Monday, July 11, 2011

OMO


Bảng số liệu dưới đây là thống kê hoạt động OMO do NHNN công bố trên website của mình. Rất tiếc từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011 NHNN không update số liệu trên web nên tôi chỉ thu thập được số liệu từ đầu tháng 5 đến nay. Nhìn vào phần tôi highlight xanh trong bảng số liệu này có thể thấy rất rõ khoảng 2 tuần trước khi NHNN giảm lãi suất OMO từ 15% xuống 14% số lượng thành viên dự thầu và khối lượng giao dịch giảm rõ rệt, có phiên chỉ có hơn 50 tỷ trúng thầu. So với các giai đoạn trước và sau phần highlight có thể thấy giới ngân hàng đã "án binh bất động" trong 2 tuần đó, có thể vì họ đã biết lãi suất OMO sẽ giảm nên không ai dại gì giao dịch trừ khi họ có nhu cầu liquidity cấp bách. Nếu bạn để ý 2 ngày đầu tháng 5 trước khi lãi suất OMO tăng từ 14% lên 15% cả khối lượng lẫn số thành viên dự thầu đều cao đột biến. Có chăng các quyết định về lãi suất OMO đã bị leak cho một số ngân hàng trước khi được NHNN chính thức công bố?



20 comments:

  1. Để ý, phiên ngày 17/06, duy nhất 1 thành viên dự thầu, với 30 tỷ được đấu thầu.
    Em nghĩ không riêng gì OMO, trong những nghiệp vụ khác, NHTM đều có thể biết trước khi văn bản được đưa ra thị trường.

    ReplyDelete
  2. 1. Thanh khoản tốt lên sau khi SBV tăng cường Tái cấp vốn với LS thấp: 14% vs 15% trên OMO, trong khi kỳ hạn dài hơn. Quan trọng là Refinancing đi vào đúng mục tiêu là các NHTM thực sự khó khăn. Điều này giảm áp lực trên OMOs. Khi giảm LS OMO (7day) xuống ngang với refinancing rate, xu hướng tăng hoạt động OMO cũng bình thường. Đặc biệt, LS 14% là tương đương với LS interbank cùng kỳ hạn (trong khi mức 15% đã duy trì cao hơn LS liên NH trong hơn 1 tháng)
    Có một điểm đặc biệt là, phiên Gbond auction ngày 19/6 đã có tới gần 18 nghìn tỷ tham gia bidding 3000 nghìn tỷ bond!(bid to cover ratio ~ 6x!!!) - "Tiền" rất nhiều!
    2. Leaking ở VN là chuyện bình thường! Như chú Giang "dự đoán"!

    ReplyDelete
  3. @Nghiatq: Cám ơn bạn đã clarify. Tôi không thể hiểu tại sao NHNN lại để refinancing rate thấp hơn OMO rate. Điều này vừa ngược đời vừa rất dễ dẫn đến tiêu cực vì các NHTM sẽ "chạy" để được vay với refinancing rate.

    ReplyDelete
  4. Hơ, mặc dù ở các nước phát triển việc NHTW cho các NHTM vay lại (Tái chiết khấu bằng 1 loại giấy tờ có giá gì đó, tùy nước nhưng đều thường là Gbonds, ở Việt Nam có thêm hồ sơ tín dụng - tái cấp vốn) và phải công bằng với tất cả ngân hàng (dựa trên việc phân tích từng ngân hàng), nhưng có lẽ ở Việt Nam hơi khác xíu, NHNN tái cấp vốn có chủ đích, nghĩa là thích TCV cho em nào thì cho. Tình hình hiện tại thì sẽ TCV cho mấy em yếu thanh khoản nhất (và thường ngân hàng nhỏ - yếu vì khó huy động - khó huy động vì thương hiệu - thương hiệu không tốt lại liên quan quản trị - quản trị liên quan đến rốc rễ...), nên mấy thằng nhà giàu có muốn TCV cũng không được, do đó để refinacing rate thấp hơn OMO chắc cũng không sao.
    Hơn nữa, theo quy chế TCV, tổ chức tín dụng chỉ tái cấp vốn khi thực sự khó khăn thanh khoản (hoặc được NHNN chủ đích như nêu trên) và rất dễ bị NHNN kiểm soát chặt chẽ... Nói chung điều kiện để TCV thường không dễ

    ReplyDelete
  5. Tiến: Cho em hỏi chú Giang và các bạn về các loại lãi suất, có mấy loại lãi suất vậy và theo thứ tự thì cái nào lớn hơn cái nào, vì sao. Vì em thấy, có lãi suất huy động, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, OMO, lãi suất cơ bản....Lãi suất nào lớn hơn phụ thuộc vào rủi ro đúng k?

