Wednesday, June 20, 2012

Austerity


Cách đây hơn 10 năm khi lần đầu tiên được học mô hình IS-LM tôi có hỏi thầy giáo rằng tại sao trong khi các nước ĐNA đang bị khủng hoảng mà IMF lại buộc họ phải thắt chặt tiền tệ và tài khoá, đồng nghĩa với việc shift cả 2 đường IS và LM sang trái. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì sách giáo khoa macro khuyến cáo, i.e. phải nới lỏng tiền tệ và tài khoá khi kinh tế suy thoái. Lúc đó thầy giáo của tôi giải thích rằng đành rằng sách nói như vậy nhưng vì các nước ĐNA phụ thuộc vào dòng vốn của foreign investors nên "thắt lưng buộc bụng" là cách để lấy lại "confidence" của investors. Hơn nữa đó là "cây gậy" của IMF đổi lại "củ cà rốt" là những gói cứu trợ.

Thời điểm đó thuật ngữ "austerity" chưa phổ biến và tôi cũng chưa đủ trình độ để phân biệt thế nào là Keynesian, thế nào là neo-classical economics. Thế rồi lời giải thích của thầy giáo tôi gần như được lặp lại 100% cho những gì đang diễn ra ở châu Âu trong 2 năm qua. các nước PIIGS phải chấp nhận thực thi những chính sách austerity ngặt nghèo để đổi lại được "the troika" (IMF, ECM, EU) cứu trợ thông qua EFSF/ESM. Nghĩa là mặc dù kinh tế đang suy thoái, những nước này buộc phải thắt chặt tài khoá (trong khi đã mất quyền kiểm soát chính sách tiền tệ) để lấy lại investors' confidence và trả giá cho những giai đoạn chi tiêu phung phí trong quá khứ.

Bây giờ thì tôi đã biết mô hình IS-LM là đặc trưng của trường phái Keynesian và lập luận lấy lại investors' confidence là của giới conservative, gần như đồng nghĩa với neo-classical economics. Một trong những Keynesian nổi bật hiện tại là Paul Krugman, người đã rất active trong suốt 3 năm qua cổ vũ cho fiscal expansion không chỉ ở Mỹ mà còn ở châu Âu. Trong khi đó giới fresh water economist, điển hình là John Cochrane (Uni Chicago) hay Tyler Cowen (George Mason Uni), ủng hộ chính sách austerity của châu Âu và tư tưởng fiscal conservative của đảng Cộng hoà (Mỹ). Hai trường phái kinh tế này tìm mọi bằng chứng chứng minh quan điểm của mình đúng. Năm ngoái Tyler Cowen đã viện dẫn Ireland khi nước này phục hồi rất tốt trong nửa đầu 2011. Đáng tiếc là Ireland đã bị rơi lại vào suy thoái khi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu càng ngày càng tệ hại.

Năm nay giới conservative lại viện dẫn Latvia, dù không trong EMU nhưng có tỷ giá cố định với đồng Euro, như là một thành công của chính sách austerity. Chính tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã có một bài phát biểu ca ngợi Latvia và Oliver Blanchard, chief economist của IMF, cũng thừa nhận Latvia đã thành công (phần nào) với chính sách austerity mặc dù bản thân Blanchard nghiêng về salt water school (phe Krugman). Cả với Ireland năm ngoái và Latvia năm nay Krugman đều tỏ ý nghi ngờ sự thành công của các nước này trong khi viện dẫn Iceland như là một thành công của việc áp dụng chính sách Keynesian. Bằng chứng mới nhất của Krugman là đồ thị dưới đây cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa government spending và economic growth của các nước EMU trong 3 năm qua:



Một bằng chứng nữa ủng hộ cho phe Keynesian là trường hợp của Anh. Cách đây hơn 1 năm khi David Cameron thắng cử và thực hiện một loạt biện pháp austerity dù Anh không cần bailout và cũng không bị ai bắt buộc, Martin Wolf, một nhà báo kinh tế rất nổi tiếng của FT, đã cho rằng Anh và Mỹ sẽ là 2 "thí nghiệm" thực tế về hiệu quả của austerity. Trong khi chính phủ Cameron cũng viện dẫn investors' confidence nên buộc phải cắt giảm chi tiêu, Mỹ dưới thời Obama vẫn tiếp tục chính sách kích cầu từ năm 2009 và Fed vẫn tiếp tục nới lỏng tiền tệ. Kết quả là dù tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ còn rất cao, nước này đã chính thức thoát khỏi suy thoái và khả năng double dip recession đã hầu như không còn (tất nhiên còn rủi ro vì khủng hoảng của châu Âu). Trong khi đó Anh đã chính thức rơi vào double dip recession từ Q1 năm nay và tương lai của nền kinh tế này rất mờ mịt.

Krugman trong mấy năm gần đây phê phán những người ủng hộ austerity với lý do để khôi phục lại investors' confidence là họ tin tưởng ngây thơ vào "confidence fairy", một ý tưởng ngụ ngôn từ câu truyện cổ tích Peter Pan (hai thuật ngữ khác cũng rất hay bị Krugman đem ra bêu riếu là "bond vigilante" và "inflationistas"). Cội nguồn của mối liên hệ giữa austerity và investors' confidence là lý thuyết rational expectation của Robert Lucas, một đại thụ của trường phái Chicago. Theo lý thuyết này một khi gánh nặng nợ công của một chính phủ quá lớn thì kiểu gì trong tương lai sẽ xảy ra khủng hoảng nợ công như trường hợp Hi lạp. Lý do là khi tỷ lệ debt/GDP vượt qua một tipping point tất cả investors sẽ lo ngại chính phủ không trả được nợ nữa, do đó họ sẽ không đầu tư vào trái phiếu chính phủ dẫn đến yield/lãi suất tăng, làm gánh nặng nợ nần càng chồng chất. Vì investors được giả định có rational expectation vào tương lai nên cho dù tình hình kinh tế trong ngắn hạn có được cải thiện (theo lập luận của giới Keynesian) thì họ vẫn dự báo được chính xác khả năng khủng hoảng nợ sẽ xảy ra. Như vậy để tránh cái vòng xoáy nợ cao dẫn đến investors mất confidence và đẩy chính phủ đến bờ vực vỡ nợ nhanh hơn, austerity là cách duy nhất chính phủ có thể chứng minh cho giới investors thấy cam kết của mình về dài hạn.

Lập luận này, giống như khái niệm rational expection, rất "đẹp" về mặt lý thuyết nhưng có nhiều ví dụ phản biện trên thực tế. Krugman thường viện dẫn 2 ví dụ điển hình là tình trạng nợ công của chính phủ Mỹ sau WWII và của Nhật ở thời điểm hiện tại cao hơn nhiều so với ngưỡng 90% do Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff đưa ra trong một nghiên cứu rất nổi tiếng của họ. Trong cả 2 trường hợp này investor dường như chẳng quan tâm gì đến tỷ lệ nợ quá cao và có vẻ chẳng mất chút confidence nào. Krugman giải thích (bằng một mô hình kinh tế) rằng đó là hệ quả của "liquidity trap", tình trạng một nền kinh tế có mặt bằng lãi suất quá thấp nên những trade off thông thường của investors không còn đúng nữa. Khái niệm liquidity trap do Keynes đưa ra từ những năm 1930, nhưng điểm quan trọng hơn trong tư tưởng của Keynes, trái ngược với rational expectation sau này, là ý tưởng "animal spirit" của investors. Confidence trong nhiều trường hợp rất ít bị chi phối bởi các tính toán rational dài hạn mà bị ảnh hưởng rất nhiều từ những hiện tượng/tin tức trước mắt. Một investor có thể chẳng quan tâm gì đến khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ mà chấp nhận gửi tiền vào nơi mà họ và đa số các investor khác cho là safe haven trong ngắn hạn. Nếu không giữ vốn được trong ngắn hạn thì dài hạn chẳng có ý nghĩa gì.

Phe ủng hộ austerity còn một lập luận nữa, quay lại vấn đề cây gậy và củ cà rốt. Đây cũng là lập luận mà IMF viện dẫn sau khi bị rất nhiều chỉ trích sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1999. Ở đây giới "diều hâu" cho rằng vấn đề nợ công và chi tiêu chính phủ kém hiệu quả là vấn đề structural, nước nào cũng nhận ra được nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng và political will để cải tổ. Bởi vậy nhân lúc các nước bị rơi vào khủng hoảng và cần được cứu trợ, tức là họ cần "củ cà rốt" của IMF, đó là cơ hội hiếm hoi IMF có thể có leverage được "cây gậy" với chính sách tài khoá của các nước (rất thú vị là Krugman cũng có ý tưởng tương tự với việc cải tổ hệ thống giám sát các ngân hàng). Quả thực với các biện pháp cải cách structural hà khắc sau khủng hoảng, cả Thailand và Indonesia sau này đã có một nền tảng tăng trưởng tốt hơn rất nhiều. Nếu không vì cần bailout từ EFSF/ESM, liệu đến bao giờ Hi lạp mới có thể cải tổ được fiscal policy của mình, hay đến bao giờ Ý mới có thể rũ bỏ được Berlusconi?

Thời khủng hoảng 1997-1999, không ít người - trong đó lớn tiếng nhất phải kể đến thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad - cho rằng phương Tây đang thực hiện chính sách "thực dân mới" can thiệp vào nội bộ của các nước đang phát triển. Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, người dân các nước PIIGS cũng lên tiếng lo ngại chính sách quốc gia của họ đã bị Brussels (EU) và Frankfurt (ECB) can thiệp quá sâu. Liệu thể chế dân chủ có còn được bảo đảm khi nhiều chính sách kinh tế được/bị một số technocrats bên ngoài quyết định chứ không phải politician trong nước do dân bầu ra? Thôi thì các nước PIIGS đằng nào cũng hướng về một tương lai thống nhất châu Âu, không chỉ với một đồng tiền chung mà còn cả các yếu tố kinh tế chính trị khác, nhưng các nước khác thì sao? Cứ thử tưởng tượng trong tương lai VN cần phải được IMF hay ADB bailout mà shareholder lớn nhất của các tổ chức này lúc đó là TQ thì dân VN sẽ nghĩ như thế nào?

Felix Salmon, một nhà báo của Reuters, cho rằng quyết định austerity hay không thực ra phần nhiều là quyết định chính trị chứ không phải kinh tế. Còn nhớ ngay sau khủng hoảng 2007-2009 trào lưu Keynesian tưởng như sẽ thắng thế trong vài thập kỷ tới. Nhưng các cuộc bầu cử ở Ireland, Anh, và bầu cử giữa kỳ của Mỹ đã cho thấy phe conservative không hề yếu thế. Austerity trong tổng thể tư tưởng small government của cánh hữu vẫn có một số supporters đông đảo. Bởi vậy mặc cho Krugman hay Martin Wolf ca thán và mặc cho có nhiều bằng chứng cho thấy austerity không đem lại confidence như các chính trị gia cánh hữu quảng cáo, làn sóng này sẽ chỉ thay đổi khi có thêm nhiều Hollande thắng thế trên chính trường châu Âu. IMF từ quan điểm Washington consensus vô cùng cứng rắn đã bất ngờ nhẹ nhàng hơn khi tuyên bố sẽ cho các nước vay vô điều kiện trong năm 2009, trùng hợp với lúc cả thế giới nghiêng về phe tả với những gói kích cầu khổng lồ và những chính sách thắt chặt quản lý giới ngân hàng hà khắc (Dodd-Frank). Xét cho cùng Marx vẫn đúng: (tư tưởng) chính trị thống soái kinh tế .

