Saturday, October 4, 2008

Ideology vs Pragmatism

Mỹ vẫn được coi là "thiên đường" hay "thế giới" tự do, không chỉ so với các nước cộng sản mà còn so với châu Âu già cỗi. Tuy nhiên cả về mặt học thuật lẫn chính sách kinh tế (chứ không phải chính sách xã hội), châu Âu dường như vẫn conservative hơn (theo nghĩa đề xướng thị trường tự do và hạn chế can thiệp của chính phủ). Về mặt học thuật điển hình là Austrial school của châu Âu có lẽ vẫn cứng rắn hơn nhiều so với Chicago school của Mỹ. Về mặt chính sách điển hình là Taylor rule của Fed so với Inflation targeting của ECB và BoE.

Một trong những lý giải về đặc điểm này của Mỹ là tính thực dụng của người Mỹ (pragmatism). Người Mỹ trong những hoàn cảnh đặc biệt có thể bỏ ideology của mình để cứu vãn tình hinh. Ví dụ điển hình là những gì đang diễn ra trong vụ giải cứu hiện thời. Trong khi đó châu Âu có vẻ conservative hơn (theo nghĩa bảo thủ) trong việc bảo vệ ideology. Khi Paulson đưa ra kế hoạch giải cứu cách đây 2 tuần và đề nghị châu Âu cùng tham gia, cà Sakozy và Merkel đều lên tiếng dè bỉu.

Nhưng có lẽ châu Âu không còn giữ được ideology lâu nữa, nhất là sau khi Fortis đã được quốc hữu hóa tối qua.

Update (13/10/2008): Thêm một số thảo luận về ideology vs pragmatism.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.