    ReplyDelete
  6. @Tiến: trên nguyên tắc thứ tự như sau (tôi đã giải thích trên blog này một vài lần rồi, vd ở đây):

    OMO<=liên ngân hàng<=tái chiết khấu<=tái cấp vốn (cùng maturity)

    Trên thực tế (trên thế giới) tái chiết khấu/tái cấp vốn có thể thấp hơn liên ngân hàng vì các NHTM không muốn bị mang tiếng phải xin "tái cấp vốn", nhưng không bao giờ thấp hơn OMO.

    NHNN VN còn có lãi suất cơ bản và lãi suất thấu chi qua đêm không phổ biến trên thế giới. Theo logic thì lãi suất thấu chi (overdraft) phải lớn hơn tái cấp vốn, còn lãi suất cơ bản nhân với 1.5 (trần lãi suất cho vay) phải lớn hơn tất cả các loại lãi suất còn lại.

    ReplyDelete
  7. Tôi có nghi ngờ việc đấu giá thành công của GBond đợt đầu và trung tuần tháng 6 có liên quan đến quy định hạ tỷ lệ cho vay phi SX < 22%.

    GBond được sử dụng như một công cụ để đảo nợ (chủ yếu là bất động sản)

    Cách đây 2 tuần NHNN thông báo trúng thầu đấu giá trái phiếu với tỷ lệ rất cao, với khối lượng lớn. Sau đó 1 tuần thì thông báo lãi suất OMO giảm. Có cảm giác việc chiết khấu các trái phiếu này rất đúng "mục tiêu". Đặt mình vào vai trò của các bác ở NHNN thì cũng phải "sáng tạo" ra công cụ để đảm bảo "mệnh lệnh hành chính" dư nợ phi sx <22%
    anh giang có ý kiến gì về hiện tượng này ko? Any way it is my own conspiracy theory. Các bác có thể cho biết cơ sở để NHNN xác định tỷ lệ dự nợ phi sx là 22% vào 30/6 và 16% vào cuối 2011
    p/s: em đã viêt 1 bài về vấn đề này nhưng sau khi refresh ko thấy đc post lên.
    aphong

    ReplyDelete
  8. Em không hiểu lắm về Tái chiết khấu và tái cấp vốn là cung cấp thanh khoản qua TPCP và GTCG . vậy loại GTCG nào Omo sẽ cấp thanh khoản cho các NHTM,....

    nếu đã tái CK va tái cấp vốn trước thì theo cơ chế trên thì còn GTCG nào để vay thi truong OMO???, vậy lãi suất OMO k dc coi là lãi suất chính sách.

    Cau hỏi ngu muội quá , mong các thầy thông cảm

    ReplyDelete
  9. Bác Giang giải đáp giúp em: sao trên đồ thị này thứ tự lại là OMO > Tái chiết khấu > Tái cấp vốn ạ ?
    http://4.bp.blogspot.com/-3WAVIQbxnJo/ThKkLYOPHII/AAAAAAAAAJM/e10rca3d-Zw/s1600/LaiSuat-Vietnam.JPG

    ReplyDelete
  10. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  11. Tôi có nghi ngờ việc đấu giá thành công của GBond đợt đầu và trung tuần tháng 6 có liên quan đến quy định hạ tỷ lệ cho vay phi SX < 22%.

    GBond được sử dụng như một công cụ để đảo nợ (chủ yếu là bất động sản)

    Cách đây 2 tuần NHNN thông báo trúng thầu đấu giá trái phiếu với tỷ lệ rất cao, với khối lượng lớn. Sau đó 1 tuần thì thông báo lãi suất OMO giảm. Có cảm giác việc chiết khấu các trái phiếu này rất đúng "mục tiêu". Đặt mình vào vai trò của các bác ở NHNN thì cũng phải "sáng tạo" ra công cụ để đảm bảo "mệnh lệnh hành chính" dư nợ phi sx <22%
    anh giang có ý kiến gì về hiện tượng này ko? Any way it is my own conspiracy theory. Các bác có thể cho biết cơ sở để NHNN xác định dư nợ phi sản xuất < 22% vào 30/6 và 16% vào cuối 2011

