Monday, June 11, 2012
Quick notes
Đi vắng mấy tuần mà có bao nhiêu việc xảy ra, quan trọng nhất có lẽ là PMI tháng 5 của VN tiếp tục suy giảm và NHNN cắt lãi suất thêm 2 lần nữa, may là chưa thấy chính phủ úp mở gì về một gói kích cầu như năm 2009. Thêm một tổng công ty Vina nữa sụp đổ, không biết lần này có liên quan đến chủ nợ nước ngoài nào không. Ngoài lý do tham nhũng, vụ sụp đổ của 2 Vina vừa qua có lẽ còn do corporate governance quá yếu kém (tôi sẽ viết thêm về vấn đề này sau). Một số quick notes liên quan đến các câu hỏi gần đây:
- Những bạn hỏi tôi xin số liệu nên đọc lại entry này. Riêng về những yêu cầu xin số liệu từ Datastream xin lỗi là tôi không thể giúp được vì lý do bản quyền. Những số liệu từ Datastream mà tôi công bố lên đây đều có thể lấy được từ GSO.
- Một số bạn hỏi về exchange rate pass through nên tham khảo bài này của ECB. Theo tôi biết đã có khá nhiều nghiên cứu về ERPT ở VN, ít nhất tôi biết anh Nguyễn Quốc Hùng (từng có bài trên blog này) đã nghiên cứu về vấn đề này, các bạn chịu khó search.
- Một số bạn hỏi có cách nào tính được số liệu GDP monthly hay không, hay nói rộng hơn có cách nào tính được một chuỗi số liệu có tần số cao hơn (monthly, weekly) từ chuỗi có tần số thấp (quarterly, annually) hay không. Câu trả lời là có nhưng những chuối số liệu thứ cấp đó không thể/không nên dùng làm input cho các mô hình kinh tế vì information content trong đó không được tăng lên mà chỉ là ước lượng.
- Một bạn hỏi về vấn đề Hi lạp rút ra khỏi EMU, tôi vừa nghe một podcast của NPR về vấn đề này. Hoá ra hồi đầu thế kỷ 20 ở châu Âu đã có một liên minh tiền tệ sử dụng một đồng tiền chung (Austro-Hungarian crown) với gần chục quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất liên minh này tan rã và các nước lần lượt phải quay về đồng tiền cũ của mình. Cách mà họ làm là đóng một con dấu đặc biệt lên đồng Austro-Hungarian crown đang lưu hành và sau một thời gian nhất định chỉ những đồng tiền có đóng dấu mới được lưu hành trên vùng lãnh thổ nhất định. Hi lạp nếu rút ra khỏi EMU chắc cũng phải thực hiện phương án này (kết hợp với capital control).
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Bác cho cháu hỏi là: Nếu không có GDP theo thàng thì cháu thay bằng CPI được ko ? (cháu đang xét xem GDP có ảnh hưởng đến xnk may mặc của VN sang Nhật Bản-database theo tháng) Vì vậy,cũng cần GDP theo tháng nhưng tìm hoài ko có. Bạn cháu nói, cháu nên thay thế bằng CPI. Nhưng cháu sợ thầy sẽ không chấp nhận mà cứ buộc phải GDP...!
ReplyDeletemình nghĩ việt nam ít khi công bố GDP theo tháng, ở các nước khác họ thường công bố theo quý, Việt Nam thường theo năm. Còn chỉ số CPI thì thường công bố theo tháng, mà mình thấy đề tài của bạn GDP cỏanh hưởng đến xnk may mặc của VN sang Nhật Bản không thấy cũng hơi vô lý. Vì GDP là biến phụ thuộc thì làm gì nó có tác động đến các biến độc lập. Chắc là bạn bị nhầm phải không?
DeleteGDP và CPI là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nên bạn không thể thay cái này cho cái kia được.
DeleteCảm ơn Bác Giang và Unknown. Vì mình có đọc một vài bài báo nói về mqh giữa export, FDI, và GDP nên mình đang xem phải chăng GDP có mqh với export...?. Vậy là buộc phải là buộc phải dùng GDP rồi. Khổ là toàn bộ giữa liệu đang chạy theo tháng.
Delete"Thêm một tổng công ty Vina nữa sụp đổ, không biết lần này có liên quan đến chủ nợ nước ngoài nào không. Ngoài lý do tham nhũng, vụ sụp đổ của 2 Vina vừa qua có lẽ còn do corporate governance quá yếu kém"
ReplyDeleteKhông phải quá yếu kém đâu bác àh. cháu nghĩ là sự quản lý của các tập đoàn kinh tế nhà nước là quá tốt ấy chứ. các tập đoàn chế tạo như vinashine hay vinaline gánh vác trong nó những hệ thống tổ chức cồng kềnh hoạt động theo kiểu bè phái, trộm cắp,hối lộ, tham ô mà nó vẫn tồn tại suốt quãng thời gian khó khăn qua quả là một điều kì diệu mà khó mà có công ty tập đoàn nào trên thế giới có thể làm được.