Quay lại trường hợp "thành công" của Latvia, 2 bài viết của Michael HudsonJeffery Sommers chỉ ra yếu tố chính trị rất rõ trong quyết định austerity của nước này. Nếu không vì mối lo ngại hay thậm chí thù ghét Nga nên muốn xích lại gần EU bằng mọi giá, chưa chắc Latvia đã chọn con đường austerity vì political landscape của nước này có lẽ đã khác rất nhiều. Như vậy mặc dù không có củ cà rốt bailout nào cả, Latvia chấp nhận cây gậy austerity để đổi lấy một mục tiêu chính trị khác cho dù cái giá khá đắt. Đồ thị này của Krugman (trích dẫn trên Bruegel blogs) cho thấy ngay cả khi được IMF khen ngợi là đã "thành công", GDP của Latvia vẫn còn thấp hơn đỉnh trước khủng hoảng 15%, tệ hơn các nước Baltic khác không theo đuổi austerity và đặc biệt tệ hơn cả Iceland, nước mà trước đó đã đứng trên bờ vực phá sản.



Nhưng GDP chỉ là bề nổi, chính sách austerity của Latvia hà khắc đến độ đã có lúc làm tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 20% trong khi lương công chức bị cắt 30% theo Hudson và Sommers. Các tác giả này còn cho biết tỷ lệ tự tử, tai nạn giao thông, tội phạm của Latvia đã trở nên cao hàng nhất nhì châu Âu vì ngân sách cho cảnh sát bị cắt giảm mạnh. Khoảng 10% lực lượng lao động đã rời bỏ Latvia giúp cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống một cách giả tạo. Nói ngắn gọn cái giá của austerity là quality of life của người dân Latvia đã bị thụt lùi rất xa nhưng người dân nước này vẫn cam chịu vì những ràng buộc chính trị cả trong lẫn ngoài nước.

[Update 3/7: Đang viết về ví dụ Latvia và Iceland ở đây thì tối qua giới econblog (Tyler Cowen, Matt Yglesias, Greg Mankiw) lại sôi lên chủ đề này sau một bài viết của CFR - một viện nghiên cứu độc lập (đã từng phỏng vấn bộ trưởng Trần Bình Minh năm ngoái). CFR cho rằng đồ thị bên trên của Krugman cố tình chọn base year vào năm 2008, nếu nối dài đồ thị này và đổi base year thành năm 2000 thì bức tranh sẽ khác (xem trong bài của CFR). Free Exchange của The Economist phản biện lại CFR chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa Iceland và Latvia là Iceland có per capita GDP (tính theo PPP) cao gấp 4 lần Latvia vào thời điểm 2000, do vậy không có gì khó hiểu khi Latvia có tăng trưởng cao hơn Iceland trong giai đoạn 2000-2008. Tuy nhiên FE cũng không đồng tình với Krugman lấy Iceland làm ví dụ cho thành công của non-austerity vì nước này quá nhỏ. Tôi nghĩ phe ủng hộ austerity cũng không nên lấy Latvia làm ví dụ thành công vì nước này cũng quá nhỏ và quá đặc thù.]

Khác với hầu hết các nước, nền chính trị VN khá thuần nhất vì chỉ có một đảng lãnh đạo với một tư tưởng chính trị độc tôn. Có thể nói lý tưởng XHCN của VN là cực tả trong thang bậc chính trị quốc tế, xa hơn đảng Xã hội Pháp của Hollande hay Pasok/Syriza của Hi lạp - là những đảng phái ít nhiều chống lại chính sách austerity. Nhưng không vì vậy mà VN xa lánh austerity, ngược lại lịch sử kinh tế VN đã chứng kiến những giai đoạn thắt chặt tiền tệ và tài khóa khá quyết liệt như giai đoạn đầu 1990, đầu 2008, và 2010-2011. Đó là những giai đoạn VN phải đương đầu với lạm phát rất cao và chính lạm phát chứ không phải nợ công là động lực cho austerity, thời kỳ siêu lạm phát những năm 1980 vẫn là cơn ác mộng luôn ám ảnh các nhà làm chính sách VN. Nhưng chính việc thiếu vắng những lực lượng chính trị thực sự có tư tưởng free market nên các biện pháp austerity của VN chưa bao giờ đi đến đích như Thailand hay Indonesia.

Tất nhiên câu hỏi đặt ra là liệu chính sách austerity hà khắc bóp nghẹt nền kinh tế như Hi lạp hay Latvia hiện tại có cần thiết cho VN không? Nhìn trên bề mặt có vẻ vấn nạn kinh tế của VN mới chỉ là lạm phát cao chứ không phải nợ công quá lớn. Nhưng nguyên nhân đằng sau của lạm phát khó có thể nói không liên quan gì đến chinh sách tài khóa. Xét tổng thể consolidated balance sheet của chính phủ VN, nghĩa là bao gồm cả các DNNN, có cơ sở để tin rằng chính vì sự đầu tư tràn lan và kém hiệu quả trong khối doanh nghiệp nhà nước mà nền kinh tế VN đã bị hiện tượng crowding out điển hình của chính sách fiscal expansion. Resource của nền kinh tế (không chỉ có vốn mà cả labor và human/intellectual capital) bị phân bổ lệch lạc nên thất thoát hoặc có hiệu quả thấp, không đủ để tích lũy và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vấn đề resource allocation méo mó còn tạo ra "wrong signals" dẫn đến tiêu dùng phung phí, tiết kiệm thấp. Hơn ai hết, VN hiểu rõ mình cần phải có một cuộc tái cấu trúc (structural reform) mạnh mẽ mới có thể thoát ra khỏi cái cơ cấu kinh tế bùng nhùng hiện tại. Tuy nhiên hiểu là một chuyện, làm được hay thậm chí có political will để cải cách hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Trên thực tế chính vì tư tưởng chính trị quá tả của giới lãnh đạo VN, cộng với sự nương tay của những tổ chức quốc tế đáng ra phải là những người cầm "cây gậy" giữ kỷ cương, và có lẽ vì muốn noi gương sự thành công của "anh cả đỏ" TQ, VN quá đề cao tăng trưởng kinh tế bắt chấp những hệ quả của nó. Mỗi khi bị đẩy đến bên bờ vực siêu lạm phát VN không cần ai chỉ dẫn hay giơ gậy ra doạ vẫn thực thi rất bài bản những chính sách cốt lõi của austerity. Với một khu vực kinh tế quốc doanh còn chiếm một tỷ trọng khá lớn và khả năng phản kháng xã hội bị bóp nghẹt, VN có thể thực hiện các chính sách austerity khá dễ dàng và nhanh chóng, không như nhiều nước châu Âu đang sống dở chết dở với biểu tình và political revolt. Nhưng những lần austerity tự nguyện như vậy chỉ là một điểm nghỉ chiến thuật nhằm ngăn chặn siêu lạm phát, tăng trưởng thế nào cũng quay trở lại thành tâm điểm của giới làm chính sách khi nguy cơ tạm lắng.

Mà không chỉ giới làm chính sách, trong một vài năm lại đây nhiều interest groups, một cách nói thời thượng để chỉ những nhóm người có connection và ảnh hưởng kinh tế chính trị đủ lớn, cũng ủng hộ pro-growth policy. Cần phải thấy rõ một điều là lạm phát chỉ là kẻ thù của đa số quần chúng lao động và tầng lớp middle class có một ít saving, những kẻ giầu lên nhờ rent seeking sẽ chỉ có lợi (bigger rent) khi kinh tế tăng trưởng mạnh. Cứ thử lắng nghe ý kiến của các hiệp hội bất động sản, ngân hàng, hiệp hội đầu tư, tài chính, hay của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lẫn tư nhân xem họ pro-growth hay pro-stability. Nếu các nước phải đối mặt với tình trạng "too big to fail" của một số ngân hàng hay công ty lớn, ở VN lớn nhỏ gì chính phủ cũng phải có trách nhiệm cứu trợ bất kể trước đó họ bỏ tiền tỷ mua siêu xe hay làm đám cưới khủng cho con trong khi công nhân của họ phải chật vật với đồng lương thực teo tóp với tốc độ hơn 10%/năm. Khoảng cách giầu nghèo của VN tăng mạnh chính trong những năm có tăng trưởng (và lạm phát) vượt kế hoạch, khi mà bất động sản và chứng khoán liên tục lập đỉnh.

[Note: Rent seeking là khái niệm do Anne Krueger, một development economist nổi tiếng từng là chief economist của cả WB và IMF, đưa ra năm 1974. Khái niệm rent ở đây được hiểu theo nghĩa economic profit có được nhờ sự méo mó của cơ cấu kinh tế do những ưu đãi của nhà nước. Một ví dụ điển hình là tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp hoàn toàn vì chính sách chứ không phải lý do kinh tế (vd EVN ở VN). Một ví dụ khác là quyền khai thác tài nguyên như đất đai, khoán sản, được nhà nước hào phóng cấp cho một cá nhân, doanh nghiệp nào đó thông qua political connection. Vì những đặc quyền đặc lợi như vậy tạo ra siêu lợi nhuận nên sẽ xuất hiện một giới chuyên đi tìm kiếm (seeker) những quyền lợi đó thay vì kinh doanh một cách đàng hoàng. Hiển nhiên rent seeking có liên hệ mật thiết với corruption và non-transparent government.]

Khái niệm structural reform được dịch ra tiếng Việt là "tái cấu trúc/tái cơ cấu nền kinh tế", đã xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo và phát biểu của các quan chức. Đáng tiếc là khái niệm này hầu như chỉ là một khẩu hiệu tuyên truyền, chưa bao giờ được giới làm chính sách định nghĩa một cách rõ ràng và có kế hoạch cụ thể. Có người coi dịch chuyển tỷ trọng kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ hay từ quốc doanh sang tư nhân là structural reform, có người coi vấn đề nợ công hay current account deficit là trọng tâm, hay thậm chí chủ trương sáp nhập các ngân hàng thương mại nhỏ cũng có lúc được gán cho cái mác "tái cấu trúc". Với tôi, trong hoàn cảnh kinh tế hiện tại của VN, triệt tiêu toàn bộ giới rent seekers là mục tiêu quan trọng nhất của structural reform. Kinh nghiệp của các nước và cả của VN cho thấy reform chỉ có thể thực hiện được khi những interest groups bị suy yếu vì điều kiện kinh tế khó khăn, hầu như luôn đi kèm với những giai đoạn austerity hà khắc.

Krugman và những Keynesian khác phản đối quyết liệt quan điểm "liquidationism" mà phe ủng hộ austerity thường nhắc đến với cái tên mỹ miều hơn là "creative destruction". Phe tả cho rằng khoanh tay đứng nhìn doanh nghiệp phá sản hàng loạt trong thời gian suy thoái, thậm chí thắt chặt tiền tệ và tài khoá trong tổng thể austerity, là sai lầm, thậm chí tội ác với người lao động. Nhưng nếu không loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, theo lập luận của phe hữu, thì nền kinh tế không thể phát huy hết tiềm năng của mình, chưa kể sẽ tạo điều kiện cho những rent seekers ăn bám, thậm chí ăn trên ngồi trốc những entrepreneur đàng hoàng khác. Tôi phải thừa nhận mình "thiên vị" quan điểm của giới Keynesian trong nhiều trường hợp, có bạn đã gán cho tôi cái mác Keynesian trong giới kinh tế VN, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại tôi ngả về phe "diều hâu" ủng hộ cho austerity triệt để. VN sẽ chỉ có thể quay về quĩ đạo phát triển kinh tế lành mạnh nếu thực hiện được structural reform, trong đó một giai đoạn austerity kiên định là điều kiện cần.

