Friday, September 11, 2009

Privatization


Tôi đang tìm hiểu về SCIC thì đọc được tin này: trong sáu tháng đầu năm 2009, doanh thu của công ty này là 1039.17 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 868 tỷ. Tính ra profit margin của SCIC hơn 80%, có thể nói là siêu lợi nhuận. Tuy nhiên được biết chức năng chính của SCIC là quản lý phần cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Trong 1-2 năm lại đây, SCIC bắt đầu bán ra cổ phần của nhà nước ở những công ty trong các lĩnh vực không quan trọng, có lẽ vì thế doanh thu của SCIC khá cao. Còn lợi nhuận cao như vậy thì chỉ có thể giải thích được một cách duy nhất đó là khi giao tài sản (phần cổ phần của nhà nước sau khi doanh nghiệp được cổ phần hóa) cho SCIC quản lý, số tài sản đó bị undervalued khá nhiều. Do đó sau này khi bán ra SCIC có lời rất lớn vì số tài sản đó "tăng giá" mạnh.

Trước đây đã có nhiều nghi ngờ rằng nhiều doanh nghiệp khi cổ phần hóa đã được định giá thấp nên những người mua được cổ phần ở đó (đa phần là lãnh đạo của các doanh nghiệp đó và các cơ quan chủ quản) được hưởng lợi từ sự undervaluation này. Với mức độ siêu lợi nhuận của SCIC, có thể thấy những nghi ngờ đó hoàn toàn có cơ sở và có thể ước tính rằng trước đây khi cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp đã bị đánh giá thấp xuống đến 80%. Nếu SCIC có mức lợi nhuận như vậy thì có thể expect những người đã mua được cổ phần khi các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trước đây cũng có mức siêu lợi nhuận tương đương. Và nên nhớ đa số các doanh nghiệp mà SCIC bán ra là những doanh nghiệp không thuộc loại quan trọng hay chiến lược, nghĩa là khi cổ phần hóa nhà nước thường không giữ hơn 50%. Vậy thì phần lớn số siêu lợi nhuận do cổ phần hóa đã rơi vào túi của một số ít người may mắn mua được cổ phần của các công ty đó, chí ít là 868 tỷ cho 66 doanh nghiêp SCIC bán cổ phần trong 6 tháng vừa qua.


4 comments:

  1. các nhà kinh tế học, tiêu biểu như Leibenstein cũng chỉ ra rằng khi 1 nền kinh tế do nhà nước quản lý thì sẽ bị X-inefficiency. Tức là quản lý 1 cách thiếu hiệu quả. Một công ty tư nhân chỉ thuê với một nửa công nhân viên so với một công ty nhà nước thì vẫn có hiệu suất như nhau. Như vậy thì công ty do nhà nước quản lý thì sẽ gặp tình trạng "cha chung không ai khóc." Thế thì cái cost của society là một phần lớn cổ phần sẽ lọt vào tay 1 số cá nhân nào đó, nhưng cái benefit là các công ty đó sẽ trở nên hiệu quả hơn nhiều, và không còn phải là gánh nặng cho ngân sách nữa. Theo tôi thì có lẽ cái phần benefit nó cao hơn cái phần cost, bác Giang nhỉ.

    ReplyDelete
  2. @Evil Economy: Tôi không phản đối cổ phần hóa, đó là việc cần làm và cần làm càng nhanh càng tốt. Nhưng quá trình cổ phần hóa có thể làm tốt hơn những gì các SOE đã làm, ít nhất là giảm bớt transfer tài sản của nhà nước, mà thực ra là của dân, vào tay một số quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp.

    ReplyDelete
  3. Chau khong phai la nguoi co kien thuc sau rong ve kinh te, nhung cho phep chau co y kien nhw sau:

    May bai gan day, co ve bac Giang hoi chinh tri hoa hoac dinh kien chinh tri hoa cac van de, nhwng van de bac neu ra van rat dung, nhwng tw twong co phan hoi bai bac.

    Cho chau co gop y the nay:

    Economic ecadamic pro nen tham gia vao cac van de chuyen mon sau hon va sau hon nua, con viec ho lam, minh chi ra cai dung cai sai mot cach ro rang, ho khong nghe thi chiu, minh cu lam nhwng gi minh nghi, trung dung, hoc thuat, boi vi trong chinh sach con nhieu cai lam, chau cung khong biet nhieu, vi du nhw dwong tau dien ngam ha noi, biet la kha thi, tuy ton kem nhwng sao khong lam, ...

    Bac cho chau hoi ve nghien cuu thi trwong VANG (GOLD) den hien tai co the tham khao o dau, y chau la no co tac dong den cac thi truong tai chinh va tien te ntn

    Cam on bac ve nhung chi dan rat chinh xac va rat chuyen mon

    ReplyDelete
  4. @The Son: Vấn đề giá vàng bác không biết nguồn tài liệu academic nào về ảnh hưởng của nó vào tiền tệ và kinh tế/tài chính nói chung. Theo hiểu biết của bác, đây là một khiếm khuyết quan trọng của kinh tế học.

    Cháu nhận xét đúng về các định kiến chính trị trong một số bài viết của bác. Cám ơn cháu đã nói và góp ý rất thẳng thắn. Tuy nhiên có 3 điểm cần nêu ra.

    Thứ nhất trên một blog cá nhân có nên/cần có định kiến chính trị hay không? Bác nghĩ cái này là quyền/sở thích của mỗi người.

    Thứ hai, ngay cả khi không có ý định đưa ra định kiến chính trị cá nhân, liệu bàn về các vấn đề kinh tế xã hội có thể tránh được chính trị hay không? Bác nghĩ là không.

    Thứ ba, ngay cả khi người viết cố tình tránh, liệu unconciously các bài viết về kinh tế xã hội có thể vẫn bị ảnh hưởng bởi định kiến chính trị hay không? Bác nghĩ là có.

    Cho nên chắc cháu sẽ còn thấy các định kiến chính trị của bác trong các bài viết khác về VN. Bác biết như vậy sẽ không có lợi về một số mặt, nhưng không phải lúc nào con người cũng rational như các nhà kinh tế giả định :-)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.