    ReplyDelete
  12. Ls TCV thấp hơn so với OMOs theo cháu thấy có một số lý do (mặc dù ngược đời!):
    1.Không phải NHTM nào của VN cũng có nhiều GTCG (Gbond, St bond), sân chơi OMO chủ yếu là của NHTM lớn, mạnh về bond, vì khi tham gia, hệ thống OMO tự động “khớp lệnh” và theo số lượng bond tham gia đăng ký.
    2.NHTM nhỏ hoặc ít bond thường không “chen chân” được trên OMO (trong khi họ mới thực sự cần), khi có những cú sock thanh khoản (dù là nhỏ) phải vay lại từ NHTM nào tham gia OMO được, đẩy Ls Liên NH lên cao.
    3.NHTM nhỏ, tiếp cận thanh khoản (funding) kém, được “đánh dấu” là một trong những ngòi nỗ cho cuộc đua Ls trên thị trường, và kéo theo các NHTM lớn hơn (ngay cả thanh khoản tốt) vào cuộc.
    4.SBV cố tình Setup Ls TCV thấp hơn OMO (14% vs 15%) trong khoảng thời gian ngắn ngủi vừa rồi (và theo cháu biết là...duy nhất từ trước đến giờ, vì thông thường thì spread khoảng 1%) là một tính hiệu hỗ trợ cả về số lượng cấp vốn và cả về Ls cho NHTM khó khăn này (cầm cố bộ hồ sơ tín dụng để vay, đặc biệt là Hồ sơ tín dụng của các khoản vay phục vụ nông nghiệp, hỗ trợ XK, công nghiệp phụ trợ,..) – Cũng có thông tin trong một thời gian ngắn SBV đã cấp vốn tới khoảng 70 nghìn tỷ!
    5.Hình như sau “phi vụ” giải cứu đúng chỗ này, thanh khoản hệ thống được cân đối và phân bổ lại, Ls Liên NH cũng giảm rõ rệt, những NHTM nào thừa thanh khoản thì không tham gia (nhiều) để cho vay liên NH (do Ls LNH giảm khoảng gần một nữa so với lúc trước), thay vào đó, có thể tìm đến kênh bond (tận dụng yield đang cao và có xu hướng giảm)
    6.Tiêu cực chắc...cũng có, vì Refinancing là xét duyệt thủ công, chứ chưa nói đến LS thấp hơn Ls OMO trong thời gian qua!

    ReplyDelete
  13. (From Trần Vinh Dự)
    Bảng của bác rất hay. Bác cho em cái link dẫn tới nguồn trên trang của NHNN được không? Em lọ mọ mãi vẫn không tìm ra. Không hiểu thế nào nữa. Thanks bác.

    ReplyDelete
  14. @Trần Vinh Dự: bác vào địa chỉ dưới đây (URL hơi bị khủng) sẽ có công bố kết quả các phiên đấu thầu OMO gần nhất. Trước đây tôi phải collect số liệu từ các bảng này vài ngày một lần khi SBV update, gần đây các bác ấy đã tabulate sẵn và có thể download được nhưng không đầy đủ thông tin bằng các bảng biểu hàng ngày (thiếu số thành viên dự thầu).


    http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/lY_LDoIwFES_xS_ogKXAsvLoQyIiEpEN6cIYjIAL4_eLLI2gzl1Ozs0ZUpHhOvNozube9J25kpJUrEZIfTd2KERsu1DpLspyHtq5xYb-yOpAcEndBBA6C6CEzj26sgA4f9GpDH0oT6-TvbVdaoFf6InejtgX-vDaOu8-fpgIxxv_wX7GYPSbNaRkI_v2RG5tUZRo1IXyxROQsK-W/dl3/d3/L3dDb0EvUU5RTGtBISEvWUZSdndBISEvNl9GMkE2MkZIMjA4NDAzMEk0RTlRT0dWSlI3Ng!!/

    ReplyDelete
  15. hi, vấn đề OMO ngoài TCTD có GTCG đủ để chiết khấu, họ còn xem lãi suất interbank như thế nào (lãi suất các bank chào nhau), nhu cầu của họ thế nào rồi mới quyết định có tham gia OMO hay không. Nếu các bác chú ý, khối lượng cung qua OMO vừa rồi rất thấp và tỷ lệ trúng thầu cũng rất thấp, vừa rồi tỷ lệ trúng chỉ khoảng 6-10% thôi, SBV cung ra nhỏ giọt lắm.

    ReplyDelete
  16. Bác Giang ơi, cháu muốn tìm số liệu về bơm hút ròng qua omo của VN nhưng cháu đã tìm trên SBV và WB nhưng không thấy.Bác có thể giúp cháu được không ạ.

    ReplyDelete
  17. Trên website của SBV có số liệu OMO, tôi chỉ không biết có đủ hay không thôi. Ngoài nguồn đó tôi không biết chỗ nào có thể tìm được số liệu bạn cần.

    ReplyDelete
  18. Thông tin OMO có thể tìm từ chương trình Reuters Xtra mà các banks hay cty chứng khoán hay sử dụng

    ReplyDelete
  19. Chú ơi cho cháu hỏi, muốn tìm số liệu bơm/ hút ròng tiền trên thị trường mở của NHNN thì tìm ở đâu, Nếu có thể giúp cháu với

    ReplyDelete
  20. Bạn chịu khó đọc lại các comment bên trên nhé.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.