Một người bạn của tôi nói thực ra VN không thể đi theo con đường austerity đến cùng và gần đây NHNN buộc phải cắt giảm lãi suất liên tục vì giới lãnh đạo sợ một "mùa xuân Ba Đình" khi kinh tế suy thoái làm lòng dân bất mãn. Dù tôi không đồng ý với lập luận này, chợt nghĩ nếu austerity mà đem lại được "mùa xuân Ba Đình" cho VN thì tôi càng có lý do ủng hộ nó, đất nước này đã "ngủ đông" quá lâu rồi. Hôm nay nhiều người VN trong đó có tôi cay đắng thừa nhận mình đã tụt hậu so với Thailand, Malaysia, Philippines dù 30 năm trước mình không hề kém cạnh, nếu không nói là hơn họ. Tôi không muốn 30 năm nữa con cháu tôi ngậm ngùi nói trước đây VN có lúc đã phát triển hơn Myanmar, Cambodia ...






74 comments:

  1. Em "gia cát dự" bài này của anh Giang có liên quan đến việc NHNN lập doanh nghiệp để mua nợ xấu của các ngân hàng.

    Về mặt ngắn hạn thì việc mua nợ xấu sẽ làm tăng confident của giới đầu tư và thị trường theo đúng trường phái Keynes.

    Về dài hạn thì nó sẽ làm tăng gánh nặng nợ công trong tương lai của chính phủ, điều mà những nhà kinh tế học theo trường phái tân cổ điển phản đối.

    Hy vọng em có tài "gia cát dự" :)

    ReplyDelete
  2. Công: Anh Giang,mô hình IS-LM cách đây hơn 10 năm thôi ạ? Làm thế nào mà chỉ sau hơn 10 năm anh trở nên giỏi vậy? anh có thể chia sẻ cho em được không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hix, làm sao anh Giang có thể nhớ và vận dụng được nhiều như vậy. Em rất ghét nhiều ông tự xưng mình là "chuyên gia"...nhưng với anh Giang, thì em cho là đúng là "chuyên gia" theo nghĩa của nó. Ngưỡng mộ!

      Delete
  3. Theo hiểu biết của tôi thì cuộc tranh luận giữa hai trường phái bắt đầu trở nên gay gắt kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997. Khi đó, cũng có rất nhiều phân tích đánh giá liều thuôc của IMF cho các nước Indo, Malai, Thái... là phản tác dụng - và cho rằng chính những chính sách riêng ra ngoài khuôn khổ IMF của các nước này đã đem lại hiệu quả. Tất nhiên, IMF có những phân tích riêng của họ để chứng minh chính sách austerity của họ đã giúp cho các nước ĐNA ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, phải nói rằng từ sau đó xu thế theo trường phái Keynes trở nên mạnh hơn nhiều; có thể thấy rõ trong các đánh giá và chính sách đối với khủng hoảng 2008 vừa qua. Mới đây nhất, TTg Úc Gillard đã phát biểu thúc giục các nước Châu Âu phải coi trọng tăng trưởng ngang với viêc quản lý kinh tế chặt chẽ để lấy lại lòng tin của investors, và lấy ngay chính sách KT của Úc làm ví dụ tiêu biểu với 2 mục tiêu song song vừa theo đuổi tăng trưởng vừa muốn đạt thặng dư ngân sách. Tuy nhiên, nếu nhìn vào KT VN thì tôi nghĩ mối lo ngại lớn nhất là khả năng và ý muốn thực sự quản lý kinh tế hiệu quả nếu bây giờ chuyển ngay sang để ý đến tăng trưởng. Tôi nghĩ VN muốn quản lý kinh tế hiệu quả ngay rất khó vì đụng chạm nhiều nhóm lợi ích; do đó, chỉ có thể thực hiện từ từ - và nếu thực hiện từ từ thì cũng đừng kích thích tăng trưởng quá vội vã vào thời điểm này.

    ReplyDelete
  4. Anh Giang nhắc đến sự "mới mẻ" của thuật ngữ austerity làm em nhớ đến một lần Mankiw có nói đến sự quan trọng của việc dùng thuật ngữ kinh tế để nói chuyện với công chúng. Thay vì dùng từ "protectionism", mà công chúng sẽ hiểu với nghĩa tốt (government "protects" the public), ông ấy đề xuất dùng từ "isolationism" để truyền đạt đúng ý nghĩa. Từ "austerity" không rõ do phái nào nghĩ ra.

    ReplyDelete
  5. @All: Sorry cả tuần nay ốm khật khừ mà lại còn một đống deadlines, tôi sẽ cố gắng thu xếp viết nối entry này kẻo để lâu quên hết ý tưởng.

    @Duy Linh: Anh không định viết về vụ xoá nợ nhưng đây là một ý hay, vấn đề austerity của châu Âu cũng liên quan nhiều đến xoá nợ.

    @Anonymous (June 20, June 21): Chính xác là hơn 13 năm trước tôi bắt đầu học IS-LM nhưng số 13 xui nên tôi làm tròn thành hơn 10 năm :-). Một kinh nghiệm của tôi là đọc thật nhiều báo chí, tin tức kinh tế và gần đây là các blog kinh tế. Bên cạnh "đọc", "nghĩ" và "viết" cũng là cách giúp rèn luyện tư duy kinh tế.

    @hh (June 22): thực ra có 2 trường phái liên quan đến cải cách có liên quan đến nhóm lợi ích. Trường phái "từ từ" cho rằng những chính sách cải cách quá nhanh sẽ dễ mất kiểm soát và đẩy xã hội vào tình trạng hỗn loạn. Trường phái "shock" cho rằng làm từ từ sẽ tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích củng cố lực lượng chiếm hoặc ảnh hưởng đến hệ thống chính trị.

    @Đỗ Quốc Anh: Mình không biết chính xác austerity do ai nghĩ ra, nhưng đoán là từ phe rightwing. Về mặt ngôn ngữ từ này có vẻ có positive meaning, trong khi fiscal tightening có thể làm dân chúng nghi ngại hơn.

    ReplyDelete
  6. Cứ thử tưởng tượng trong tương lai VN cần phải được IMF hay ADB bailout mà shareholder lớn nhất của các tổ chức này lúc đó là TQ thì dân VN sẽ nghĩ như thế nào?
    ======================
    Tốt nhất là dân VN đừng tiêu xài phung phí quá nhiều đến mức phải được Trung Quốc bailout.

    Trong bài viết của anh Giang "quên" nhắc đến một chuyện đó là các quốc gia cần phải được cứu trợ đều là những quốc gia "vung tay quá trán" trong thời gian trước đó dẫn tới việc "nợ ngập tới cổ".

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không hẳn, Ireland và Spain là 2 nước có public debt và government deficit thuộc hàng tốt nhất EU trước khi khủng hoảng xảy ra.

      Delete
  7. Cái việc các nước "vung tay quá trán" có tính hai mặt.

    Một mặt, nó là nguyên nhân của tình trạng nợ nần,khủng hoảng nợ công - điều này thì ai cũng thấy.

    Mặt khác, nó giúp cho nền kinh tế các nước đó chậm rơi vào khủng hoảng hơn. Nếu họ không vung tay quá trán thì khủng hoảng đã đến sớm hơn nhiều, nhưng ở mức độ kém gay gắt hơn. Điều này hình như ít người nhắc đến.

    Thành ra "thắt lưng buộc bụng" chỉ là giải pháp xử lý hậu quả do cái mặt thứ nhất gây ra, chứ không phải là giải pháp để kinh tế nói chung không rơi vào suy thoái, khủng hoảng.

    @ bác Giang: Marx không có nói "chính trị thống soái kinh tế", mà nói ngược lại: "kinh tế quyết định chính trị". Chính trị, đến lượt nó, sẽ tác động ngược trở lại kinh tế, nhưng xét đến cùng thì kinh tế là gốc rễ. Đây chính là quan điểm duy vật marxist.

    Dĩ nhiên không nên hiểu câu "kinh tế quyết định chính trị" một cách nôm na, cứng nhắc được, vì khi đó sẽ rơi vào lối tư duy giáo điều, siêu hình, phản biện chứng. Engels đã phê phán các đồng chí của mình vì tội họ quá đặt nặng các yếu tố kinh tế (kinh tế hiểu theo nghĩa rộng, tức là toàn bộ những gì liên quan đến việc xã hội sản xuất và tái sản xuất ra đời sống vật chất của mình) trong việc phân tích các biến cố xã hội, tức là hiểu quan điểm duy vật một cách quá thô thiển, máy móc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác nhắc làm tôi nhớ lại đã phạm phải lỗi này một lần rồi, hồi đó cũng có ai đã sửa (không biết có phải bác không) vậy mà vẫn không nhớ.

      Delete
  8. Xin lỗi phải thành thật nói rằng Kaufmann đại "ngu xuẩn" về kinh tế nhưng nói như một ông kễnh con. Không hiểu gì về nợ công, không hiểu gì về một nền kinh tế quốc gia vận hành ra làm sao nhưng phán như thật. Đáng buồn là đất nước toàn những cái đầu tăm tối như vậy hỏi sao mà mở mắt ra được.

    Marx nói "kinh tế quyết định chính trị" nhưng chẳng biết vận hành nó thế mẹ nào cả. Kaufmann thử giải thích xem Marx khuyên điều hành kinh tế một đất nước theo kiểu gì? Hay là để kệ mẹ thích ra sao thì ra? Hay là lùa hết vào trại tập trung?

    Thật kinh ngạc những con người không hiểu bất cứ thứ gì ra hồn nhưng vẫn nói.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mong bác tranh luận bình tĩnh và dùng những từ ngữ thích hợp.

      Delete
  9. Bác giang àh cho con hỏi câu status "The market can stay irrational longer than you can stay solvent" của bác có nghĩa là gì vậy??

    ReplyDelete
  10. @em Kiên: Mó có nghĩa là "Thị trường còn phi lý lâu hơn cả khả năng thanh toán của bạn". Đây là câu nói kiểu hài hước. Tức là bạn đã phá sản rồi nhưng thị trường mãi vẫn là câu hỏi không lý giải được.

    ReplyDelete
    Replies
    1. thật vậy ạ!! cảm ơn anh nhé!! hihi tuy em hiếu một cách mơ hồ...

      Delete
    2. Cám ơn bạn Anonymous đã giúp tôi giải thích. Tôi thích câu này vì ý nghĩa phi giáo điều của nó, hãy nhìn vào thực tế cuộc sống/thị trường nhiều hơn là cứ băn khoăn xem lý thuyết của mình có đúng hay không.

      Delete
  11. Bác Giang quên không nhắc đến hiệu quả của những gói kích thích kinh tế . Đây mới là lý do chính khiến phe Chiacago trở lại .
    Đầu tiên , là Ricardian Equivalence , tất nhiên như Krugman nói , hiệu quả không phải là 100 phần trăm , nhưng cũng không qúa tệ .
    Thứ hai , trong một nền kinh tế mở , những gói kích thích kinh tế dễ bị " bốc hơi" , hiệu qủa của một gói kích thích kinh tế ở châu Âu có thể diễn ra ở TQ chẳng hặn . Bằng chứng là sau QE2 thất nghiệp ở Mỹ vẩn cao .
    Thứ ba , các định chế tài chính , các ngân hàng không cho các doanh nghiệp SX-KD vay tiền , mà đi mua trái phiếu chính phủ , nhằm hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất.
    Vấn đề kinh tế và chính trị nghe bác Giang nói có phần khiên cưỡng . Kinh tế và chính trị nằm trong tổng hòa của các mối quan hệ xã hội , không hẳn cái nào quyết định cái nào . Em chấp nhận quan điểm của Krugman , Macroeconomy không đơn giản chỉ có kinh tế thuần túy , không thể tách kinh tế và chính trị ra khi nghiên cứu được .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ý của tôi là austerity hay không phần nhiều do yếu tố chính trị quyết định chứ không phải vì economic rationale.

