Thursday, September 17, 2009

Negative swap spread


John Jansen (Across the Curve) đã viết về vấn đề này từ tháng 10/2008. Đã có một số giải thích cho hiện tượng này nhưng tôi chưa thấy cách giải thích nào hoàn toàn thuyết phục vì vẫn phải dựa vào short squeeze hay liquidity constraint, tuy có thể đúng nhưng không academic. Hôm qua Jansen link đến một giải thích của Jayanth Varma, khá dài dòng và rối rắm nhưng có một ý mới mà tôi modify đi để đưa ra cách giải thích dưới đây.

Trong một swap contract, giả sử bạn đồng ý pay fixed rate f lấy variable rate v trong khoảng thời gian từ 1 đến n, nghĩa là pay f n lần và expect sẽ nhận được v(1),v(2),...,v(n-1),v(n). Nếu bạn expect v(1)<v(2)<.....<v(n-1)<v(n), f sẽ nằm trong khoảng giữa các variable rates đó. Điều này có nghĩa là bạn chấp nhận bị "lỗ" trong thời gian đầu khi f>v(1),v(2),... để sau này "có lời" khi f<v(n),v(n-1),...

Tuy nhiên nếu có rủi ro đối tác của bạn sẽ default hoặc phá sản giữa chừng, nghĩa là hợp đồng swap sẽ bị hủy khi chưa hết hạn thì khả năng giai đoạn "có lời" sau này sẽ nhỏ lại. Do đó bạn sẽ chỉ chấp nhận lỗ ít hơn trong thời gian đầu để bù cho rủi ro bị default đó, nghĩa là chỉ chấp nhận trả f'<f. Khi counterparty risk càng tăng cao f' sẽ càng giảm và đến một lúc nào đó có thể nhỏ hơn "risk free" yield của trái phiếu chính phủ có cùng thời hạn.

Như vậy trái với intuition, khi counterparty risk tăng cao và Libor thấp thì long-term swap spread có thể negative.


2 comments:

  1. Bác không có khả năng dịch tiếng Anh hay cố ý dùng những từ ngữ như: yield, swap spread, negative...?

    ReplyDelete
  2. @Anonymous: Có nhiều từ tôi không biết/không chắc dịch ra tiếng Việt như thế nào. Nhưng nhiều trường hợp tôi không dịch vì "lười", gõ từ tiếng Anh nhanh hơn là ngồi ngẫm xem dịch sang tiếng Việt thế nào cho đúng. Cho nên nói cố ý thì cũng không hẳn, nhiều khi chỉ là thói quen. Bác thông cảm nếu những từ tiếng Anh làm bác khó chịu.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.