Monday, January 30, 2012

Supply chain


Tuần trước giới blogger thế giới xôn xao về bài báo này của NYT, gần như tất cả các econblog quan trọng đều nhắc nó. Đây là một phóng sự khá dài của 2 phóng viên NYT nhằm tìm ra lý do tại sao Apple lại quyết định sản xuất iPhone ở TQ. Điều mà TQ chứ không phải bất kỳ nơi nào trên thế giới có thể trở thành contractor của Apple được 2 tác giả tóm lại trong câu này:
"After one executive left that meeting, he booked a flight to Shenzhen, China. If Mr. Jobs wanted perfect, there was nowhere else to go."
Tất nhiên không phải TQ có technology vượt trội so với Mỹ hay Nhật hay Đức, điều mà chỉ TQ có là:
"Factories in Asia “can scale up and down faster” and “Asian supply chains have surpassed what’s in the U.S."
Vế thứ nhất, "can scale up and down faster", nghĩa là Foxconn có thể thuê thêm 3000 công nhân trong một đêm hay tuyển 8700 kỹ sư bậc trung trong vòng 15 ngày so với 9 tháng nếu Apple phải tuyển ở Mỹ. Dù bài báo không đề cập đến nhưng tất nhiên Foxconn có thể sa thải từng đó công nhân và kỹ sư trong khoảng thời gian cực ngắn như vậy. Vế thứ hai về supply chain:
“The entire supply chain is in China now,” said another former high-ranking Apple executive. “You need a thousand rubber gaskets? That’s the factory next door. You need a million screws? That factory is a block away. You need that screw made a little bit different? It will take three hours.”
Nhưng làm thế nào TQ có thể xây dựng được một chuỗi supply chain mạnh như vậy? Tất nhiên phải kể đến các industrial policy của chính phủ nước này mà bài báo đã đề cập đến, vd một xí nghiệp kính được trợ giá để xây một công xưởng hoàn toàn mới bằng tiền của chính phủ chỉ để chờ hợp đồng gia công mặt kính iPhone cho Apple. Nhưng chắc chắn yếu tố sau có vai trò không nhỏ:
"Chinese schools graduate roughly 600,000 engineers a year, versus about 70,000 in the United States." (The Atlantic)
Nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ (lương thấp) chính là một thế mạnh cạnh tranh vô cùng lợi hại của TQ. Nhớ lại vụ Intel đỏ mắt tuyển kỹ sư ở VN mới thấy cái ước mơ xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ ở VN còn xa vời lắm.



11 comments:

  1. Loạt bài này tôi đã đọc ngay khi vừa ra lò. Rất hay. Tóm lại 2 ý chính ngoài những gì đồng chí Giang đã nêu:

    1. Chứng mính việc Apple không giải quyết được nhiều lao động cho nước Mỹ như nhiều người lầm tưởng. Ngoài ra cũng cảnh báo Apple do đuổi theo lợi nhuận khổng lồ mà lơ là trong việc bảo vệ người lao động, dù lao động ấy là "gián tiếp" qua hợp đồng với các nhà thầu, ở đây là Trung Quốc. Loạt bài này cho thấy cái nhìn khách quan về tình trạng sản xuất, sử dụng lao động trong high-tech industry này của Mỹ.

    2. Bản chất của sự phát triển mang màu sắc Trung Quốc. Lương nhân công rẻ mạt, hỗ trợ mạnh của chính phủ cho những hợp đồng, dự án siêu lớn... nhưng tiêu chuẩn an toàn lao động thấp kém, không có vai trò của công đoàn.

    Tóm lại, qua phóng sự về tình hình sản xuất của Apple ở Trung Quốc thấy lộ rõ "khế ước": giữa một tập đoàn Mỹ dịch chuyển supply chain ra nước ngoài do thị trường lao động nội địa (hạng trung bình) ngày càng kém cạnh tranh với một đất nước Trung Quốc dư thừa nguồn nhân lực rẻ và trung bình.

    Lợi ích:

    Apple thu lợi nhuận lớn nhờ khai thác supply chain của Trung Quốc. Ngược lại Trung Quốc giải quyết được vô số việc làm, tăng trưởng kinh tế, thực sự thành "công xưởng của thế giới".