      Delete
  12. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  13. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  14. Suy nghĩ của em cũng giống anh Giang về tình hình Việt Nam. Bản thân em tự thấy mình dường như không phải một laissez-faire, trong các chính sách kinh tế em thường nghiêng về keynesian, theo đó nhà nước có vai trò nhất định với thị trường. Nhưng đối với tình hình hiện tại của Việt Nam, em nghiêng về phía laissez-faire. Với một nền kinh tế bị ảnh hưởng ngày càng lớn của các interest-groups và hoạt động rent-seeking ngày càng gia tăng, tác động không nhỏ tới các quyết sách kinh tế xã hội cũng là một trong những nguyên nhân làm vai trò của nhà nước quá lớn ở những areas không đáng lớn như thế, quá nhỏ và buông lỏng trong những lĩnh vực lẽ ra phải có vai trò của nhà nước lớn hơn. Điều này kết hợp với những biện pháp nặng mang tính hành chính, những giải pháp “tạm bợ” để giải quyết sự vụ có tính chất ngắn hạn, chứ không phải để thực hiện một chiến lược dài hạn đã bóp méo rất nhiều tín hiệu thị trường, gây khó khăn rất nhiều cho việc điều hành kinh tế vĩ mô. Structural reform đúng là một cơ hội ngàn vàng để Việt Nam có cơ hội chuyển mình phát triển trong tương lai, để nhà nước nhỏ lại ở những chỗ đã phình quá lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường, đồng thời cũng bị lại những lỗ hổng do thiếu vắng vai trò của nhà nước, dù có hơi hướng theo keynesian nhưng cơ bản đã là nền kinh tế thị trường thì thị trường nên và phải do market disciplines điều tiết là chủ yếu dựa trên các rules của nhà nước ban hành, và nhà nước cũng phải tôn trọng các rules mình đưa ra, không phân biệt, đối xử. Tiếc là nó chỉ là “một khẩu hiệu tuyên truyền” như anh nói, sẽ khó có gì thay đổi khi mà “mind” của các top leaders chưa thực sự thay đổi và/hoặc chưa đủ quyết tâm thực hiện, hơn nữa để thực hiện được thì còn cần cả sự thay đổi tư duy của các leaders các bộ, ngành, địa phương chứ chỉ các top leaders không là chưa đủ với tình trạng institutional fragmentation ngày càng nặng nề như hiện nay. Là một người Việt Nam thật đau xót khi thấy dường như người ta chỉ lo cho vị trí của mình, cho ngành mình,bộ mình, địa phương mình chứ không ai chịu ai chứ đừng nói đến chịu thiệt để cho cái lợi chung của cả đất nước. Tất nhiên là ở địa vị mình có thể nói thế này thế kia, nhưng biết đâu khi mình ngồi vào địa vị đó sẽ ra sao, bị chi phối như thế nào và có thể suy nghĩ cũng sẽ khác nhưng dù có thế nào cũng phải nghĩ rằng cái quan trọng nhất là lợi ích quốc gia chứ không phải của riêng một ngành, một địa phương nào cả, tiếc là…

    ReplyDelete
  15. Như anh đề cập người bạn anh nói lãnh đạo sợ một “mùa xuân Ba Đình” khi kinh tế suy thoái lòng dân sẽ bất mãn nên không theo đuổi austerity nữa, em thấy 1 phần đúng. Nhưng em cho rằng kinh tế Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn phần lớn là do hậu quả của việc điều hành không hiệu quả trong quá khứ cộng với những tác động tiêu cực bên ngoài, không may mắn người gánh chịu luôn là “dân đen”, nhưng không chỉ riêng VN mà rất nhiều nước trên thế giới cũng đang gặp khó khăn, quan trọng là VN mới chỉ chậm lại tốc độ tăng trưởng chứ chưa phải là suy thoái. Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng lạm phát cao tất nhiên ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế khi giá trị đồng tiền suy giảm mạnh, nhưng nhìn chung sẽ ảnh hưởng đến “mid-class” ở các tỉnh và thành phố nhiều hơn là những người nông dân (do ở nông thôn lạm phát thường không cao, lạm phát chủ yếu ảnh hưởng đến hàng hóa đầu vào để sản xuất nhưng nông dân ít nhiều cũng được hỗ trợ của nhà nước qua nhiều chương trình dành cho nông nghiệp, nông thôn, tạm coi chúng có hiệu quả nào đó để cho rằng lạm phát sẽ ít ảnh hưởng hơn đến nông dân), và những người thuộc tầng lớp “mid-class” này thường là trí thức do vậy họ sẽ đủ hiểu biết để nhận thấy tác hại của lạm phát cao, vì vậy nếu tốc độ tăng trưởng giảm nhưng lạm phát còn thấp hơn thì liệu họ có phản ứng không? Về phía nông dân, họ có phản ứng và một ngày càng mạnh, ly do chủ yếu là vì sao? Đa phần câu trả lời sẽ là đất đai. Cần phải nói rằng xét cho đến cùng VN hiện giờ vẫn là một nước nông nghiệp, trong nhiều giai đoạn khó khăn vẫn vượt qua được một phần là nhờ nông nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là vùng đệm đón nhận những công nhân, những lao động phổ thông (rất đông và chiếm đa số trong lực lượng lao động đang trong giai đoạn dân số vàng của VN) trở về khi mất việc tại các khu công nghiệp… Nhưng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đã làm bao người dân mất đất, mất luôn tư liệu sản xuất, họ có thể làm gì nếu họ không thể chuyển nghề, 1 cục tiền họ tiêu rồi sẽ hết nhanh thôi, rồi cũng nhanh chóng họ sẽ nhận thấy sự bất công bởi chênh lệch địa tô quá lớn mà các chủ dự án nhận được từ mảnh ruộng của họ và thế là họ sẽ bất mãn. Họ cũng sẽ bất mãn khi những vụ Vinashin, Vinalines dần được lôi ra ánh sáng, bất mãn bởi lối sống vương giả của một số leaders, sự giàu lên nhanh chóng của một số “đại gia” nhờ vào connection với policians. Có lẽ đấy mới là những nguyên nhân chính để các leaders lo lắng về “mùa xuân gì đó”. Còn về việc bỏ dở austerity có lẽ là sức ép của các nhóm lợi ích, là sức ép của thành tích/bệnh thích tăng trưởng. Túm lại, rất gọn theo thiển y của em, cái giá phải trả cho những sai lầm tuy lớn và đau đớn (chắc chắn rồi) nhưng là cần thiết để hạn chế các interest groups, loại bỏ những DN yếu kém và/hoặc trót đầu tư vào lĩnh vực BĐS, chứng khoán (tất nhiên sẽ có những DN bị chết oan poor you guys nhưng vì lợi ích của đất nước pls accept my deepest condolences), vấn đề tái cơ cấu được thực thi hợp ly và triệt để, nhà nước trở lại đúng vai trò của mình thì sẽ có nền tảng vững chắc để kinh tế phát triển những năm sau này. Nhưng đấy là my opinion only, the truth would be…
    Restructuring có thực sự là để economy grews sustainably hay chỉ để phục vụ mục tiêu nào đó của các interest groups thời gian sẽ trả lời.
    Có một nguy cơ không kém vấn đề kinh tế đó là số lượng các bạn “khựa” bằng nhiều cách khác nhau cố gắng bám trụ len lỏi vào những vùng có vị trí quan trọng ngày một gia tăng, mà các bạn đi đâu đều lôi theo chi nhánh các ngân hàng mở đến đó, và hình như các chi nhánh này đều kinh doanh lỗ nặng thì phải, thế thì mở ra để kinh doanh cái gì nhỉ ai có thể giải thích cho tôi ly do ko?????

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn bạn đã góp nhiều ý quan trong. Tôi cũng cho rằng kinh tế tăng trưởng chậm lại, hay thậm chí suy thoái sẽ không phải là nguyên nhân dẫn đến "mùa xuân Ba đình". Ngược lại tôi nghĩ phát triển nóng + lạm phát cao mới là điều mà lãnh đạo ĐCS phải lo lắng sẽ dẫn đến "mùa xuân". Như tôi viết bên trên chính những giai đoạn tăng trưởng nóng là thời điểm để rent seekers tranh thủ kiếm lợi, đất đai/tài nguyên chỉ là một kênh dẫn đến bất mãn xã hội. Một kênh quan trọng không kém là phân hoá giầu nghèo dẫn đến đối kháng xã hội. Bản thân ĐCS cũng sẽ bị phân hoá/phân mảng khi rent seekers trở nên quá influential. Riêng về vấn đề TQ, có lần tôi viết rằng họ đã và đang trở thành một interest group trong nội bộ nền kinh tế và xã hội VN, mà có lẽ là một influential group.

      Delete
  16. Bác Giang Le thẳng thắn qúa , như thế này thì tư vấn chính sách của bác từ nay trở đi sẽ giảm gía đi rất nhiều .
    Có mấy câu tặng bác :
    Phải tồn tại để đấu tranh .
    Phải kiên trì để thuyết phục .
    Phải khéo léo để tránh sự đổ vỡ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Blogspot bị firewalled rồi, nghĩa là tôi cũng bị/được liệt vào thành phần "lề trái" rồi chứ chẳng cần đợi thẳng thắn hay không.

      Delete
  17. Xin bổ sung ý của bác Giang:

    Nên hiểu sự khác nhau giữa việc không nên áp austerity ở Âu-Mỹ và nên áp austerity cho kinh tế VN.

    Lý do của phe Keynesian với việc áp austerity ở EU là phê phán tính cứng nhắc trong cách giải quyết vấn đề nợ công từ Hy Lạp tới Ý và Tây Ban Nha. Vì đây là một liên minh kiểu đặc biệt, chung một đồng tiền nhưng fiscal policy khác nhau cho từng thành viên, thiếu nhất quán và lúng túng cho khung khổ quy tắc, luật lệ với banking sector từ ECB cho tới các national banks. Cho nên như Krugman chỉ ra rằng việc tìm hiểu nguyên nhân cho đến giải pháp của các nước Eurozone không thể hiểu đơn giản như vậy. Ai đã đọc "Tam quốc diễn nghĩa" có thể hình dung khối Eurozone nếu không sửa đổi cách vận hành sẽ giống như việc xích các con tàu liên hoàn với nhau mà Bàng Thống "xúi" Tào Tháo trong trận Xích Bích vậy. Cháy một tàu là nguy cơ cháy hết.

    Vấn đề của VN hoàn toàn khác. Như bác Giang nói, VN lại rất cần dùng austerity, hoàn toàn đúng(lưu ý là auterity cũng phải cắt đúng những chỗ cần cắt). Thứ nhất là nguy cơ lạm phát, thứ hai là phân bổ đầu tư không hợp lý, năng suất thấp, vốn được rót vào một số nơi không nên rót, chi phí không hợp lý, quản lý không hiệu quả, tham nhũng trộm cắp rồi phủi tay etc. Việc austerity ở đây phải hiểu rằng để phục vụ cho structural reform từ banking sector, state-owned corps cho đến đầu tư công. Austerity để sắp đặt lại khoa học, khi đã vào bài bản rồi mới dùng expansion hay stimulus. Nhưng việc dùng các biện pháp hỗ trợ sau tái cấu trúc xét về bản chất khác hẳn với hỗ trợ trong suy thoái khi cấu trúc lệch lạc. Hỗ trợ sau tái cấu trúc giống như tiêm thuốc bổ cho bệnh nhân sau khi đã được phẫu thuật. Nếu ví von với Keynesians thì kể từ thời điểm này trở đi lại không hề mâu thuẫn gì với Keynesians.