tuy nhiên cũng không thể không nhìn vào thực tế là các quan trức điều hành đang vung vãi tiền thuế của người dân, những khoản vay nước ngoài rồi bắt người dân lai lưng ra mà mà trả nợ. có thể so sánh nhà nước như một con bò sữa mà các doanh nghiệp nhà nước tha hồ sâu sé bẹ sữa mát lành và người dân như cỏ rác ngày ngày nuôi con bò sữa đó.
tự trung lại vấn đề ở đây có lẽ đã vượt ra ngoài tất cả các lý thuyết kinh tế và quản lý. cho nên khó mà có bất kì cách thức kinh tế nào có thể ngăn chặn được sự suy thoái của các tập đoàn kinh tế việt nam. khi mà tham nhũng dưới mọi tầm mức, vẫn còn đã đang và sẽ lan chàn như một loại bệnh dịch khủng khiếp ăn mòng mọi giá trị mà nó chàn qua.
Bạn cần phân biệt giữa corporate governance với corporate management. Vấn đề mis-management như bạn và nhiều người đã nói rất quan trọng, nhưng governance yếu kém cũng là một lý do các tập đoàn Vina sụp đổ. Không chỉ ở VN, Enrol, Worldcom sụp đổ cũng vì corporate governance yếu kém.
DeleteĐúng là anh Giang lúc nào cũng cập nhật và rất chất lượng. Em biết trogn nước có ông thầy, hình như dạy ở đại học kinh tế - luật, tên Khánh thì phải hay lấy bài của anh Giang để nổ với sinh viên...Nghe đứa em học kể lại và từng chứng kiến 1,2 lần mà em chỉ biết cưới. Đã là học hàm tiến sĩ mà sao không thể nghiên cứu à? Mà phải đi lấy bài người này người kia, không dẫn nguồn rồi lên mặt với người học...thật đáng buồn!
ReplyDelete@Anonymous June 11, 2012 11:57 PM
ReplyDelete(xin phép a Giang ngoài lề note một chút)
Theo ý kiến cá nhân mình bạn nên nghĩ tích cực hơn một chút. Việc người này lấy bài của người khác để đi dạy là chuyện ai cũng làm, dù là tiến sĩ gì cũng thế vì mỗi người chỉ nghiên cứu 1 góc nhỏ thôi, còn môn học thì đề cập đến nhiều vấn đề. Ngoài ra thì người Việt (kể cả đã từng đi học nước ngoài) vẫn rất hay mắc lỗi "đạo văn không chủ ý", tức là không có ý ăn cắp đâu mà theo thói quen là quên dẫn nguồn thôi. Nhất là trong khuôn khổ bài giảng thì lại càng dễ dãi bỏ qua. Nếu ông thầy có lấy bài trên blog để giảng lại cho bọn em thì cũng là tốt đấy chứ vì nó cập nhật. Còn trước khi nghĩ ông thầy thế này thế nọ, liệu đứa em của em có thể đóng góp cho ông thầy bằng việc hỏi kiểu như "thầy ơi, có phải cái thầy vừa nói đang được bàn luận trên blog giangle không?" thay vì trên lớp thì im lặng rồi về nhà lại nghĩ xấu về nhau, và buồn.
Mình thích anh Giang ở điểm là luôn dẫn nguồn, chịu lắng nghe, giữ lại những comments đóng góp và luôn nhận khuyết điểm khi mình sai. Một điều này tưởng như nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn, đó là khi viết sai, anh Giang luôn gạch ngang và viết lại từ mới kế bên, chứ không bỏ từ viết sai đó. Nếu suy nghĩ kỹ về việc này sẽ thấy cái hay.
ReplyDeleteGiáo dục không phải là làm cho sinh viên huyễn hoặc, và mơ mộng như nhiều giảng viên đang làm. đôi khi không hiểu các bác đó lên giảng đường dạy mà cứ đem chuyện này chuyện kia ra nổ để làm gì...Thiết nghĩ, muốn nổ cũng được, nhưng nên nổ với những người cùng vai vế hoặc tủôi tác, thay vì cứ mỗi lần đi dạy lại nổ với sinh viên để thỏa mãn cái tôi của mình.
Vấn đề kinh tế thì đau đầu lắm
ReplyDeleteBác Giang cho cháu hỏi, mối liên hệ giữa GDP và CPI là như thế nào ạ?
ReplyDeleteNăm 2009 và 2010, bất ổn kinh tế toàn cầu tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế (năm 2009, GDP tăng 5,32%, CPI tăng 6,88%, trong khi năm 2010, con số tương ứng là 5,83% và 9,54%. Năm 2011, GDP tăng 5,89%, CPI tăng trên 18%)(GS.TSKH Nguyễn Mại, 2012).
Đọc đoạn này làm cháu khó hiểu, năm 2010 so với 2009 thì chỉ số cao hơn nhưng tác giả là bảo là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Bạn chịu khó search mấy bài tôi viết về Phillips curve nhé.
Delete