    Cái giá phải trả:

    - Apple không những không góp phần giải quyết bài toán lớn mà nước Mỹ đang gặp phải là việc làm mà còn "tiếp tay" cho việc lạm dụng lao động của các nhà thầu và các nhà thầu phụ Trung Quốc, tiếp sức cho kinh tế Trung Quốc vượt lên, có phần vi phạm trong cái gọi là "đạo đức kinh doanh.

    - Trung Quốc đánh đổi phát triển trên cơ sở dựa vào xuất khẩu và phụ thuộc thiếu bền vững, thiếu an toàn lao động, tàn phá môi trường và buông lỏng các regulations cần thiết theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Qua loạt bài này, tôi thấy có một ngầm ý của các reporters. Đó là một kiểu gây sức ép lên Apple, lên các nhà làm chính sách và lên dư luận xã hội Mỹ để hướng tới một thị trường sản xuất, việc làm mang tính nội địa cao hơn, sử dụng nguồn lực trong nước hiểu quả hơn, đồng thời có ý nhắc nhở Apple không nên vì lợi ích tập đoàn mà hy sinh cả lợi ích quốc gia và giá trị chuẩn quốc tế. (Apple vẫn có thể sản xuất ở Mỹ và vẫn có lợi nhuận, tất nhiên không thể lớn như lợi nhuận từ việc khai thác supply chain và labor force ở Trung Quốc).

    Đây cũng như một cách giải thích khác cho sự tụt xuống của nền kinh tế Mỹ đồng thời là sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc.

    Vài ý giản lược như vậy để ai chưa đọc biết, ai đọc rồi có thể bàn luận thêm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn bác, lâu lắm rồi mới có người gọi tôi là "đồng chí" :-)

      Điểm 1 bác nêu bên trên giống hệt như argument của Krugman phản biện lại Mitch Daniels (SOTU reply): http://krugman.blogs.nytimes.com/2012/01/25/mitch-daniels-doesnt-read-the-new-york-times/

      Điểm 2 theo Krugman thì không hẳn TQ chỉ cần hi sinh nhiều thứ để trở thành công xưởng quốc tế mà đằng sau nó là cả vấn đề economic geography và economies of agglomeration (http://krugman.blogs.nytimes.com/2012/01/22/apple-and-agglomeration/). Ngoài ra phải kể đến economies of scale của nền kinh tế TQ, điều mà VN không có.

      NYT là left wing newspaper nên đúng là họ có ẩn ý chống lại việc Apple đem jobs ra nước ngoài. Ngoài ra như The Atlantic (một left winger khác) nói toẹt ra, industrial policy does matter. Krugman lấy ngay ví dụ bailout GM để chứng minh điều này.

      Delete
    2. Haha cám ơn bổ sung của "đồng chí" về cái agglomeration. Tất nhiên rồi, nếu tán riêng chuyện về kinh tế China cần phải tán nhiều ngày, nhiều tháng.

      P.S: Gọi "đồng chí" nghe thú vị nhỉ.

      Delete
  2. Sorry đồng chí Giang vì cần phải chú thích thêm "một tí". Sở dĩ ở trên tôi nói loạt bài vì còn có một bài rất hay, dài và chi tiết này nữa:

    http://www.nytimes.com/2012/01/26/business/ieconomy-apples-ipad-and-the-human-costs-for-workers-in-china.html

    Vẫn cùng nhóm tác giả Đavid Barboza. Bài này có lẽ đăng sau vài ngày.

    Còn mấy bài nữa liên quan nhưng có lẽ gây dư luận nhất là 2 bài kể trên.

    ReplyDelete
  3. Tỷ số lợi tức của Apple khoảng 28% với lợi nhuận khủng trong những năm gần đây cộng với không trả cổ tức dẫn đến số tiền trong các khoản dự trữ trên bảng cân đối tài sản lên đến những 100 tỷ USD mà không thấy quyền lực thứ 4 của báo chí gây sức ép mạnh mẽ. Phải chăng vì mọi người quá sùng bái Apple như những tín đồ cuồng tín không cần biết đúng sai ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu Apple mà là một công ty vô danh tiểu tốt thì với số cash lớn như vậy trên balance sheet rất dễ trở thành target của các PE firms.