    Tóm lại, quan trọng nhất là phải hiệu quả. Khi nào phải dùng austerity, khi nào phải hỗ trợ, kích thích tăng trưởng mới quan trọng. Với bệnh nhân Eurozone hay Mỹ có lẽ austerity không phù hợp hoặc không đúng(cá biệt như Hy Lạp bị dồn đến chân tường nên không thể không làm), nhưng với VN lại là hoàn toàn đúng trong thời điểm hiện tại.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn nói đúng, vấn đề đồng tiền chung cũng là một ràng buộc quan trọng với các nước PIIGS. Đáng tiếc là VN không bị ràng buộc đó nhưng không/chưa sử dụng phá giá như một công cụ tiền tệ rất hiệu quả. Nếu bạn đọc blog của tôi đã lâu chắc sẽ nhớ tôi kêu gọi phá giá VND không dưới 1 lần :-)

      Delete
    2. Tôi đã đọc thấy vài lần và tôi muốn chia xẻ thêm. Anh đưa ra ý tưởng đó nhưng anh chưa thuyết phục sáng tỏ để nhiều người hiểu. Ngay cả các kinh tế gia già vẫn nhầm lẫn khi cho rằng phá giá mạnh sẽ chỉ làm hàng hoá trở nên đắt hơn và thâm hụt thương mại gia tăng do VN vốn là một nước nhập siêu. Tôi đồng ý với anh Giang nhưng tôi có một cách giải thích dễ hiểu hơn. Đơn giản thế này:

      - Phá giá mạnh và dứt điểm sẽ làm dòng FDI trở nên ổn định khi tỉ giá không còn là vấn đề đau đầu đối với investors nước ngoài. Nó góp phần gia tăng đầu tư nước ngoài và quan trọng nhất là sự an tâm và đảm bảo lãi suất thực dương đáng kể khi họ chuyển lợi nhuận về nước. Mặt khác, khi đầu tư nước ngoài ổn định sẽ là cơ hội cơ cấu lại giáo dục, đào tạo nghề, nhân sự phục vụ sản xuất như kĩ sư, công nhân đạt chuẩn quốc tế để tham gia vào supply chain của các Công ty, đa quốc gia nhằm kiếm tìm phần value added trên sản phẩm có nguồn gốc nội địa. Vừa giải quyết lao động, vừa tăng trình độ vừa tăng năng suất dẫn tới tăng trưởng thực sự.

      - Nhiều người cho rằng thâm hụt thương mại tăng. Đây có lẽ chính là rào cản trong suy nghĩ của giới "chuyên gia" cũng như giới làm chính sách. Thực tế sẽ không hề như vậy. Khi phá giá đương nhiên doanh số XK sẽ tăng khi quy đổi ra nội tệ. Nhưng NK không tăng theo tỉ lệ tương ứng. Vì 2 lẽ:

      1. Giá quy đổi tăng khiến cầu giảm nếu thu nhập không tăng sẽ gây sức ép giá phải giảm (ít nhất cầu với hàng xa xỉ và hàng giá trị cao). Hoặc phải tiết kiệm và NK những máy móc, nguyên phụ liệu đầu vào có chất lượng hơn cũng dẫn tới tiết kiệm chi phí đầu vào từ NK phục vụ XK.

      2. Phá giá phải kết hợp với giải pháp kiểm soát quy trình NK. Thông thường XK cước vận tải thấp hơn nhiều so với NK. Lý do là thị trường vận tải như vậy nhưng còn lý do khác là các đoanh nghiệp NK luôn gửi giá vào khâu vận tải khi họ giành được quyền thuê vận tải. Cho nên doanh nghiệp NK rất thích nhập FOB hay các điều kiện F. Đây là điểm rất cần lưu ý. Chính phần chi phí vận chuyển làm đội giá hàng NK. Hạn chế được phần này sẽ khiến chi phí NK giảm đáng kể, qua đó giảm deficit.

      Tóm lại, cái được sẽ hơn rất nhiều so với cái mất một khi VND được định giá thấp. Thấp bao nhiêu là đủ cần phải định lượng đàng hoàng. Cái này nên để bác Giang tính. ;)

      P.S: Tất nhiên phá giá sẽ khiến external debt tăng tính theo nội tệ. Nhưng nợ nước ngoài lãi suất thấp và phần lớn là nợ dài hạn. Nợ nước ngoài trong ngắn hạn chưa đáng ngại bằng deficit liên tục. Chính surplus sẽ giải quyết được nó.

      Delete
  18. Vấn đề nợ xấu ngân hàng cũng nên nhìn thẳng vào sự thật nếu muốn tái cơ cấu này nọ. Bản chất của các khoản nợ xấu nằm ở việc cho vay dưới chuẩn và doanh nghiệp đi vay không trả được nợ tham nhũng nhiều. Nếu xét lương, thưởng của quan chức, nhân viêc ngành ngân hàng và lương thưởng của các quan chức, cán bộ của các đơn vị vay nợ (Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần, TNHH và cá nhân, hộ gia đình) với tài sản mà họ đang sở hữu chắc ai cũng hiểu ngay tại sao lại nhiều nợ xấu và một phần lớn của nợ xấu đang nằm ở đâu (không kể thua lỗ do quản lý dốt hoặc khách quan như bất ổn và khủng hoảng kinh tế tài chính quốc tế hay khu vực).

    Vì vậy, nếu sòng phẳng và vì toàn xã hội, các ngân hàng, các doanh nghiệp vay nợ phải chia nhau trách nhiệm bù lồ cho phần lớn tổng số nợ xấu đó. Hiện tại các ngân hàng lãi lớn phải chịu trách nhiệm đầu tiên.

    Nhà nước, ngân sách nếu có thể giúp chỉ giúp một phần nhỏ khi các ông chủ nợ và con nợ đã hết sức mà vẫn không giải quyết được hết. Nhà nước, suy cho cùng, có giúp bằng cách nào đi nữa cũng chỉ là tiền thuế của dân mà thôi. Bất kể Nhà nước, Chính phủ nào trên Trái đất cũng chẳng có xu nào cả, tiền để họ làm bất cứ việc gì chỉ là tiền của toàn xã hội đóng góp bằng cách này hay cách khác mà thôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng tôi đã từng nói đi đâu cũng thấy các chuyên gia kêu gào phải cứu ngân hàng, cứu doanh nghiệp, nhưng chẳng thấy ai nói phải cứu dân cả.

      Delete
  19. Em không đồng ý với quan điểm Austerity của anh khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy giảm sau chính sách thắt chặt tiền tệ. Việc tiếp tục "thắt lưng buộc bụng" chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn và suy thoái sẽ kéo dài.

    Thắt lưng buộc bụng chắc chắn là cần thiết, nhưng thời điểm để thắt lưng buộc bụng em cho rằng khi tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng tiềm năng chứ không phải ở thời điểm hiện tại.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Để anh giải thích cho Duy Linh hiểu rõ ý tưởng bằng con số. Giả dụ ta định tăng chi tiêu 100 đồng và gọi là kích cầu. Nhưng ta không làm thế. Ta triệt để cắt giảm tất cả những chi phí không cần thiết như hoang phí điện năng, mua xe hơi, xây văn phòng to, tinh giản bộ máy nhân sự, nâng cao chuẩn cho vay, cấu trúc lại ngành nghề/mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp etc thì đó chính là austerity. Theo nghĩa này thì austerity là tuyệt vời chứ không chỉ là tốt. Khi bơm gói kích thích ra ta không cần phải bơm 100 đồng nữa mà có khi chỉ cần 80 đồng với điều kiện đến đúng địa chỉ. Nếu xét về giá trị tuyệt đối thì đó là austerity, nhưng nếu xét về hiệu quả hay năng suất thì bản chất của nền kinh tế đã khác đi rồi. Ngay như thắt chặt tiền tệ cũng có hai mặt: thắt chặt để thanh lọc kiểu vay dưới chuẩn và xử lý nợ xấu khác với thắt chặt để các doanh nghiệp thực sự biết làm ăn đi vào chỗ chết. Vấn đề là các ranh giới như vậy luôn mập mờ, khó xác định. Muốn xác định được phải minh bạch toàn bộ các báo cáo kinh doanh của mọi bên, từ banking cho đến doanh nghiệp. Muốn minh bạch phải thanh, kiểm tra toàn diện do một cơ quan độc lập hoàn toàn về mọi mặt với tất cả mọi phía có liên quan. E rằng hơi khó.

      Delete
    2. @A.Linh: theo anh Linh với thực trạng VN hiện nay, thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ một cách nhiệt tình liệu có phù hợp? Hiện nay, tăng trưởng tín dụng vẫn là con số 0, nếu để đạt được mục tiêu tăng trưởng 14-16% tốc độ tăng trưởng tín dụng, cộng với đầu tư công để kích thích kinh tế. Liệu có giữ được ổn định vĩ mô ko? Gov vốn đã thích pro-growth policy cộng thêm sức ép từ các nhóm lợi ích khác sẽ chịu nhiều sức ép để "bung" tiền cho mục tiêu tăng trưởng, e rằng là... Sau 1 thời gian dài thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, nới lỏng dần là một chính sách đúng nhưng vấn đề là thời điểm thực hiện (bắt đầu từ tháng 3) tôi thấy có lẽ chưa hợp lý, trong trường hợp này tôi thích khái niệm "creative destruction" :).
      Về vấn đề nợ xấu, phải nhìn nhận rằng ngay cả owners của các NHTM chưa chắc đã biết chính xác con số nợ xấu của NH mình, vì vậy, chuyện công khai nợ xấu là vừa khó và vừa không chính xác. Tôi thấy rằng nợ xấu cần xử lý là đúng, nhưng có lẽ sẽ trúng hơn nếu CP tập trung xử lý hàng tồn kho của các DN để họ có tiền trả nợ và tái đầu tư vào sản xuất, như vậy 1 phần nợ xấu sẽ được xử lý. Vấn đề nợ xấu nhà nước có lẽ phải hỗ trợ thị trường xử lý, nhưng cơ bản các ông chủ ngân hàng là phải những người chịu thiệt đầu tiên do những quyết định của mình.

      Delete
    3. Nếu coi nợ quá hạn bao nhiêu ngày đó vẫn chưa trả được là nợ xấu thì sẽ biết rõ nợ xấu ở một thời điểm là bao nhiêu. Điều này dễ quá.

      Delete
    4. Nếu "...tiếp tục "thắt lưng buộc bụng" chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn và suy thoái sẽ kéo dài." mà dẫn đến "mùa xuân Ba đình" thì em có ủng hộ không :-)

      Nói đùa thôi, ý của anh bên trên là chấp nhận suy thoái (có thể phải dài hơn mong muốn) để có thể triệt để thực hiện structural reform. Nếu không tận dụng cơ hội này sẽ khó có cơ hội khác nữa khi nền kinh tế phục hồi trở lại (đất đai, chứng khoán tăng lại). À mà "mùa xuân..." cũng là một dạng structural reform nhỉ :-)

      Delete
    5. Mùa xuân là ước mơ của nhiều người, không chỉ của riêng em :).

      Em hy vọng vào NHNN chặn các dòng tín dụng vào hai thị trường có khả năng xảy ra bong bóng lớn nhất là thị trường bất động sản và cổ phiếu. Nếu hai thị trường đó không tăng mạnh thì hệ thống tài chính sẽ ổn.

