Thursday, April 8, 2010

Sophomore


Sau vụ Mankiw bị giới econblog chê bai vì đưa ra một kết luận khá lạc lõng về tax burden của Mỹ, đến lượt Joseph Stiglitz bị Krugman ám chỉ có trình độ kém cả một sophomore (sinh viên năm thứ 2) kinh tế. Stiglitz trong khi lập luận bảo vệ cho TQ về vấn đề undervalued RMB đã nói nâng giá RMB không giải quyết được trade deficit cho Mỹ mà bản thân Mỹ phải cải thiện saving rate. Lập luận này dựa trên đẳng thức (identity) này trong macro: S-I=X-M, nghĩa là current account (X-M) trùng với sự thiếu hụt của domestic saving (S) cho nhu cầu đầu tư trong nước (I). Stiglitz cho rằng nếu người Mỹ không tăng tỷ lệ saving thì dù đồng RMB có tăng giá cũng không làm giảm X-M được.

Krugman vẽ đồ thị dưới đây để chỉ ra sai lầm của Stiglitz. Nếu RMB tăng giá và điều này làm giảm M của Mỹ, GDP sẽ tăng vì M có negative contribution trong GDP kể cả khi các thành phần khác trong GDP (C, I, G, X) không thay đổi. Do vậy ngay cả nếu saving rate không đổi, S cũng sẽ tăng vì S tỷ lệ với GDP, dẫn đến S-I giảm tăng và current account deficit giảm.



Update (9/6): Ryan Avent (Free Exchange) bảo vệ Stiglitz, cho rằng Krugman hiểu sai ý Stiglitz.

Update (15/4): Mankiw lại tiếp tục bị phê phán vì một blog entry bàn về tax.


8 comments:

  1. Có chỗ này chắc bác Giang viết nhầm ạ: "...S cũng sẽ tăng vì S tỷ lệ với GDP, dẫn đến S-I giảm và current account deficit giảm.".

    ReplyDelete
  2. @Anonymous: Đúng là tôi nhầm thật, thanks.

    ReplyDelete
  3. Cháu nghĩ ý của Krugman chỉ có thể áp dụng được về mặt ngắn hạn, còn về mặt dài hạn thì economy phải trong tình trạng không có full-employment. Nếu suy từ Mundell-Fleming model thì khi Mỹ áp tariff lên TQ, demand của net exports của Mỹ sẽ tăng, tạo áp lực tăng giá USD so với Renmibi. Vì TQ fix tỉ giá nên sẽ làm cho tác động ngược trở lại: đẩy Renmibi tăng giá và ép giá trị USD xuống. Như vậy nếu theo model thì net export (NX) của Mỹ sẽ tăng, trong khi NX của TQ sẽ giảm --> tăng GDP của Mỹ và giảm GDP của TQ - một hình thức counterbalance lại việc TQ giữ Renmibi thấp. Nhưng cháu nghĩ đây là về mặt ngắn hạn - sticky price. Nếu hiện thời Mỹ đang trong tình trạng không có full-employment thì về mặt dài hạn vẫn không thành vấn đề vì ta xem như GDP của Mỹ tăng trở về full-employment. Nhưng nếu hiện thời giả sử Mỹ đã full-employment rồi thì trong tương lai output về mặt dài hạn không phụ thuộc vô nominal variables, price buộc phải tăng, output giảm ngược trở lại vị trí cũ dẫn đến giảm saving. Trong trường hợp này vì Mỹ đang vẫn còn chưa full-employment nên chắc là Krugman có lý. Không biết cháu suy như vậy có hợp lý không?

    ReplyDelete
  4. @Anonymous: Cháu nói đúng, lập luận của Krugman hay của các Keynesians khác chỉ đúng trong ngắn hạn khi nền kinh tế bị đẩy ra khỏi long-run equilibrium (full employment). Nhưng như Keynes đã nói "In the long run we are all dead", cho nên Keynesians chỉ quan tâm đến short run. Những chính sách ảnh hưởng đến long run phần lớn liên quan đến ideology hơn là quan điểm kinh tế, vd healthcare reform vừa rồi của Obama.

    ReplyDelete
  5. Anh Minh cho em hỏi quan niệm của trường phái kinh tế Áo về vấn đề bất đối xứng thông tin, họ giải quyết như thế nào nếu không sử dụng những quy định của nhà nước bắt buộc các công ty phải công bố thông tin trên TTCK?

    Thanks anh.

    ReplyDelete
  6. DTM viết:

    Vấn đề bất đối xứng thông tin là cấp độ 1 của human's incomplete knowledge (or human's ignorance). Ở cấp độ này private information dẫn đến người có nó có thể khai thác để hưởng lợi, gây thiệt hại cho người khác. (Stiglitz là sư phụ của khoản này).

    Cấp độ thứ hai là bounded rationality. do giới hạn về thời gian và chi phí tìm kiếm thông tin nên tôi không thể thu thập được đầy đủ thông tin. Tôi bắt buộc phải quyết định trong điều kiện thiếu thông tin. Hậu quả của bounded rationality người ra quyết định phải chấp nhận sai lầm, vừa làm vừa sửa. (H. Simon là sư phụ về khoản này).

    Cấp độ thứ ba là sheer ignorance. Ngay cả tôi có đầy đủ thông tin nhưng cách diễn giải thông tin của tôi hoàn toàn sai lầm (theo nghĩa không match với diễn giải của người khác). Hậu quả tương tự như bounded rationality, phải chấp nhận sai lầm, vừa làm vừa sửa (Hayek, Lachmann là sư phụ về cái này).

    Giải pháp nói chung cho các vấn đề ignorance của con người là dựa vào rule hay institution. Institution có vai trò bù đắp sự thiếu hụt tri thức cho con người và ngăn cản các hành vi cơ hội chủ nghĩa.

    Sự khác biệt giữa trường phái Áo và các trường phái khác (đặc biệt insitutional economics) là về vai trò của nhà nước trong việc hình thành và enforce rule/institution. Các trường phái khác nhấn mạnh vai trò của nhà nước. Trường phái Áo thì không. Trường phái Áo cho rằng thị trường có thể hình thành và chọn lọc các rule hiệu quả hơn so với nhà nước.

    Với case về TTTK như Duy Linh đưa ra thì các qui tắc hoạt động của thị trường chứng khoán để hạn chế vấn đền bất đối xứng thông tin như công bố thông tin, kiểm toán, đánh giá - xếp hạng, trừng phạt gian dối etc. thì theo tôi hiểu đều hình thành trước khi nhà nước luật hóa.

    Sự khác nhau chỉ có vậy.

    ReplyDelete
  7. Thật là sai làm lớn khi nói RMB giảm giá mà k giải quyết dc vấn đề thâm hụt của Mỹ ! Trừ khi là Mỹ và China k giao thương với nhau =))

    ReplyDelete
  8. @DTM: Tôi thiên về quan điểm rules định hình behaviours của institutional economics. Thị trường có thể có nhiều equilibria và lựa chọn rule nào sẽ đưa xã hội đến một equilibrium tương ứng.

    Ngoại trừ trường hợp các bác trường phái Áo cho rằng chỉ có một equilibrium duy nhất (là Pareto efficient) thì tôi nghĩ các bác cũng phải nghĩ đến một cơ chế nào đó để xã hội có thể chuyển từ một inferior equilibrium lên một equilibrium tốt hơn. Chẳng lẽ khi biết mình đang ở một equilibrium tồi mình cứ ngồi đợi khi nào có một cái external shock đủ lớn để thị trường react đẩy mình ra khỏi cái equilibrium đó?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.