưng phải nói là không theo đạo. Con cái mấy bác ấy cũng vậy, vậy thì con số thống kê này ra sao nhỉ?
    Đồng ý với bác Tung Son, như thế nào là theo đạo, ví dụ như đạo Phật chẳng hạn, đâu cứ hẳn lên chùa, đọc kinh hàng ngày là theo đạo Phật. Người ta theo đạo Phật là người ta tin vào đó, thì thường rằm, mùng 1 ăn chay, lễ lớn mới lên chùa và không hẳn ai cũng đọc kinh hàng ngày. Còn những người ăn chay, đọc kinh hàng ngày thuộc thành phần tu tại gia. Tôi không biết ở nước ngoài như thế nào nhưng tôi thấy ở VN là vậy, tôi nghĩ rằng đạo nào ở mỗi xứ sở khác nhau nó có thể biến thể chút ít để phù hợp với phong tục, tập quán, tâm linh cuả người ta cứ không nhất nhất là nơi nào cũng một khuôn. Tại sao đạo Phật lại vô thần nhỉ?

    ReplyDelete
  8. Tung Son và mấy bác khác hình như vẫn chưa hiểu ra vấn đề.
    Cái việc đọc kinh hàng ngày chỉ là ví dụ mà thôi, lấy từ thực tiễn của các tôn giáo như Thiên chúa giáo chẳng hạn để cho thấy thế nào là theo đạo thực sự, các bác đừng có bám vào câu chữ đó để mà phản pháo mới phải chứ!
    Dĩ nhiên người dân theo Công giáo bây giờ không nhất thiết phải đọc kinh hàng ngày, trước bữa ăn, trước khi đi ngủ v.v.. như xưa, nhưng họ vẫn tuân thủ các lề luật của Công giáo một cách nghiêm ngặt, ví dụ như vẫn phải học Kinh Thánh, giáo lý, đi lễ nhà thờ mỗi chủ nhật, làm đám cưới đám ma ở Nhà thờ v.v...
    Thái Lan, Campuchia cũng vậy, người dân được dạy giáo lý nhà Phật từ nhỏ, lớn lên đi chùa đều đặn, tham dự mọi sự kiện tôn giáo, tôn thờ sư sãi v.v…
    Việt Nam thì thế nào? Dân tình năm thì mười họa mới mò lên chùa, mà chủ yếu là cầu tiền cầu bạc, cầu đủ thứ, trái hẳn với giáo lý nhà Phật. Kinh Phật một chữ không biết. Chỉ hiểu lơ mơ rằng Phật dạy phải từ bi, phải thế này thế nọ. Cái trò ăn chay ngày rằm, mùng một ở một số người chỉ là a dua, chứ không phải là họ đang tuân thủ lề luật của nhà Phật một cách có ý thức như người dân các nước kia.

    ReplyDelete
  9. Nhưng điều quan trọng mà Tung Son vẫn không hiểu ra, đó là: xã hội Việt Nam, Trung Quốc hàng ngàn năm nay vẫn thế, không theo tôn giáo nào hết (xét ở mức độ phổ biến của toàn xã hội), thế thì tại sao lại quy kết nguyên nhân của những hiện tượng tiêu cực hiện nay cho sự thiếu vắng tôn giáo?
    Nhiều người không phân biệt được “tín ngưỡng” với “tôn giáo”. Dân Việt có tín ngưỡng, ví dụ tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ ma thờ quỷ, nhưng đó không phải là tôn giáo.
    Bác nào đó thắc mắc sao Phật giáo lại là vô thần. Xin nhắc lại, Phật giáo là vô thần vì không tin vào một Đấng tối cao toàn năng sáng tạo ra vũ trụ. Phật tổ không phải Đấng tối cao, không phải là thần thánh (con khỉ Tôn Ngộ Không thường phét lác rằng nó không phải thần tiên; thần tiên chỉ là hạng con cháu của nó), mà chỉ là Đấng đã giác ngộ. Người theo đạo Phật thì không thờ Đấng tối cao (thượng đế), cũng chẳng thờ thần tiên ma quỷ, mà chỉ thờ Phật tổ và các vị Phật khác.