      Còn nguồn tín dụng cho các ngành sản xuất khác như nông nghiệp, giáo dục, y tế... nên được ưu tiên để kích thích sự phát triển của nền kinh tế trong dài hạn.

      Nếu gói kích cầu 2009 được đầu tư vào y tế, giáo dục như khuyến nghị trước đó của anh thì tốt biết nhường nào.

      Delete
  20. Có nhiều bạn chưa hiểu rõ về nguyên nhân gây nợ xấu. Có 3 nguyên nhân:

    1. Bóng bóng BĐS xẹp khi cung vượt cầu và giá quá cao.

    2. Doanh số/lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh không pay off debts được do tồn kho cao.

    3. Đây mới là điểm quan trọng nhất. Xin minh hoạ bằng một ví dụ:

    Ngân hàng A cho doanh nghiệp B vay 100 đồng với lãi suất 20%/năm. Khoản vay này dựa trên một hồ sơ vay có tính minh bạch không cao, mục đích kinh doanh thiếu rõ ràng hoặc vay việc này nhưng lại dùng sang việc khác. Khi A cho B vay 100 đồng với lãi suất trên, B cắt lại đút lót cho người của A 3 đồng (nghĩa là thực chất lãi suất 23%). Người của B mang 100 về rồi đút túi 5 đồng còn 95 đồng đem đầu tư (đầu tư thật sự đàng hoàng hoặc đầu tư cho một dự án kém khả thi). 3 đồng từ người của A nhận và 5 đồng từ người của B cắt ra được mua xe hơi hoặc mua nhà hay một thứ gì đó. Như vậy có 8 đồng trên 100 đồng đã biến mất. Đó chính là một phần lớn của nợ xấu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu 92 đồng còn lại được đem đầu tư vào một dự án hỏng dẫn tới hao hụt thêm 30% là 27,6 đồng nữa. Vậy sau 1 năm doanh nghiệp B bị hụt đi tổng cộng 27,6 + 8 + 20 = 55,6 đồng tức 55,6% số tiền đã vay ngân hàng A. Nếu không thanh lý nổi tài sản thì cả 100 đồng ngân hàng A cho doanh nghiệp B vay là nợ xấu. Nếu bán được tài sản không lỗ vẫn chỉ thu về 92-27,6=64,4 đồng. Nếu tài sản đầu tư lại giảm giá nữa chắc chưa được 40 đồng. Những đồng tiền hụt đi xét về bản chất vẫn lưu thông trong xã hội ở dạng thức nào đó, nhưng nghĩa vụ trả nợ của B hay khả năng thu hồi của A đã trở nên không tưởng. Lúc này A sẽ giả vờ gào lên rằng mình cũng chỉ là doanh nghiệp, B gào lên rằng tồn kho cao. A đòi in tiền để cứu cả A lẫn B, B đòi phát hành trái phiếu lấy tiền dân mua tồn kho hoặc thanh lý tài sản rởm cho mình. Nếu trót lọt A và B sẽ thoát nạn và để lại một đống nợ công cho quốc gia (trái phiếu), hoặc thuế gián tiếp đánh vào dân do in tiền như in báo ảnh. Nhưng A có thế mạnh ở chỗ là nơi giữ tiền gửi gắm của thiên hạ, nếu A gào khóc mà không cứu A thì ai gửi tiền sẽ có nguy cơ mất tiền.

      Delete
    2. NHNN có dạo tuyên bố không để NHTM nào phá sản mà.

      Delete
  21. Về mặt thuần túy lý luận, khi bàn chuyện “vung tay quá trán” và “thắt lưng buộc bụng” với tư cách là các biện pháp có chủ đích nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, thì nên gạt sang một bên những chuyện như chi tiêu, đầu tư không hiệu quả, tham nhũng, thất thoát v.v… Bởi ngăn ngừa, xử lý những cái đó là chuyện đương nhiên phải làm, thường xuyên phải làm, bất kể nền kinh tế đang trong tình trạng thế nào.

    “Vung tay quá trán” chỉ nên xem xét theo nghĩa “tiêu nhiều hơn số tiền mình có” (không bàn đến chuyện chi tiêu có hiệu quả hay không, hoặc, có thể giả định là chi tiêu có hiệu quả đi, xem nó dẫn tới cái gì), còn “thắt lưng buộc bụng” theo nghĩa “tiêu ít hơn nhu cầu hợp lý bình thường, cắt giảm cả những nhu cầu hợp lý” (gạt sang một bên việc cắt giảm những khoản chi tiêu rõ là phung phí, không hiệu quả, hoặc những khoản thất thoát do tham nhũng - cái này là việc đương nhiên phải làm, nên không tính là “austerity”).
    Chỉ khi xem xét như thế mới thấy rõ tính chất hai mặt của cả kích cầu lẫn thắt lưng buộc bụng – chính là cái khiến hai phe cãi nhau loạn cả lên.

    Đương nhiên khi xem xét một tình hình cụ thể, ví dụ kinh tế VN hiện nay, thì phải xem xét cả tác động của những cái lăng nhăng kể trên, để xem chúng có tác động thế nào đến hiệu quả hai mặt của các biện pháp kia.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trình độ i tờ như Kaufmann chưa đủ để thảo luận. Nguỵ biện ở chốn nhiều người hiểu biết chỉ chứng tỏ sự quê mùa mà thôi.

      Delete
    2. Thế trình độ thế nào mới được thảo luận đây bác? Trình độ bác đủ chưa, nếu đủ bác thảo luận đi :)

      Delete
    3. @Mr.Thien: Trình độ mình đủ rồi. Trình độ nào cũng được thảo luận hết. Nhưng phải phân tích đúng bản chất bịp bợm của các nền kinh tế, những căn nguyên và thậm chí đề ra cả ý tưởng, giải pháp cho nó thay vì biện hộ những điều xấu xa dốt nát, bới lông tìm vết từng chữ của người khác trong khi bị hỏi lại toàn trốn chạy.

      Bao giờ Kaufmann trả lời được Marx hướng dẫn điều hành cụ thể một nền kinh tế ra sao hãy nói chuyện tiếp.

      Chẳng hạn với tình hình kinh tế VN hiện tại thì giở sách của Marx ra ta sẽ áp dụng được gì. Ta có giải pháp gì không?

      Delete
    4. "Chẳng hạn với tình hình kinh tế VN hiện tại thì giở sách của Marx ra ta sẽ áp dụng được gì. Ta có giải pháp gì không?"

      Có chứ. hì hì

      Nhưng nói ra để rồi lại bị coi là phản động, và không sớm thì muộn sẽ đi bóc lịch dưới chế độ nhân danh xhcn này mất. hic hic. Một chế độ "tư bản rừng rú" nhưng lại khoác lên tư tưởng Marxist.

      Marx chưa bao giờ hướng dẫn điều hành một nền kinh tế. Marx chỉ ra "cách thức nó vận động", còn "cách thức vận hành nó", chắc phải nhờ những người đủ trình độ như bạn: AnonymousJuly 12, 2012 1:47 AM. hì hì

      Có điều gì tác động mà anh Giang viết bài này bức xúc thế? Ở trong nước, chứng kiến đủ mọi điều tồi tệ của chế độ, và cũng mong nó chuyển sang chế độ tư bản dân chủ như những nước Bắc Âu, chứ chế độ "tư bản rừng rú" hiện nay chỉ khổ dân nghèo, những người thấp cổ bé họng thôi.

      Nhưng chuyển đổi như thế nào, khi nào, cho những ai, mục đích của cá nhân đó là gì, và hướng đi tương lai là gì ... thì cũng là cả một vấn đề. Chuyển đổi từ một chế độ độc tài này sang một chế độ độc tài khác, thay bằng những kẻ khốn nạn này bằng những kẻ khốn nạn khác thì thà chẳng thay đổi còn hơn. "Chính trị" có nghĩa là "khôn ngoan", mà "khôn ngoan" với người này thì có thể trở thành "khốn nạn" với người khác, hic hic

      Chuyển sang phương thức tư bản về mặt chính trị (vì mặt kinh tế đã là tư bản rồi)cũng chẳng phải là điều tốt nhất, vì những tật xấu của nó chẳng dễ dàng gì để sửa (cái này nhiều nhà kinh tế của chính các nước Phương Tây phê phán nhé, không chỉ có Marx, hì hì). Nhưng giữa hai sự lựa chọn thì cái gì bớt xấu, bớt tồi tệ hơn thì tôi sẽ chọn.

      Delete
    5. "Marx chưa bao giờ hướng dẫn điều hành một nền kinh tế" có đấy bạn, Marx có viết một "cẩm nang" có tên là "The Communist Manifesto" hướng dẫn rất chi tiết.

      Delete
    6. Karl Marx viết "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" năm 1848, thời kỳ ông còn trẻ, trước khi ông hoàn thành bộ sách để đời của mình là "Tư bản" - tức là trước khi ông hiểu về bản chất của hệ thống này. Với suy nghĩ của riêng em, thì không nên dùng mọi lập luận mà một người viết ra để đánh giá và áp dụng nó, nên biết cái nào đúng và cái nào sai để áp dụng.
      Suy nghĩ và hiểu biết của con người thay đổi theo thời gian, ngay bản thân em cũng thấy thế. Một vài năm trước có ai phê phán chế độ là nghĩ ngay là những thành phần "phản động", nhưng đến thời điểm này mọi suy nghĩ đã khác đi, vì sự nhận thức của mình đã khác đi, thì có khi chính bản thân mình cũng bị coi nằm trong thành phần "phản động" mất rồi. hic hic
      Em cũng đồng ý với nhận định của anh: "Vâng tôi đã từng nói đi đâu cũng thấy các chuyên gia kêu gào phải cứu ngân hàng, cứu doanh nghiệp, nhưng chẳng thấy ai nói phải cứu dân cả". Xét cho cùng thì một chế độ tốt hay xấu thì cứ so sánh cuộc sống của người lao động là biết ngay, mọi lý luận đều được thực tiễn trả lời hết.
      Về cái "mùa xuân Ba đình" như anh ám chỉ thì em thấy tự bản thân đảng cs cải cách
      là tốt nhất. Nhưng cả hệ thống đang chìm trong tham nhũng và quan liêu thì điều này xẩy ra là không thể. Còn một cuộc "lật đổ" hay gì đó thì cũng chỉ làm khổ dân thôi. Cũng chả biết là cái đất nước này sẽ đi đến đâu nữa!

      Delete
  22. Có một điều khốn khổ là khi có ai nhắc đến Marx mọi việc lại trở nên quái gở . Vấn đề lại là CNCS chứ không phải là lý luận của Marx nữa .
    Nhìn lại hai cuộc khủng hoảng gần đây , quốc gia duy nhất "thoát" được suy thoái là TQ . Những nhà lãnh đạo của TQ chưa học kinh tế vĩ mô , có lẽ đến 30-40 tuổi chẳng nghe đến Keynes , Hayek , Friedman , hay lý thuyết của họ . Nhưng thành tựu mà TQ đạt được trong 30 trở lại đây là rất đáng khâm phục .
    Nói về Marx một chút nhỉ , Marx và các nhà kinh tế ( tạm gọi là tư bản đi ) , khác nhau ở phương pháp luận . Bác nào đọc các tác phẩm của Karl Popper sẽ biết điều này , vì vậy các tranh luận hầu hết rất phiến diện . Như 1 anh dùng Windows , một anh dùng OS X nói chuyện với nhau về phần mềm vậy .
    Marx không bao gìơ đặt ra những luận điểm như : khủng hoảng thì nên thắt hay mở . Không , ông ta sẽ hỏi : khủng hoảng từ đâu ra , nó có từ bao gìơ , làm sao để nó không bao gìơ diễn ra nữa .