      Delete
  4. @Tiendp và Người Sài Gòn:

    Tôi cũng có đọc một bài ngay sau đó của Paul Krugman hay Thomas Friedman không nhớ rõ nữa, trong đó có ý nói rằng nếu Steve Jobs còn sống cho đến khi đọc report này chắc sẽ khó nghĩ lắm.

    Có 2 điều cần phân biệt rõ về Apple cũng như về cá nhân Steve Jobs: sức sáng tạo và cách tìm kiếm lợi nhuận. Về sáng tạo thì Apple mà đầu tàu là Steve rất tuyệt vời, xứng đáng như biểu tượng của sức mạnh trí tuệ Mỹ và thế giới. Về ý tưởng kinh doanh, marketing, vận dụng tính tính cực của globlisation cho đến phân phối sản phẩm cũng xuất sắc. Nhưng vấn đề ở đây, đứng dưới góc nhìn từ lợi ích của chính nước Mỹ, nó có những mặt hạn chế cần phải được phơi bày như thực tế đã nêu. Đó là cơ cấu thị trường việc làm của người lao động Mỹ, sự phát triển có phần không tích cực của Trung Quốc trong chuỗi supply chain với Apple, và giá trị đạo đức chung của con người. Chính vì thế, với một bản báo cáo chính xác, minh bạch và chi tiết sẽ góp phần chỉnh đốn lại những bất cập cho tất cả các bên liên quan.

    Nếu nói như NSG rằng "Phải chăng vì mọi người quá sùng bái Apple như những tín đồ cuồng tín không cần biết đúng sai?" thì không sai nhưng cũng chưa hẳn đúng. Người tiêu dùng cuối cùng hay giới trẻ nói chung không mấy quan tâm đến chu trình sản xuất, càng không có thông tin về kết quả kinh doanh và những lợi ích cũng như tổn thất của các quốc gia liên quan đến sản phẩm. Người ta không thể biết cái mà người ta không "mục sở thị". Đây là bài toán mang tính vĩ mô, cần một cái nhìn toàn diện và dài hạn. Cho nên cũng không hẳn đã trách người tiêu dùng được.

    Qua chuyện này chúng ta hiểu thêm tầm quan trọng của báo chí và những báo cáo mang tính thực tế, khách quan. Nó chỉ có được từ sự hội tụ nhiều yếu tố: tự do báo chí, cộng tác viên chuyên nghiệp có trình độ tác nghiệp cao và hiểu biết vấn đề sâu sắc,... dân trí cao cũng góp phần phổ cập đến công chúng nhanh dẫn tới có phản hồi sôi nổi và gây tác động xã hội lớn. Khi dư luận lớn tới mức độ biến thành những điều chỉnh chính sách từ phía chính các tập đoàn và chính phủ một cách hợp lý hơn, đấy chính là một xã hội đang tiến bộ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàn toàn đồng ý với nhận xét của bác, đọc NYT, FT, WSJ , The Economist... thấy tầm mức "trí thức" của truyền thông và tranh luận xã hội của các nước phương Tây cao hơn hẳn. Bài báo này và những dư âm của nó là một ví dụ.

      Delete
    2. @comrade Giang:

      Apple quả này mệt rồi. Mới nhất đây:

      http://money.cnn.com/2012/02/08/technology/apple_foxconn_petition/

      Còn đây bổ sung một bài cũ nhưng chi tiết nặng kí hơn những gì mô tả trên NY Times:

      http://globalspin.blogs.time.com/2012/01/12/why-workers-in-china-are-threatening-mass-suicide/

      Delete
    3. Và môi trường đây:

      http://www.economist.com/blogs/banyan/2012/02/pollution-china

      Delete
  5. Tôi không quá thần tượng Steve Jobs dù rất ngưỡng mộ tài năng của ông. Nói Apple "tham lam" hay "cao cả" có lẽ đều phóng đại bản chất của công ty này. Apple chỉ là một consumer good producer bình thường với một giàn lãnh đạo tài năng. Nếu ngày mai Apple phá sản hay biến mất nhiều người sẽ tiếc nuối nhưng thế giới sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều. Ngược lại nếu Citigroup, AIG hay BP, Exxon-Mobil phá sản chắc chắn sẽ làm thế giới chao đảo.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.