    ReplyDelete
  10. Tốt hay xấu do giáo dục, nếu không phải chắc nước Anh ngày xưa có đạo, bây giờ thì không? Mấy anh Afghanistan chắc không có đạo chứ nếu có đạo sao làm nhiều điều bất đạo thế. Tâm không tịnh đừng nghĩ đến xấu hay tốt. Chủ đề của bác Giang nói về đầu tư công, mọi người nên tập trung vào đầu tư công, còn nếu về Đạo, có mấy diễn đàn hay lắm, nhưng em chưa xem vì em quan tâm đến kinh tế.

    ReplyDelete
  11. @All: Bạn son (Aug 16) nói đúng đấy, tôi không có ý định nói về tôn giáo và ảnh hưởng của nó tới xã hội trong entry này. Tôi chỉ muốn chỉ ra một outlier trong đồ thị bên trên và điều này cho thấy một đặc điểm rất đáng quan tâm trong xã hội VN hiện tại khi chuyển sang kinh tế thị trường. Trong khi hệ thống dịch vụ công (y tế, giáo dục...) của thời XHCN được "xã hội hóa", hay nói trắng ra là nhà nước cắt giảm chi tiêu cho những lĩnh vực đó, rất nhanh thì việc "vô thần hóa" trước kia dường như vẫn còn dấu ấn rất sâu trong xã hội. Tôi tin World Value Survey thống kê điều này chính xác, ít nhất khi so sánh với các nước khác.

    Ở đây tôi dùng chữ "vô thần" tương đương với "không tôn giáo", có lẽ không chính xác lắm như bạn Strauss-Kahn giải thích. Tuy nhiên đấy chỉ là một cách dịch thoáng cụm từ "never attend services" trong đồ thị tôi trích dẫn bên trên, hi vọng các bạn không câu nệ vấn đề dịch thuật.

    ReplyDelete
  12. Without public health care, people are more inclined to get down on their knees and pray that God keeps them - and their families - safe and well.

    Nhận xét này rất đúng. Tình trạng cầu xin thần thánh để được khỏi bệnh ở VN rất phổ biến.

    ReplyDelete
  13. "Without public health care, people are more inclined to get down on their knees and pray that God keeps them - and their families - safe and well."

    Nhận xét này hơi có vẻ suy diễn, ít ra là trong trường hợp VN.

    Có bệnh thì vái tứ phương, Đông Tây y kết hợp cúng bái là phương châm của dân ta. Kể cả khi có y tế công cộng đi nữa, nếu bác sĩ "chê", tức là bó tay, thì người ta chỉ còn phương cách cuối cùng là mời thầy làm lễ cầu xin khỏi bệnh.

    Thực ra ở VN ai mà nghèo đến nỗi không có tiền đi viện thì thường cũng chẳng có tiền mà mời thầy làm lễ. Những dịp lễ Tết, giỗ kỵ người ta thắp hương khấn vái mong các cụ trên kia phù hộ, lại là chuyện khác, không liên quan gì đến việc có hay không có y tế công cộng hết.

    Ngược lại, chính những người có tiền hẳn hoi, thừa tiền đi Sing đi Mỹ chữa bệnh, mới hay mời thầy làm đủ thứ lễ liếc.

    Các nước phát triển có nền y tế mạnh như vậy, thế nhưng người dân vẫn suốt ngày cầu nguyện Chúa ban cho sức khỏe đó thôi. Trong chuyện này đảm bảo dân Mỹ cầu nguyện nhiều hơn dân Việt Nam là cái chắc.

    ReplyDelete
  14. Tôn giáo ở nước ngoài cũng là cái nghề mà :D

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.