Friday, October 17, 2008

Stages

Brad DeLong có một tóm tắt các giai đoạn của cuộc khủng hoảng rất đáng đọc. Tôi bổ sung thêm một số sự kiện và ngày tháng đáng nhớ:

A. Tháng 08/2007 đến 12/2007: Khi BNP Paribas tuyên bố phong tỏa 2 hedge funds của mình, market hiểu rằng thời điểm phải trả giá đã đến. Libor-OIS và Ted spread lập tức nhảy vọt, credit market sụt giảm nghiêm trong. Cũng ngay lập tức ECB/BoE rồi Fed bơm liquidity vào market để cứu nguy. Đây là giai đoạn DeLong cho rằng các central banks nghĩ rằng đây là cuộc khủng hoảng liquidity nên chỉ cần cấp đủ liquidity là khắc phục được. TAF ra đời trong giai đoạn này khi Fed thấy các ngân hàng không có khả năng tham gia các repos thông thường để nhận thêm liquidity. (Update 20/10: Anna Schwartz cũng cho rằng Bernanke đã sai lầm khi cho rằng đây là một liquidity crisis.)

B. Tháng 1/2008 đến tháng 3/2008: Giai đoạn này Brad DeLong cho rằng các doanh nghiệp bắt đầu sợ deflation nên Fed cắt mạnh lãi suất. Theo tôi đây không phản ánh đúng những gì xảy ra. Thực sự trước tháng 6 tình hình inflation ở Mỹ vẫn rất nguy hiểm và nhiều người còn tranh luận về khả năng inflation sẽ vượt khỏi tầm kiểm soất vì Fed cắt lãi suất quá nhanh. Ngay bản thân các thành viên của FOMC cũng không đồng thuận về việc cắt lãi suất. Ba lần cắt lãi suất trong giai đoạn này đếu có 2 thành viên bỏ phiếu chống, một điều hiếm khi xảy ra trong lịch sử Fed.

Theo tôi giai đoạn này Fed đã nhận thấy vấn đề không ở liquidity nữa mà thực sự là subprime losses đã đánh thẳng vào profitablity của các financial institutions. Do vậy giá cổ phiếu của các công ty này, ví dụ Bear Stearns, sụt giảm nghiêm trọng. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các công ty này raise capital để bù lỗ. Do đó Fed phải cắt lãi suất để trấn an thị trường.

C/D. Từ tháng 3/2008 đến đầu tháng 9/2008: Lúc này nguy cơ suy thoái kinh tế đã lộ ra, vì Fed đã cắt lãi suất quá nhiều nên Treasury phải giúp sức bằng kế hoách $180bn tax rebate. Đồng thời là vụ bailout Bear Stearns để trấn an thị trường. Trong thời gian này nổi bật nhất là giai đoạn 2 monoline insurers lớn nhất (MBIA và Ambac) bị downgrade mất AAA rating. Điều này rất quan trọng vì tất cả bonds, CDO, MBS được các công ty này bảo hiểm cũng tự động bị downgrade nên mất giá. Do qui định mark-to-market nên tất cả các công ty tài chính nắm giữ các loại công cụ tài chính này phải write down, tạo thành một làn sóng thua lỗ trong Q2/2008. Bị nặng nhất trong giai đoạn này là Freddie và Fannie, đến cuối tháng 6 thị trường gần như tin chắc rằng chính phủ sẽ phải bailout 2 GSOs này.

Đầu tháng 7, Paulson có một câu nói nổi tiếng là nếu QH giao cho ông ta một khẩu bazooka thì khả năng phải sử dụng nó sẽ thấp hơn nếu chỉ giao một khẩu súng lục. Kết quả là QH giao cho Paulson bazooka, tức là quyền được bailout Fannie và Freddie. Tuy nhiên Paulson đã sai khi cho rằng thị trường sẽ ổn định sau khi Fannie và Freddie được giải cứu. Trên thực tế chính việc bailout Bear Stearn và Fannie/Freddie đã tạo ra moral hazard cho Lehman, Wamu và AIG. Trong tháng 7 và tháng 8, Lehman đã có nhiều lần từ bỏ các phương án capital injection từ các công ty khác, AIG và Wamu cũng vậy.

Đến khi Lehman phá sản, Paulson mới nhận ra rằng không thể để AIG ra đi theo vì thị trường không thể chịu được 2 cú shock cùng lúc. Cũng có người cho rằng cả Fed và Paulson không cứu Lehman là để cảnh báo thị trường không nên dựa vào moral hazard.

E. Từ 15/9/2008 đến 29/09/2008: Lúc này Paulson đã nhận thấy sai lầm khi để Lehman phá sản vì không ngờ cuộc khủng hoảng lại rất nhanh chóng lây sang châu Âu nên đã đưa ngay ra kế hoạch $700bn mua toxit assets. Cùng với việc cấm short selling, bảo đảm cho tất cả MMF, kế hoạch ban đầu của Paulson có mục đích trấn an thị trường là chính. Nhưng đây cũng là một sai lầm nữa của Paulson vì không ngờ bị giới economists và politician phản ứng dữ dội. Đến khi market nhận ra rằng kế hoạch này sẽ bị QH ngăn lại thì phản ứng rất tiêu cực, Wamu phá sản, Morgan Stanley và Wachovia đứng trên bờ vực thẳm. Ngay cả Goldman Sachs cũng bị đe dọa. Lập tức Bernanke cho phép MS/GS biến thành commercial banks để có thể bơm liquidity trực tiếp và tiếp tục trấn an thị trường. Có lẽ sự xuất hiện của Warren Buffet và Mitsubishi/Citygroup cũng là những cố gắng của Paulson mua thêm thời gian.

F. 3/10/2008 - hiện tại: QH Mỹ thông qua Paulson's plan đã được sửa đổi theo các gợi ý của các nhà kinh tế. Nhưng cuối cùng Paulson lại thực hiện Gordon Brown's plan. Quan trọng hơn là châu Âu và G7 đã đồng thuận trong việc phối hợp giải cứu hệ thống tài chính (cùng cắt lãi suất, cùng bảo đảm cho hệ thống ngân hàng). Tình hình đã lắng dịu trở lại nhưng Ted spread vẫn còn rất cao chứng tỏ credit crunch vẫn chưa qua khỏi. Có lẽ thị trường còn đợi giải quyết nối hậu quả của Lehman và Wamu trong tháng 10. Trong lúc đó tình hình kinh tế đã tệ đi thấy rõ, cả IP lẫn retail sales, employment đều cho thấy nền kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái.

G. Cuối 2008 - 2009: Sẽ phải có một fiscal stimulus lớn nữa để vực dậy nền kinh tế.

1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.