    ReplyDelete
    Replies
    1. @legia: Bạn nói đúng nhưng có một điểm tôi không đồng tình. Tôi cho rằng người TQ nghiên cứu và quá hiểu kinh tế học hiện đại. Đừng có đùa với họ. Cũng giống như CNTB rất hiểu về kinh tế Marxist vậy. Không có gì là tuyệt đối hay hoặc tuyệt đối không hay. Vấn đề là phương pháp thông minh cho ra một kết quả tốt.

      Delete
    2. Xét theo quan điểm falsification của Karl Popper thì học thuyết của Marx (và các value theories khác) khó có thể gọi là "khoa học" được. Như David Cameron kiên quyết austerity để Anh bị rơi vào double dip recession thì confidence theory của ông ta mới có thể bị falsified. Chứ nói khủng hoảng là hệ quả của price đã khác quá xa labor value thì khác gì nói đó là ý nguyện của Allah trừng trị bọn tà đạo. Nói vậy thôi chứ tôi cũng không hẳn ủng hộ falsification của Popper, tôi thích pragmatism của Keynes hay Đặng Tiểu Bình hơn.

      Delete
    3. Pragmatism với người VN được hiểu khác Keynes hay Đặng Tiểu Bình hay bác Giang và tôi. Với đa số người VN họ "pragmatic" theo nghĩa cá nhân chứ không phải lợi ích tổng thể toàn xã hội dù tổng thể đó là zero-sum hoặc thậm chí âm nặng. Cái họ cần và xem như thành công, thành đạt là miễn sao ta có tiền cho bản thân và/hoặc cho gia đình ta êm ấm, ai chết kệ họ. Họ có thể dửng dưng nhận phong bì, kí những khoản cho vay không có khả năng thu hồi, đầu tư những dự án biết chắc không mang lại giá trị gia tăng... nhưng mang lại commission cho cá nhân họ để họ mua đất, sắm xe, xây nhà, xài hàng hiệu, đi du lịch, đánh chén và chơi bời, hưởng lạc. Chính vì hầu hết đều có suy nghĩ và trí tuệ tuyệt vời như thế nên nền kinh tế như hôm nay.

      Bác Giang thích pragmatism là pragmatism theo nghĩa "khoa học". Thực tình bác không giàu hơn một nhân viên tín dụng loại xoàng ở một ngân hàng lớn ở VN.

      Những người không "bắt chước" đám đông và không "nể phục" kiểu Vietnamese pragmatism luôn bị xem là những người tâm thần hoặc đần độn trong mắt người VN.

      Krugman nếu ở VN sẽ chỉ được xếp ngang với một bệnh nhân tâm thần. Vì cái tội "đã không có tiền còn hay can gián và phát biểu linh tinh". =))

      Delete
  23. Ủa bác Giang Le không biết thật hay đùa vậy ? Gía trị và gía cả không liên quan đến khủng hoảng theo cách hiểu của Marx .
    Vấn đề nó đơn giản thôi , bao gìơ nền kinh tế về mặt tổng thể đều SX thừa . Thừa ở đây là thừa so với khả năng thanh toán , chứ không phải là thừa với nhu cầu của XH . Bởi vì nhà tư bản không bao gìơ tiêu hết phần mình kiếm được , công nhân và tầng lớp khác chỉ hưởng đúng phần sức lao động của mình .
    Và nhà nước xuất hiện , giải quyết cái phần thừa này . Bằng chi tiêu chính phủ , qúa trình này là một cân bằng động . Chính phủ vay tiền của nhà tư bản , và ghi nợ . Ngược lại chính phủ cũng móc lại túi của nhà tư bản , bằng thúê và việc in tiền . Nhưng thường nó nghiêng về phía nhà tư bản . Thế rồi , một ngày chính phủ cảm thấy sẽ khó trả được nợ . Họ cắt giảm chi tiêu , và cái phần thừa ko biết đỗ đi đâu , vậy là khủng hoảng .
    Người ta nghĩ trực quan thì chính phủ cắt giảm chi tiêu dẫn đến khủng hoảng , nhưng nguyên nhân là cái phần thừa ra ấy .
    Tất nhiên ngoài chi tiêu chính phủ thì cái chỗ dư ra , có thể giải quyết bằng cho công nhân vay nợ . Và thực tế sau thập kỷ 70 , khi người Mỹ vay nợ nhiều hơn , nền kinh tế đã phát triển nhanh hơn . Nhưng rồi cùng sẽ đến lúc người ta cảm thấy lo lắng về nợ nần . Rốt cuộc lại rơi vào vòng xoáy .
    Toàn bộ trò chơi này phần thắng chắc chắn sẽ là các nhà tư bản . Vấn đề lại giải quyết cái phần thừa ra như thế nào , chứ không phải là tiết kiệm hay phung phí .

    ReplyDelete
  24. @AnonymousJuly 12, 2012 12:31 AM

    Đi công tác cả tuần liền ở xứ không có In tờ nét, về đến nhà mới ghé thăm blog của bác Giang, thì thấy ngay cái còm của bác này, thật cười lăn ra đất, he he he…..

    Bác ấy viết thế này:
    “Bao giờ Kaufmann trả lời được Marx hướng dẫn điều hành cụ thể một nền kinh tế ra sao hãy nói chuyện tiếp.”

    Có câu rằng “cách đặt câu hỏi cho biết anh là người như thế nào”, cái kiểu thách thức của bác này cho thấy bác này cả đời chưa hề biết Marx nghiên cứu cái gì đã đành, mà trình độ của bác này thì lem nha lem nhem nhưng cứ thích ti toe.

    Người có hiểu biết tí chút về marxism nói chung, kinh tế học marxist nói riêng, thì không bao giờ nói những câu, xin lỗi tí nhá, ngớ ngẩn đần độn như vậy.

    Chỉ cần là người có hiểu biết tí chút về kinh tế học thì phải biết rằng trong xã hội có nhiều nhóm người, nhiều giai cấp, với những quyền lợi, mối quan tâm khác nhau, chứ đừng nói gì đến người marxist. Vì thế câu hỏi đúng đắn tí chút phải là:
    - Nếu là người bảo vệ quyền lợi của giai cấp nào đó, ví dụ giai cấp tư bản (hay chủ doanh nghiệp), hay giai cấp lao động làm thuê, hay giai cấp lao động tự do, hay tầng lớp công chức, quan chức, hay đám rent seekers v.v…. thì anh sẽ hướng dẫn điều hành cụ thể một nền kinh tế ra sao?”

    Chỉ khi đó mới có câu trả lời tương ứng, nhé!

    Còn nếu ai đó cứ hỏi, rút cục thì Marx sẽ hướng dẫn điều hành cụ thể nền kinh tế Việt Nam ra sao, câu trả lời là: …

    Xin xem hồi sau sẽ rõ.

    @ giangle:
    Bác có nhắc tới đồng chí Karl Popper và nhận định của đồng chí đó rằng marxism không có tính “khoa học”. Nếu tôi đoán không nhầm thì bác cũng mới chỉ nghe nói về quan điểm đó của đồng chí Popper mà thôi, chứ chưa trực tiếp đọc một cách nghiêm túc các tác phẩm của đồng chí đó để hiểu một cách thấu đáo các quan điểm của đồng chí Popper này (giống như nhiều tác gia khác mà bác tự nhận là chưa bao giờ đọc trực tiếp nguyên tác, chỉ mới đọc qua các tác phẩm của người khác). Chưa nói đến chuyện bác chưa hề đọc Marx để có thể nhận xét xem các nhận định của Popper về Marx xác đáng đến mức nào. Đúng không nhể?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kaufmann vĩ đại. Viva Kaufmann. Cả thế giới kinh tế chắc không ai bằng Kaufmann. Bao nhiêu người ở đây, tiến sĩ Harvard có, tiến sĩ Tokyo có, ANU cũng có... thua Kaufmann hết. Trong khi Kaufmann không hiểu có giải nổi vài bài toán lớp 5 không. Sợ thật!

      Con người ta khi dám mắng tất cả thiên tài của thế giới chỉ trừ mỗi Marx ra chứng tỏ con người ta phải đến từ một hành tinh nào đó rất xa xôi. Mình rất phục!

      Tôi nghĩ mọi người ở đây nên tổ chức test live IQ xong rồi nói chuyện có lẽ sẽ fair hơn. Vì kinh tế học tranh luận nó vô thưởng vô phạt. Một con bò và một giáo sư chẳng hơn gì nhau. Có một phát hiện nho nhỏ là các nhà lý luận tư tưởng kinh tế dốt Toán kinh khủng. Muốn lột mặt nạ họ phải dùng những con số.

      Delete
    2. "These factors combined to make Popper take falsifiability as his criterion for demarcating science from non-science: if a theory is incompatible with possible empirical observations it is scientific; conversely, a theory which is compatible with all such observations, either because, as in the case of Marxism, it has been modified solely to accommodate such observations, or because, as in the case of psychoanalytic theories, it is consistent with all possible observations, is unscientific." Source :http://plato.stanford.edu/entries/popper/#BacHisTho

      Delete
  25. Nói đến chuyện Karl Popper , vấn đề nền tảng lớn nhất và khác biệt giữa Marx và các nhà kinh tế học tư bản đã lộ rất rõ . Và kể cả Keynesian , neo-classical , Austrian .....cũng có những điểm không hề giống với Karl Popper . Đầu tiên , phương pháp nghiên cứu của Marx là duy vật lịch sử . Marx không chấp nhận 2 anh thổ dân ở đảo hoang của Ricardo . Marx không chấp nhận thí nghiệm xã hội để rút ra chân lý .
    Còn Karl Popper thí chú trọng đến các thí nghiệm xã hội . Cho rằng từ đó ta có thể tìm ra chân lý , vấn đề chỉ là kỹ thuật mà thôi .
    Không nói ai đúng ai sai , nhưng hiện nay thí nghiệm XH vẩn chưa phải là phương pháp nghiên cứu phổ biến . Hầu hết chúng ta dùng lịch sử kinh tế là chính .
    Marx có nhiều nét gần với kinh tế học hành vi , quan tâm đến biến đỗi và tương tác của chỉnh thể ( KT-CT) , chứ không đặt nặng khái niệm con người kinh tế .
    Ông quan tâm đến các giai cấp , các tập đoàn người hơn là những cá nhân đơn lẽ . Nói đúng ra là kinh tế học Marx-Lenin không có microeconomy , Marx gọi đó là môn kinh tế học tầm thường .
    Ngược lại , kinh tế học tư bản( neo-classical ) lại gây dựng từ hai anh thổ dân của Ricardo , nói cách khác là từ nhỏ đến lớn . Đây cũng là điểm giống nhau giữa Marx và Keynes. Tuy nhiên , sau này các Keynesian luôn muốn liên kết lý thuyết của Keynes với microeconomy , kể ra thì hơi đáng tiếc là có qúa ít nhà kinh tế muốn đi ngược lại hướng này .
    PS : Bàn về Marx thì hêt năm , key word ở đây là : làm thế nào để thoát khỏi khủng hoảng .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kiến thức của con người nhỏ như hạt cát. Hôm qua người ta còn không thể tin có hạt Higgs, hôm nay lại có. Ấy vậy nhưng nhiều con người không chịu học hỏi, không chịu nhìn thế giới biến chuyển, nhận thức biến chuyển... lại cắm đầu khẳng định tuyệt đối một học thuyết chưa bao giờ được vận dụng thành công. Giống như nhìn thấy bệnh nhân ung thư chẳng bao giờ nghĩ cách chữa cho khỏi nhưng ai điều trị cũng đứng ngoài bĩu môi và nói: "làm thế hỏng rồi, kiểu này chết chắc; bố tao bảo thế". Đấy là dốt.

      Marx có ý tưởng giống như bạn, giống như tôi có ý tưởng. Tại sao chúng ta phải kinh sợ và phục tùng Marx tuyệt đối? Đấy là nô lệ tư tưởng.

      Tôi hình dung Marx đang sống, theo dõi cuộc trao đổi giữa chúng ta và sẽ nói thế này: "Tao có gì ghê gớm đâu. Chúng mày toàn vẽ ra nhiều thứ chính tao cũng có nghĩ ra đâu. Tao cũng ngu bỏ mẹ. Dốt khoa học tự nhiên, thơ ca làm ra lại xé. Sao chúng mày thay vì tiếp tục phát triển suy nghĩ của tao trong bối cảnh mới lại nhất thiết phải cắm đầu cắm cổ bao biện cho tao?". Tôi tin là người như ông Marx sẽ nói vậy. Vì người có ý tưởng như ông ta sẽ không bao giờ bảo thủ và u mê cuồng dại.

      Làm thế nào thoát khỏi khủng hoảng ư? Khủng hoảng chẳng bao giờ tránh được cả. Thay vì hỏi như vậy nên hỏi làm thế nào để thịnh vượng và duy trì nó càng lâu càng tốt.

      Delete
  26. Toán lớp 5 thì hơi khó, ở đây có bài toán lớp 4, mời các bác giải thử xem sao, coi như giải trí tí chút, chứ không phải để test IQ đâu nhá:

    Hai người chạy thi từ A tới B, người thứ nhất chạy nửa quãng đường đầu với vận tốc x, nửa quãng đường sau với vận tốc y. Người thứ hai chạy nửa thời gian đầu với vận tốc x, nửa thời gian sau với vận tốc y. Hỏi ai đến đích trước?

    Đây là bài thi học sinh giỏi toán lớp 4 cấp thành phố cách đây mấy chục năm mà Kaufmann tôi có tham gia. Các bác cố tìm lời giải sao cho đứa bé lớp 4 cũng hiểu nhé, chứ đừng dùng phương trình này nọ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng là nhà quê. Chẳng trách dốt thế. Ít ra phải có x khác y, giả sử x>y. Giải nhé:

      Thằng sau đến trước. Có nhiều cách giải. Anh giải cách lớp 1 cũng hiểu đây.

      Thằng thứ 2 chạy nửa thời gian đầu với vận tốc cao hơn nên sẽ vượt quá nửa quãng đường. Gọi trung điểm là M, điểm vượt là N. Hai đầu đường là A và B. Chia quãng đường ra 3 đoạn AM, MN, NB.

      Bây giờ xét 2 thằng sẽ thấy:

      Trên AM cùng chạy vận tốc x, trên MN thằng thứ nhất chạy y thằng thứ 2 chạy x, đoạn NB cùng chạy vận tốc y. Do đó, thằng sau thắng đoạn MN.

      Thằng Kaufmann chắc đếch biết giải. Chẳng trách dốt thế.

      Delete
    2. Không chỉ x khác y mà x>y hay x<y vô cùng quan trọng. Nếu x<y thì thằng đầu đến trước. Chú Kaufmann học mót ở đâu cái đầu bài nhưng không hiểu bản chất nên thiếu dữ kiện. Y như việc chú học mót lý thuyết Marx vậy.

      Delete
    3. Anh đính chính xíu. Nếu x<y thì điểm N di chuyển sang trái điểm M. Lúc này chia 3 đoạn AN, NM và MB. Thằng sau vẫn về trước. Tóm lại chỉ cần x khác y vì kiểu gì thì thằng chia 2 nửa thời gian cũng thắng.

      Delete
    4. Chú Nặc danh này dám gọi tớ, một người không quen biết, là thằng, hơi vô học tí, nhưng tớ bỏ qua.

      Khá khen chú đã giải được bài toán lớp 4, có điều chú hơi bị láu táu. Chú tìm ra lời giải, sướng quá vội pốt lên thật nhanh, sợ người khác pốt trước. Pốt xong rồi, ngồi nghĩ lại chú bỗng toát mồ hôi khi chợt “phát hiện” ra sai sót tày trời: nếu x<y thì sao?

      Chú nghĩ ba chớp ba nhoáng, tưởng là khi đó đáp số sẽ khác. Vốn láu táu, lại sợ bị người khác chửi cho là dốt, chú cuống đít pốt tiếp. Pốt tiếp xong rồi, từ từ ngẫm nghĩ, chú mới ngã ngồi xuống đất khi hiểu ra pốt trước của chú là láo toét, he he he….

      Láu ta láu táu kiểu này đi làm chắc bị chửi suốt, nhể!

      Xin lỗi bác Giang vì đã đi lạc đề, chẳng qua muốn anh em đổi đề tài giải trí tí chút.

      Delete
    5. Haha thưa em Kaufmann, quan trọng là anh biết cách giải. Anh muốn mở rộng đầy đủ các khả năng và anh cũng biết sửa sai. Anh biết sửa sai tức là anh không giấu sai lầm. Đấy gọi là quân tử. Dốt như chú chắc chẳng bao giờ biết mình sai ở chỗ nào.

      Chú có biết tính xem thằng thứ 2 nhanh hơn thằng thứ nhất bao nhiêu thời gian không? Thử xem cái óc bã đậu của chú thế nào.

      Delete
    6. Cu Kaufmann trẻ con giáo điều chưa quen đương đầu với những vấn đề phức tạp đòi hỏi năng lực tự tư duy. Cho nên cu lấy một bài toán đố chắc thuộc dạng quá phổ biến trong thiên hạ nhằm tìm cách đùa anh. Anh đã giải rồi, vì nhẩm nhanh nên hơi lộn một chút ở phân x<y nhưng anh đã sửa sai ngay sau đó. Lời giải coi như không còn gì phải bàn. Không biết nó có giống với đáp án trong sách mà chú đã xem hay không. Anh chẳng quan tâm.

      Đó, bây giờ anh đố lại xem chú tính được thành về trước về nhanh hơn thằng về sau khoảng thời gian bằng bao lâu. Chú giải bài tổng quát rồi cho ví dụ cụ thể áp dụng công thức tổng quát cho anh. Hy vọng cho chú 3 ngày chú giải được mà không cần hỏi mẹ.

      Có nhiều bạn ở đây rât thông minh, có một số đã thi Toán, Lý quốc tế phổ thông chắc sẽ không vấn đề gì. Đề nghị các bạn biết không tham gia. Để thằng bé nó tự giải. ;)

      Delete
  27. Anh hẹn chú Kaufmann đúng 3 ngày có đáp án. Đề nghị trung thực, không nhờ vả ai giải hộ. Đây là bài toán hoàn toàn do anh tự nghĩ ra và đã có đáp án rồi.

    Nếu sau 3 ngày chú Kaufmann giải được anh sẽ quý chú, coi chú là bạn tốt. Bằng không, đề nghị chú im miệng và đừng bao giờ múa may ở đây nữa. Vì đã không đủ thông minh thì tốt nhất là học hỏi. Nhé!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Một bài toán kinh tế khó đến mức tưởng chừng không có lời giải như bài “tính lượng lao động trong một chiếc bút chì” mà tớ còn đưa ra lời giải trong nháy mắt, thì cái bài toán trẻ con chỉ để cho anh em relax này là cái gì mà chú Nặc danh định dọa tớ cơ chứ, thật buồn cười đến vãi đái đi mất. Lại còn phải dặn mấy bạn từng thi Toán, Lý quốc tế (như bạn Đỗ Quốc Anh chẳng hạn, tớ đoán bừa thế) đừng mách nước cho tớ nữa mới kinh chứ, he he he…..

      Để tớ đi toa lét xong sẽ đưa ra lời giải nhá…

      Tè xong rồi, bây giờ tớ đưa ra đáp án đây.
      Gọi độ dài AB là a, thì quãng thời gian chênh nhau giữa hai chú đó sẽ là:

      t1 – t2 = a(x-y)2 / 2xy(x+y)

      Chú Nặc danh thỏa mãn thú tính chưa nào?

      Nói vui tí, bài toán vớ vỉn này tớ cho mấy đứa em nhà quê của tớ làm từ cách đây vài chục năm rồi. Cũng chỉ để giải trí thôi. Thằng thiếu i-ốt nhất trong đám phải mất đến 10 phút mới giải xong, thằng này về sau chỉ học đến tiến sĩ kinh tế bên Nhật là hết đất.

      Delete
    2. Haha Kaufmann giải suýt đúng. Giải nhầm à hay lại nghe lỏm ai rồi? 0 điểm.

      Delete
    3. Chú ấy giải đúng đấy. Nhưng hơi chậm. Sòng phẳng mà nói cũng không đến nỗi nào. Lần sau có đố bài nào hãy tự cố nghĩ ra đầu bài, đừng lấy của người khác. Mấy thằng Nhật thì thiếu i-ốt rồi chú em. Không phải anh.

      Delete
  28. Hai bác làm em buồn cười qúa . Em không tham gia vụ lớp 5 , lớp 4 . Em dùng pt .
    Gọi là chiều dài quảng đường . t1 , t2 lần lượt là thời gian 2 bé . Ta có :
    t1 =x/0.5a + y/0.5a <=>t1= ( x+y) / 0.5a .
    x/0.5t2 + y/0.5t2= a , t2= (x+y)/0.5 a .
    Vậy hai bé chạy đến đích cùng nhau.

    ReplyDelete
  29. Đố bác nào không dùng máy tính mà giải được bài này :
    Gỉa sử GDP của Hoa Kỳ năm 1960 là là 3000$ , năm 1980 là 25000$ vậy trung bình mỗi năm kinh tế Mỹ tăng
    trưởng bao nhiêu phần trăm .
    PS : blog của bác Giang vui thật .

    ReplyDelete
  30. Replies
    1. Khoảng gần 7%/năm.

      Sau 20 năm GDP tăng 3.3 lần, tức là sau mỗi 10 năm tăng khoảng 1.8 lần, sau mỗi 5 năm tăng khoảng 1.35 lần, hay tăng trưởng 35% sau mỗi 5 năm. Vậy mỗi năm tăng trưởng trung bình gần 7%.

      Những cái này có thể ước tính rồi dùng giấy bút kiểm tra, hiệu chỉnh, không cần dùng máy tính.

      Delete
    2. Ý, mắt toét nhìn 8.3 thành 3.3, thành ra sai bét.

      Khoảng gần 14%/năm mới đúng.

      Sau 20 năm GDP tăng 8.3 lần, tức là sau mỗi 10 năm tăng khoảng 2.9 lần, sau mỗi 5 năm tăng khoảng 1.7 lần, hay tăng trưởng 70% sau mỗi 5 năm. Vậy mỗi năm tăng trưởng trung bình gần 14%.

      Delete
    3. Trước giờ tôi chỉ đọc mọi người viết. Tôi nhận thấy thằng Kaufmann này nhà quê thật. Vừa dốt vừa hão. Dối trá và lấp liếm như Cuội.

      Delete
  31. Sorry tôi tạm khoá chức năng comment cua entry này lại vài ngày để các bạn bớt nóng đầu. Nếu bạn nào cần comment nội dung của entry này thì email trực tiếp cho tôi. Rất mong các bạn cân nhắc khi viết các comment không liên quan đến nội dung blog, đặc biệt các comment có tính công kích cá nhân không được welcome ở đây.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.